L ượng nước nềnYêu cầu nước
2. Xác đị nh các nguồn nước thải xả vào sông
4.3.1. nghĩa của vấn đề phân tích phương án quy hoạch và quản lý TNN
Những người quản lý nước và quản lý lưu vực sông thường phải tham gia vào quá trình ra quyết định trong các bài toán thực tế về quy hoạch hay quản lý tài nguyên nước của lưu vực sông. Trong các trường hợp đó, người quản lý luôn đứng trước việc phải lựa chọn giữa các phương án quy hoạch hay quản lý sử dụng nước khác nhau. Chọn phương án sử dụng nước này hay phương án khác là câu hỏi luôn đặt ra cho những người quản lý trong mọi công việc và hoạt động thường xuyên trong quá trình tham vấn và ra quyết định.
Làm sao có được một sự lựa chọn đúng đắn để đạt được mục tiêu của việc quy hoạch và quản lý đã đặt ra? Đây là một câu hỏi nhưng cũng là yêu cầu đối với người ra quyết định và không được có sai lầm đối với những người được giao trọng trách chủ
chốt. Cơ sở của việc lựa chọn này là việc phân tích đểđưa ra sự lựa chọn và quyết định
đúng đắn. Người làm quy hoạch và ra quyết định phải xem xét các yêu cầu và các khía cạnh liên quan thông qua một quá trình phân tích đánh giá chi tiết nhằm tiến tới việc lựa chọn phương án.
Nói chung phạm vi, tầm cỡ và thể loại của các phương án nêu lên trong các kế
hoạch quản lý lưu vực sông thường bị hạn chế bởi phương pháp tiếp cận cũng như quá trình xây dựng và ra quyết định nhiều khi còn đơn giản và phiến diện, chưa phù hợp và chưa đáp ứng yêu cầu phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án cần thiết phải thực hiện.
Trong thực tế cũng có không ít những nghiên cứu để đưa ra các chương trình chính sách về sử dụng nước của lưu vực sông, đưa ra các các dự án chủ yếu lại là những nghiên cứu còn có những hạn chế về kinh tế, kỹ thuật và nhất là về mặt môi trường.
Trước tiên cần phải nhấn mạnh rằng sự lựa chọn phương án phải dựa trên đánh giá toàn diện các phương án, chính sách, thể chế và kỹ thuật với sự tham gia không phải chỉ người quản lý mà của tất cả những bên có lợi ích có liên quan.
Lấy thí dụ về sự lựa chọn cho việc có cần xây dựng thêm một đập nước lớn nữa trên một lưu vực sông hay không? Vấn đề này nếu xem xét một cách toàn diện không phải là đơn giản và để lựa chọn, người quản lý phải xem xét rất nhiều vấn đề liên quan
đến các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật và cả môi trường phức tạp của lưu vực sông, dự đoán xu thế phát triển tương lai của lưu vực sông.
Hiệu quả kinh tế của việc xây dựng các đập nước có thể thấy rõ được thông qua các lợi ích to lớn về kinh tế có thể ước tính được cho phát triển xã hội tại khu vực. Tuy nhiên, một hồ chứa trong những điều kiện cụ thể nhất định cũng có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về xã hội và môi trường là điều đã thấy trong thực tế.
Trên thế giới hiện nay còn không ít các tranh cãi đã được nêu lên trong việc quyết định xây dựng các đập và hồ chứa nước lớn, thí dụ như là liệu việc xây dựng đập có phải là lời giải đáp phù hợp nhất đối với nhu cầu hoặc mục tiêu phát triển hay không? Và liệu bản thân những nhu cầu và mục tiêu đó đã được xác định một cách
đúng đắn chưa? Trong một số trường hợp thực tế, mục tiêu của một số dự án đã không
được làm rõ, nhất là trong tương quan với các mục tiêu phát triển rộng lớn hơn ở cấp
địa phương và quốc gia. Trong những trường hợp khác, quyết định xây đập được quyết
định trước khi xem xét nhiều các phương án khác nhau, hoặc quyết định xây dựng đập chỉ chủ yếu dựa trên sự hậu thuẫn mạnh mẽ của một bộ phận có quyền lực quyết định.
Điều này khiến cho việc phân tích đánh giá các phương án và sau đó là lựa chọn phương án đã không được thực hiện một cách đầy đủ. Việc không phân tích đánh giá các phương án chiến lược một cách nghiêm túc ngay trong giai đoạn đầu của xây dựng dự án thường dẫn đến một số tranh chấp và việc đi đến quyết định cuối cùng bị kéo ra trong một thời gian dài.