Đánh giá và quản lý các hoạt động phát triển thủy lợi thủy điện

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 104 - 110)

L ượng nước nềnYêu cầu nước

4) Khung luật pháp và thể chế

3.3.2. Đánh giá và quản lý các hoạt động phát triển thủy lợi thủy điện

Phát triển thủy lợi, thủy điện là các hoạt động rất quan trọng của con người trên lưu vực sông. Hoạt động này bao gồm nhiều loại, trong đó chủ yếu là xây dựng các đập, hồ chứa nước, xây dựng các hệ thống kênh tưới, tiêu,... các hoạt động phát triển này mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng gây nên những tác động tiêu cực tới môi trường của lưu vực sông cần xem xét và đánh giá.

Quản lý các hoạt động phát triển thủy lợi thủy điện bao gồm việc quản lý khai thác các công trình đã được xây dựng, đồng thời xem xét việc chuẩn bị cho xây dựng những công trình mới. Tất cả phải làm sao phù hợp với tiêu chí của phát triển bền vững,

đáp ứng được các yêu cầu về nước, về nguồn năng lượng của con người và duy trì được môi trường sinh thái trên lưu vực sông.

Quản lý hoạt động phát triển đập và hồ chứa nước

Trên lưu vực sông hiện nay, các đập và hồ chứa chủ yếu là tưới, phát điện và phòng lũ, trong đó các hồ chứa lớn đều là các đập lợi dụng tổng hợp. Sau khi các đập xây dựng và đi vào hoạt động, việc quản lý vận hành các đập nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế xã hội đồng thời không gây các tác động xấu đến môi trường là yêu cầu của quản lý các hồ.

Trong quản lý hoạt động các công trình này có nhiều vấn đề cần phải đề cập đến như là đánh giá các đập và hồ chứa hiện có, theo dõi và đánh giá các tác động môi trường thực do hoạt động của công trình gây nên, cũng như xem xét về vấn đề quản lý vận hành các đập và hồ chứa nước đã xây dựng.

Hộp 3-1: Những yêu cầu quản lý hoạt động

các đập và hồ chứa nước

o Nắm bắt những cơ hội có thể có để làm tăng hiệu quả, tăng sự phù hợp môi trường và xã hội của các đập và hồ chứa nước hiện có trên lưu vực.

o Phục hồi và tăng tuổi thọ cho các đập hiện có, và nếu có thể thì mở rộng và cải thiện công dụng của các đập là những cơ hội chủ

yếu để giải quyết các nhu cầu phát triển.

o Đánh giá sau dự án lần đầu tiên sẽ rất quan trọng, cung cấp bài học cho các quyết định tương lai về lập kế hoạch, thiết kế và vận hành đập.

Đánh giá các đập và hồ chứa hiện có nhất là các đập lớn: sau khi các đập và hồ

chứa nước xây dựng xong và đi vào hoạt động cần phải theo dõi, đánh giá và kiểm soát các hoạt động của chúng.

“Hoàn toàn có khả năng tối ưu hóa công dụng của nhiều đập và hồ chứa nước hiện tại, xử lý các vấn đề xã hội nảy sinh và đẩy mạnh các biện pháp giảm nhẹ tác động và phục hồi môi trường” [WDC, 2002] .

Đó là một trong những yêu cầu đầu tiên và là mục tiêu để quản lý các hồ chứa,

Nói chung trên lưu vực sông có nhiều đập và hồ chứa nước, phần lớn là các đập và hồ chứa nhỏ, nhưng có một số các đập và hồ chứa nước thuộc loại vừa và lớn. Các

đập vừa và lớn thường có nhiều tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội của lưu vực và thường có tuổi thọ lâu dài nên rất cần quan tâm đánh giá sau khi dự án đã được thực hiện và nếu có thể tối ưu hóa năng lực và hiệu quả vận hành đập mà người quản lý phải biết cách thực hiện.

Thí dụở miền Bắc Việt Nam các đập và hồ chứa phát điện và phòng lũ lớn như đập và hồ chứa Hòa Bình trên lưu vực sông Đà và sắp tới sẽ là hồ Sơn La bậc thang phía trên. Ngoài ra còn các hồ chứa khác như các hồ thủy điện Thác Bà, Na Hang (tên chính thức hiện nay là Tuyên Quang trên nhánh sông Lô, Gâm và nhiều hồ phục vụ tưới như hồ Núi Cốc, Tràng Vinh, Yên Lập,... Khu vực miền Trung có nhiều đập dâng lớn như các đập Bái Thượng, Thạch Nham, Đồng Cam, Nha Trinh Lâm Cấm,... và nhiều

đập và hồ chứa khác nữa ở khu vực Tây Nguyên và lưu vực sông Đồng Nai.

