Về thực hiện quản lý nước theo lưu vực sông

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 177 - 179)

- Xây dựng các điều luật và

6.2.2.Về thực hiện quản lý nước theo lưu vực sông

Trước khi có Luật Tài nguyên nước, tại Việt Nam chưa có tiền đề cho việc quản lý nước theo lưu vực sông.

Luật Tài nguyên nước năm 1998 trong điều 64 đã đặt cơ sở về mặt luật pháp cho việc thực hiện quản lý lưu vực sông. Tuy nhiên, trong Luật Tài nguyên nước và Nghị định 179/199/NĐ-CP mới quy định việc quản lý lưu vực sông cần tổ chức thực hiện đối với các lưu vực sông lớn như lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long. Trên các lưu vực sông này thành lập các Cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông với các chức năng chủ yếu là:

− Lập trình duyệt và theo dõi việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông, đảm bảo quản lý thống nhất quy hoạch kết hợp với địa bàn hành chính.

− Thực hiện việc phối hợp với các cơ quan hữu quan của các Bộ, ngành và

sông và trong việc lập, trình duyệt và theo dõi việc thực hiện các quy hoạch lưu vực sông nhánh.

− Kiến nghị giải quyết các tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực sông.

Và cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông là cơ quan sự nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Thực hiện quy định của luật Tài nguyên nước, Năm 2002 Bộ Nông nghiệp & PTNT quyết định thành lập 3 Ban quản lý quy hoạch các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long. (Quyết định số 39/200/QĐ/BNN-TCCB ngày 9/4/2001). Điểm nổi bật của các Ban này là chỉ có chức năng về lập và theo dõi việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông mà chưa có chức năng về quản lý nước.

Liên quan đến vấn đề sử dụng nước, Ban QLQH lưu vực sông Hồng - Thái Bình chỉ tham gia dưới hình thức rất thấp là kiến nghị giải quyết tranh chấp về nước trên lưu vực sông mà thôi. Về mặt tổ chức, Ban QLQH lưu vực sông Hồng- Thái Bình gồm một Trưởng ban (cấp Thứ trưởng), một Phó ban (cấp Vụ trưởng), và các ẹy viên bao gồm lãnh đạo các Cục, Vụ (trong và ngoài Bộ) có liên quan và lãnh đạo các Sở TN&MT các tỉnh. Văn phòng là cơ quan sự nghiệp đặt tại Viện QHTL, Viện trưởng Viện QHTL kiêm chánh văn phòng. Văn phòng sử dụng biên chế và kinh phí của Viện QHTL.

Có một thực tế là Ban quản lý Quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình thành lập đã được 3 năm nhưng chưa triển khai được các hoạt động như chức trách và nhiệm vụ được giao bởi vì về mặt thể chế còn một số điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế

thí dụ như:

- Đã sau 3 năm thành lập nhưng đến nay vẫn chưa có được một cơ chế cụ thể cho hoạt động của Ban quản lý Quy hoạch sông Hồng - Thái Bình.

- Việc đặt văn phòng tại Viện QHTL và ông Viện trưởng Viện QHTL kiêm chánh văn phòng cũng như văn phòng sử dụng biên chế và kinh phí của Viện QHTL đã khiến cho Ban QLQH sông Hồng - Thái Bình lập ra còn mang nặng tính hình thức, khó có được các hoạt động độc lập và ngược lại các hoạt động của Ban bị lệ thuộc vào Viện QHTL.

- Điểm nóng và là đòi hỏi của thực tế hiện nay đối với các lưu vực sông trong đó có cả sông Hồng và Thái Bình là vấn đề nâng cao hiệu quả của quản lý và sử dụng nước, chống ô nhiễm và suy thoái nguồn nước trên lưu vực sông, nhưng nhiệm vụ của Ban quản lý quy hoạch sông Hồng - Thái Bình mới chỉ là lập quy hoạch lưu vực sông và theo dõi thực hiện quy hoạch này. Vì thế việc thành lập Ban QLQH sông Hồng - Thái Bình phù hợp với Luật Tài nguyên nước nhưng chưa đáp ứng với đòi hỏi của thực tế cũng như yêu cầu của các địa phương nhất là trong lĩnh vực quản lý nước.

Thực tế cho thấy cần phải cải tiến về mặt thể chế đặc biệt là việc kiến nghị sửa

đổi Luật Tài nguyên nước để bổ sung thêm chức năng quản lý tài nguyên nước cho cơ

quan quản lý lưu vực sông hơn là chỉ quản lý quy hoạch lưu vực sông như là Luật tài nguyên nước 1998 đã ban hành. Việc cải tiến tổ chức lại các Ban quản lý cả ba lưu vực sông nói trên cho phù hợp với thực tế thì mới có thể thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước các lưu vực sông đạt được hiệu quả tốt.

Kể từ năm 2002 Bộ Tài nguyên Môi trường được thành lập và gánh trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nhưng trách nhiệm quản lý lưu vực sông vẫn

thuộc Bộ Nông nghiệp &PTNT. Để khắc phục tồn tại trên, đế́n 2007 chức năng quản lý lưu vực sông đã được Chính phủ chuyển giao cho Bộ Tài nguyên Môi trường.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 177 - 179)