Các biện pháp công trình

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 73 - 75)

L ượng nước nềnYêu cầu nước

2.4.4.1. Các biện pháp công trình

Biện pháp công trình bao gồm các loại như là:

- Xây dựng hệ thống đê, kè, đập mỏ hàn, đập hướng dòng,... để bảo vệ chống sạt lở bờ sông cũng như bồi lắng trong sông.

- Xây dựng các hồ chứa làm nhiệm vụ phòng lũ ở trung và thượng lưu của lưu vực sông để phòng chống và giảm nhẹ lũở hạ lưu sông.

- Xây dựng các công trình phân lũ và khu chứa lũđể phân lũ khi cần thiết nhằm bảo vệ vùng hạ lưu khi nguy cơ lũđặc biệt lớn có thể xảy ra.

- Cải tạo nạo vét lòng sông, kênh dẫn hoặc vùng cửa sông để tăng khả năng thoát lũ cho sông.

Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp xây dựng các đập phòng chống lũ là biện pháp thường được sử dụng và có hiệu quả nhất trong thực tế. Những đập lớn được sử dụng để kiểm soát lũ bằng cách trữ một phần nước lũ trong hồ chứa và sau đó xả

nước từ từ theo thời gian để làm chậm hoặc kiềm chế lũ khi xuất hiện đỉnh lũ. Biện pháp này có thể làm giảm tối đa các trường hợp tổ hợp lũ bất lợi xảy ra trên các nhánh sông, thí dụ như các đỉnh lũ lớn trên các nhánh sông đều xuất hiện trùng nhau. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hồ chứa phòng lũ có tác dụng làm giảm tần suất vỡ đê và khiến cho biện pháp này có thể lấn át những biện pháp phòng chống lũ khác. Vì thếđể đánh giá những lợi ích của phòng chống lũ thường dựa trên mức độ làm giảm diện tích ngập lụt và ngăn chặn những tổn thất về người, những ảnh hưởng tới xã hội, ảnh hưởng tới sức khỏe và tài sản, và những tổn thất kinh tế do ngập lụt gây ra.

Hồ chứa Aswan trên sông Nin của Ai Cập là một thí dụ về một hồ chứa nước lớn có vai trò phòng lũ lớn cho vùng hạ lưu. Hồ chứa này có thể tích tới 1,5 lần dòng chảy trung bình năm của sông Nin và có thể bảo vệở mức độ cao cho phần hạ lưu sông Nin chỉ bằng cách đơn giản là giữ toàn bộ nước lũ trong hồ. Đập Tarbela cũng có khả năng

điều tiết khoảng 16% dòng chảy năm của sông Indus và có thể làm đỉnh lũ tiểu mãn ở

sông Indus giảm xuống 20%.

Tại Việt Nam hồ chứa Hòa Bình cũng là một hồ chứa kết hợp phòng lũ và phát

điện rất lớn của thế giới nhằm giảm đỉnh lũ cho Hà Nội và khu vực đồng bằng hạ lưu sông Hồng. Các hồ khác ở nước ta thì dung tích phòng chống lũ bé nên khả năng giảm lũ cũng chỉ trong một mức nhất định.

Nhật Bản là một trong những nước đứng đầu về xây dựng hồ chứa nước lớn trên thế giới và phòng chống lũ cũng là một mục tiêu chủ yếu của nhiều hồ chứa của Nhật. Theo ước tính có khoảng 50% dân số nước Nhật sống trong những vùng bị đe dọa ngập lụt và lũ lụt trên thực tế đã ảnh hưởng tới 80% dân số trong thời gian 10 năm vừa qua. Sông Chikugo ở huyện Kyushu phía Nam nước Nhật có diện tích lưu vực là 2860 km2.và sông chính dài 143 km, trong trận lũ năm 1953 gây vỡđê ở nhiều nơi gây ra tổn thất lớn trong vùng (147 người chết, khoảng 74000 ngôi nhà bị ngập lụt, và một phần năm diện tích lưu vực đã bị ngập). Để giảm nhẹ lũ lụt đã xây dựng đập Mastubara và Shimuoke sau đó để chống lũ và phát điện. Trong trận lũ năm 1982 đập Matsubara đã làm giảm 64% lưu lượng đỉnh lũ từ 2900 xuống 1040 m3/s giảm thiệt hại rất đáng kể cho khu vực hạ lưu. Những hạn chế của việc sử dụng hồ chứa phòng chống lũ Việc sử dụng hồ chứa phòng lũ ngoài lợi ích mang lại của việc làm giảm ngập lụt còn có hạn chế đó là làm tăng mối đe dọa vỡ đập đối với những cộng đồng sống ven sông khu vực hạ lưu. Mặc dù rất hiếm, nhưng tình trạng vỡ đập cũng đã từng xảy ra và thường là do những trận bão bất thường và khi xảy ra vỡđập thì những cộng đồng sống

ở khu vực hạ lưu thường sẽ bị ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Việc xảy ra vỡ đập cũng còn do những sai sót trong quy hoạch, thiết kế và xây dựng. Thí dụ nhưđã xảy ra trường hợp đập bị vỡ hoặc hư hại do các sai sót trong thiết kế tràn xả lũ, hoặc các cửa van xả lũ bị hỏng do vấn đề cơ khí vào những thời điểm quan trọng không đảm bảo vận hành được.

Cũng có những trường hợp vận hành xả nước trong thời gian cao điểm của nhà máy thủy điện đã làm cho mực nước sông dâng lên đột biến ở khu vực hạ lưu gây nên

những tổn thất về người khi những biện pháp cảnh báo cho người dân sống ở hạ lưu không có hiệu quả hoặc không được chú ý. Lũ cục bộ có thể gây ra tình trạng tương tự

khi cửa cống được mở ra để xả nước xuống hạ lưu vào thời điểm mưa nhiều. Vấn đề

nghiêm trọng này đã xảy ra ở Nigeria do việc cảnh báo cho dân cư chậm và lũ lụt đã tràn qua khoảng 200 xã, làm ngập 1500 ngôi nhà và giết hại hơn 1000 người.

Những điểm hạn chế khác của việc xây đập phòng chống lũ như là:

- Chi phí đảm bảo hoàn thành bảo vệ chống lại tất cả các trận lũđặc biệt cao. - Hiệu quả của những biện pháp công trình giảm theo thời gian do sự tích tụ của phù sa bồi lắng ở đáy sông và hồ.

- Lũ có nhiều lợi ích ở những lưu vực sông khác nhau và việc loại bỏ hoặc giảm lũ tự nhiên dẫn tới những tổn thất những chức năng hệ sinh thái quan trọng ở hạ lưu, cũng như những tổn thất đối với đời sống của những cộng đồng sống phụ thuộc vào lũ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)