L ượng nước nềnYêu cầu nước
4) Khung luật pháp và thể chế
3.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ /KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông sau khi được phê duyệt cần phải tổ chức thực hiện trong thực tế. Vì thế việc theo dõi thực hiện quy hoạch và đánh giá kết quả của việc thực hiện qua từng giai đoạn là cần thiết, qua đó có thể có những sự hiệu chỉnh và bổ sung nếu thấy cần thiết để kết quả thu được một cách tốt nhất.
Việc đánh giá cần tập trung vào các kết quả về phát triển kinh tế xã hội đạt được và hậu quả môi trường của việc thực hiện các biện pháp và giải pháp đã đề xuất trong quy hoạch qua mỗi giai đoạn.
Để giúp cho việc đánh giá, cần xây dựng và thực hiện một chương trình giám sát trên lưu vực sông nhằm quan trắc các số liệu cần thiết về các lĩnh vực trên. Chương trình giám sát đưa ra các số liệu cần quan trắc, phương pháp đo đạc số liệu, nguồn tài chính để thực hiện chương trình.
Để trợ giúp cho quản lý lưu vực sông, cần xây dựng hoặc áp dụng các mô hình toán quản lý lưu vực sông, mô hình trợ giúp ra quyết định và vận dụng vào công tác quản lý, và dựa vào các mô hình này cũng đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện thông qua các kết quả mô phỏng và tính toán của mô hình.
Câu hỏi ôn tập chương 2
1.Để quản lý lưu vực sông trên phương diện của cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương, theo anh (hoặ̣c chị) phải xúc tiến làm những công việc gì là chủ yếu. Hãy giải thích rõ lý do và nói rõ nội dung các công việc đó ?
2.Giải thích mục đích, ý nghĩa và các nội dung cần làm khi lập quy hoạch tổng hợp cho một lưu vực sông lớn. Sản phẩm cuối cùng của quy hoạch phải đưa ra được bao gồm những gì ?
3.Anh hay chị hiểu thế nào về các từ chiến lược, chính sách, giải pháp, phương án dùng trong lập quy hoạch lưu vực sông. Bằng những cách nào để có thể xác định
được giải pháp về khai thác và sử dụng nước của một quy hoạch phù hợp với điều kiện lưu vực sông được lập quy hoạch ?
4.Tại sao phải đánh giá các hoạt động trên lưu vực sông và các nội dung đánh giá ? Đánh giá các hoạt động giúp gì cho công tác quản lý lưu vực sông ?
Tài liệu tham khảo chương 3
1. Ủy ban thế giới về đập (WDC), 2002, Đập và phát triển - Một khuôn khổ mới cho quá trình ra quyết định, Nhà xuất bản Xây dựng, 1-85383-798-9.
2. Ban thư ký Ửy hội sông Mê Kông (MRC), 2001, Tài liệu đào tạo Môi trường, Chương trình đào tạo Môi trường của MRC, các khóa học A, B, C, D, E, F, 2002. 3. Donna I. Lee, 1995, Review of Intergrated Aproaches to river basin planning, development, and Management. World bank Policy Research Working paper No. 1446. 4. IWMI, 2000, Intersectoral Management of River Basins, Proceedings of the Regional Workshop on Intergrated Water Management in Water- Stressed River Basins in Developing Countries, Loskop Dam, South Africa 16-21 Oct 2000,
5. Isobel W. Heathcote, 1998, Integrated Watershed Management, Principle and Practice, New York 1998. ISBN 0-471-18338-5.
6. Van Beek E., 2000. River basin management and planning: Keynote paper for internatinal Workshop on River basin management, The Hague 27-29 October 1999. 7. Mostert E. Van Beek E., 1999, River basin management and Planning, Keynote paper for International Workshop on River basin Management, 27-29 Oct. Nederlands Congress Centre, Churchillplein 10, The Hague, 27-29 Oct. 1999.
8. WCD, 2000, River basin management its Role in major water Infrastructure Projects, Executive summary, Draft 8 Jan., 2000.
9. Bandaragora D. J. 2000, A Framework for institutional analysis for water resources management in a River basin context, Working paper 5, IWMI, ISBN 92- 9090-423-2.
Chương 4 : MÔ HÌNH QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG 4.1. KHÁI NIỆM MÔ HÌNH QUẢN LÝ LƯU VỰC SÔNG
Quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp so với phương thức truyền thống nhưđã trình bày trong chương 2 có những tiến bộ rất rõ rệt và nó phải giải quyết các mối liên hệ phức tạp theo nhiều chiều. Hơn thế nữa, quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông lại phải xem xét đầy đủ các mối liên quan đó trên toàn bộ không gian của lưu vực sông với cả các quy tắc về thể chế chính sách cũng như luật pháp quản lý nước. Bài toán quản lý ngày nay thực sự rất phức tạp và yêu cầu giải quyết lại rất cao, nhất là phải đáp ứng các yêu cầu của phát triển bền vững cho cả các thế hệ tương lai.
Con người khó có thể giải quyết bài toán tổng hợp đa chiều đó nếu không có sự
trợ giúp của những công cụ tính toán, những phương pháp tính toán có tính khoa học và
độ chính xác cao. Đó là lý do của việc phát triển nhanh chóng phương pháp mô hình toán trong quản lý tài nguyên nước của lưu vực sông trong những năm gần đây, đáp
ứng yêu cầu phát triển của thế giới hiện đại.
Mô hình toán quản lý lưu vực sông là bước phát triển mới của phương pháp mô hình toán học trong lĩnh vực thủy văn và tài nguyên nước với nhiều thành tựu nổi bật trong nửa cuối của thế kỷ XX. Mô hình quản lý lưu vực sông đã kế thừa những tinh hoa của các mô hình mô phỏng dòng chảy lưu vực từ mưa, đã sử dụng rất hiệu quả trong tính toán và dự báo các quá trình dòng chảy, lũ và cạn của lưu vực sông và với một phạm vi rộng hơn, nó đã liên kết và đề cập những khía cạnh mới của bài toán quản lý tổng hợp tài nguyên nước nên đã trở thành công cụ trợ giúp không thể thiếu cho những người quản lý và kỹ thuật trên các lưu vực sông hiện nay.
Trong chương này sẽ trình bày những nét chủ yếu về mô hình toán ứng dụng cho quản lý nước trên lưu vực sông và tổng hợp về một số mô hình thông dụng giúp cho chúng ta có các cơ sở tiếp cận và ứng dụng những thành tựu này vào trong công việc thực tế hàng ngày.