Thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 33 - 35)

Tổng hợp xuyên ngành

1.4.4. Thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Khuôn kh chung để thc hin QLTHTNN

Chuyển đổi từ quản lý nước theo phương thức truyền thống sang phương thức tổng hợp cũng tương tự như chúng ta cải tiến hoặc thay đổi một ngôi nhà cũ thành một ngôi nhà mới với những yêu cầu cao hơn về công năng cũng như thẩm mỹ và tiện dụng hơn cho sinh hoạt, ăn ở của con người, chỉ có điểm khác ở chỗđây là ngôi nhà cho thực hiện các hoạt động khai thác và sử dụng nước. Khuôn khổ hay khung của QLTHTNN cũng như bộ khung của ngôi nhà, biểu thị trong hình 1-4 trong đó ghi nhận khuôn khổ

chung của QLTHTNN bao gồm ba thành phần chính là:

− Môi trường chính sách và luật pháp (môi trường quyền năng). − Khung thể chế (các quy định về tổ chức và quản lý).

− Các công cụ quản lý.

Ba thành phần trên tạo thành nền tảng của hệ thống tổ chức và thực thi quản lý tài nguyên nước. Để thực hiện QLTHTNN chúng ta phải từng bước xây dựng bộ khung này bằng việc cải tiến hoặc xây dựng mới từng bộ phận của ba thành phần trên từ cái nền của khung quản lý truyền thống cũ, sao cho có sự phù hợp, có đủ sức mạnh và độ

bền vững để làm nền tảng cho việc thực hiện trên thực tế.

Môi trường chính sách thiết lập hệ thống các quy tắc cho quản lý nước để xác

định những gì phải quản lý trong thực tế và với mỗi lĩnh vực cần quản lý thì quản lý như thế nào?

Các chính sách và luật pháp của quản lý nước truyền thống nói chung không đủ đảm bảo cho việc thực hiện QLTHTNN. Vì thế môi trường chính sách và luật pháp phải được bổ sung, cải tiến hoặc xây dựng mới phù hợp với yêu cầu của QLTHTNN. Nó là thành phần không thể thiếu để đảm bảo quyền của tất cả các thành phần tham gia trong quá trình thực hiện, bao gồm các chính sách và luật pháp của quốc gia, của các tỉnh hay lưu vực sông, tạo điều kiện cho những thành phần tham gia thực hiện được chức trách và phát huy vai trò của họ trong QLTHTNN.

Hình 1-4. Khuôn khổ chung của QLTHTNN

Xây dựng môi trường chính sách và luật pháp cho việc thực hiện

Điều cần thiết trong việc phát triển các chính sách là phải có đủ các quy tắc cần thiết và nội dung các quy tắc nêu trong chính sách phải phù hợp và thực thi được trong thực tế.

Xây dựng khung thể chế cho việc thực hiện

Khung thể chế xác định rõ các đối tượng nào tham gia thực hiện quản lý nước theo nguyên tắc tổng hợp cũng như chức năng quyền hạn và cơ chế cần thiết cho các

đối tượng đó tham gia vào công tác quản lý nước được hiệu quả.

Khung thể chế của QLTHTNN phải phát triển cho nhiều cấp và các khu vực khác nhau như là:

− Cho các cấp từ trung ương đến địa phương. − Cho hai khu vực: Nhà nước và tư nhân. − Cho lưu vực sông.

Cùng với môi trường chính sách và luật pháp, cần có một khung thể chế với cơ

cấu tổ chức đủ mạnh và ổn định cho việc thực hiện các chương trình và chính sách của QLTHTNN.

Trong thực tế khi xây dựng khung thể chế, cần phân tích và đưa ra được hình mẫu tổ chức các cơ quan quản lý nước tại các cấp phù hợp với hoàn cảnh địa lý, cơ chế

chính trị của mỗi quốc gia và điều kiện kinh tế xã hội của lưu vực sông, xác định rõ chức năng cũng như trách nhiệm của cơ quan quản lý nguồn nước các cấp, của các

thành phần liên quan trong quy hoạch và quản lý nước để làm sao các cơ quan này hoạt

động tốt và phối hợp với nhau giải quyết các nảy sinh trong thực tế.

Việc xây dựng cơ cấu tổ chức của các cơ quan tham gia quản lý nguồn nước cũng phải thích ứng với các cách tiếp cận mới của QLTHTNN, đặc biệt là cách tiếp cận từ dưới lên sao cho đem lại hiệu quả cao nhất cho người dùng nước. Trong trường hợp này có thể đề xuất việc lập thêm những cơ quan hay tổ chức mới so với trước đây để

tham gia vào trong hệ thống quản lý nguồn nước, thí dụ như Hội những người dùng nước tham gia vào phát triển và quản lý các hệ thống cấp nước. Đồng thời cũng cần tạo sự cân bằng giữa những tổ chức của cộng đồng dân cư và các cơ quan của nhà nước tham gia trong quản lý nguồn nước. Với phương pháp tiếp cận quản lý nước theo lưu vực sông thì cũng cần đưa ra một cơ cấu tổ chức và xác định chức năng phù hợp cho tổ

chức quản lý lưu vực sông hoạt động được hiệu quả.

Các công cụ trợ giúp

Ngoài môi trường chính sách, luật pháp và khung thế chế quản lý nguồn nước, trong QLTHTNN cũng cần có các công cụ trợ giúp cho quản lý nguồn nước, như là các công cụ giúp cho việc đánh giá, điều hành phân chia nước trong hệ thống, giúp cho người ra quyết định có thể lựa chọn phương án hợp lý.

Các loại hình công cụ quản lý thực tế có thể là các cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, các mô hình toán để tính toán hoặc dự báo số lượng và chất lượng nước, hệ thống giám sát chất lượng nước, đánh giá tác động môi trường, công cụ đánh giá và quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)