Tất cả các đập và hồ chứa nước nhất là các đập và hồ chứa vừa và lớn cũng như

bối cảnh hoạt động của chúng không phải là bất biến theo thời gian. Các lợi ích và tác

động của chúng cũng có thể thay đổi do những điều chỉnh trong ưu tiên sử dụng nước, trong sử dụng đất đai ở vùng lưu vực sông, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và thay đổi trong chính sách thể hiện qua các quy định về môi trường, an toàn, kinh tế và kỹ thuật. Các tập quán quản lý và vận hành phải liên tục điều chỉnh để thích nghi với môi trường thay đổi trong vòng đời dự án và phải xử lý những vấn đề xã hội nảy sinh.

Sau đây là những vấn đề cần chú ý trong quản lý các đập hồ chứa hiện có trong

đó chủ yếu là đối với các đập và hồ chứa nước lớn.

(1). Nắm bắt những cơ hội để tăng hiệu quả, tăng sự phù hợp môi trường và xã hội của các đập và hồ chứa nước hiện tại

Các đập đã xây dựng trong quá trình quản lý khai thác đều có những cơ hội để

tăng hiệu quả sử dụng, tăng sự phù hợp với môi trường và xã hội. Người quản lý nguồn nước và lưu vực sông cần phát hiện và nắm bắt những cơ hội đó để cố gắng nâng cao hiệu quả và nếu có thể sẽ tối ưu hóa lợi ích của chúng. Một trong những điểm đáng lưu ý nhất là sự tồn tại dai dẳng của các vấn đề xã hội và môi trường nảy sinh từ những dự

án trước đây. Thí dụ như nhiều trường hợp những hứa hẹn đền bù và những lợi ích khác như cấp điện hay tiện nghi xã hội cho những người phải di dân từ trong lòng hồ và tái

định cư, cũng như các cộng đồng mới đón nhận họ chỉ thực hiện được một phần hoặc không trở thành hiện thực. Đây là những vấn đề phải tiếp tục xử lý đểđảm bảo hiệu ích thực của dự án.

Các đập và hồ chứa nước đã xây dựng qua quá trình khai thác có thể có những hư hỏng hoặc sự cố đều có các cơ hội để khôi phục và mở rộng. Thí dụ như việc trang bị thêm những thiết bị và các hệ thống kiểm soát hiện đại cũng giúp cho cải thiện đáng kể các lợi ích, mở rộng cơ sở vật chất và tối ưu hóa hiệu quả vận hành của đập và hồ

chứa nước. Đặc biệt là trong những năm gần đây việc sử dụng các công cụđể hỗ trợ ra quyết định dựa trên các dữ liệu chính xác và kịp thời về dòng chảy của sông là một hướng mới có thể tăng cao hiệu quả hoạt động của đập và hồ chứa cần phải áp dụng. Kinh nghiệm cho thấy nếu điều kiện cho phép thì phương pháp này có thể làm tăng lợi ích thủy điện của hồ chứa thêm từ 5 tới 10% so với điều kiện vận hành bình thường mà không làm ảnh hưởng tiêu cực tới các nhu cầu sử dụng nước khác. Trong một số trường

hợp, việc tối ưu hóa hoạt động của đập có thể làm chậm lại nhu cầu phải có thêm dự án cho các đập và hồ chứa mới. Những kinh nghiệm này không chỉ diễn ra ở các nước

đang phát triển mà còn ở các nơi khác nữa.

(2). Cần áp dụng một quá trình toàn diện nhằm giám sát và đánh giá sau thực hiện, và một hệ thống đánh giá định kỳ dài hạn đối với các hoạt động, lợi ích và tác động của các đập và hồ chứa hiện tại

Điều này rất cần thiết giúp cho những người quản lý lưu vực sông để nắm bắt

được tình hình hoạt động của các đập và hồ chứa nước giúp cho việc quản lý được chặt chẽ và đầu tư tiếp được đúng hướng và hiệu quả.

Tuy nhiên có thể thấy rằng trên thực tế rất ít khi có các đánh giá toàn diện đối với các đập và hồ chứa nước sau khi các hồ và đập này đi vào hoạt động được thực hiện, trong đó có các đập và hồ chứa nước lớn. Điều này đúng cho tất cả các khu vực và các quốc gia. ở việt Nam, Nhà nước cũng chưa có một quy định nào về thực hiện vấn

đề này mà thường chỉ có một số nghiên cứu, đánh giá đơn độc và rời rạc trong một số đề tài nghiên cứu của Bộ và Nhà nước.

Việc giám sát, theo dõi về tác động xã hội và môi trường của các đập sau khi xây dựng xong lại càng ít được chú ý, mặc dù đây là thông tin đầu vào cực kỳ quan trọng của việc đánh giá sau thực hiện của đập và hồ chứa nước. Một số trường hợp có đánh giá thì đánh giá đó được tiến hành sau hàng chục năm sau khi xây dựng, mà thường lại chỉ chú ý đến các khía cạnh kỹ thuật, không có ý kiến đóng góp của các bên liên quan.

Theo tổng kết của Hội đồng thế giới vềđập (WCD) cho thấy nhiều vấn đề về kỹ

thuật, xã hội và môi trường không lường được từ trước đã nảy sinh trong giai đoạn thi công, và những năm bắt đầu vận hành. Việc giám sát kỹ lưỡng trong khi xây dựng và liên tục vài năm đầu vận hành, sau đó đánh giá toàn diện hậu dự án khoảng 3-5 năm sau

đó, có sự tham gia của những người có lợi ích liên quan sẽ giúp cho xác định và giải quyết nhiều vấn đề ngay từ khi mới nảy sinh. Việc đánh giá sẽ khuyến khích việc tuân thủ mọi cam kết và là một cột mốc để kiểm chứng sự chấp thuận của công chúng. Đánh giá sau dự án sẽ giúp cho việc khẳng định và tập trung chiến lược cho các chương trình giám sát dài hạn và cung cấp bài học kinh nghiệm cho các quyết định tương lai về lập kế hoạch, thiết kế và vận hành các đập và hồ chứa nước.

Bởi vì vòng đời kinh tế của các đập và hồ chứa nước có thể kéo dài qua nhiều thế

hệ nên cần phải xem xét hoạt động của dự án trên cơ sởđịnh kỳ tùy theo nhu cầu mà dự

án định đáp ứng và những dịch vụ mà nó có thể cung cấp. Những đánh giá định kỳ 5

đến 10 năm phải mang tính toàn diện và tổng hợp, tích lũy thông tin từ trước và phù hợp. Nếu đập và hồ chứa nước là một phần của lưu vực sông rộng lớn và là một phần của chương trình phát triển khu vực thì việc đánh giá gồm các đánh giá cấp lưu vực về

tất cả các bộ phận dự án và chương trình liên quan tới đập và hồ chứa nước có ảnh hưởng tới môi trường và xã hội.

(3). Xác định và thực hiện các chương trình phục hồi, cải thiện và tối ưu hóa lợi ích của các đập hiện tại, các phương án cần xem xét bao gồm phục hồi, hiện đại hóa và nâng cấp trang thiết bị, tối ưu hóa năng suất các hồ chứa nước, áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng nguồn nước

Hiện nay, nhiều nước phát triển đang tập trung vào vấn đề phục hồi và hiện đại hóa để khôi phục và tăng tuổi thọ kinh tế của các đập và hồ chứa nước hiện có. Trong thập kỷ vừa qua, nhiều đập đã được áp dụng các kỹ thuật để tối ưu hóa năng suất của

các hồ chứa nước, nhất là các đập và hồ chứa nước phát điện. Một số biện pháp để cải thiện hoạt động và an toàn (như là tăng công suất của đập tràn để đối phó với những trận lũ cao, tăng dung tích hồ chứa để trữ lũ và cải tiến kỹ thuật để chống bồi lắng) đã

được cân nhắc để thực hiện. Theo tổng kết của WCD, có ba lĩnh vực chung sau đây có thể áp dụng để cải thiện các đập và hồ chứa nước [WDC, 2002].

- Hiện đại hóa và nâng cấp thiết bị và hệ thống kiểm soát, phục hồi và mở rộng cơ sở vật chất liên quan tới đập và hồ chứa nước.

- Tối ưu hóa vận hành các đập và hồ chứa nước hiện tại. Điều này có thể thực hiện cho một đập, hoặc phối hợp với những hồ chứa nước, hồ tự nhiên hoặc các luồng lạch nắn dòng nhân tạo có tác dụng điều hòa dòng chảy trong lưu vực.

- Tối ưu hóa vai trò của đập và hồ chứa nước trong phạm vi rộng hơn mà đập và hồ chứa nước đó phục vụ. Thí dụ tối ưu hóa việc sử dụng nước mặt và nước ngầm trong nông nghiệp khi nước là đầu vào hạn chế.

Tiềm năng và công năng của một đập/hồ chứa nước hay một nhóm đập/hồ chứa nước trong một lưu vực, phụ thuộc vào tình hình cụ thể. Nên xem xét các cơ hội trong cả ba lĩnh vực kể trên tùy thuộc vào tình hình, tiềm năng có thể của đập và các hồ chứa nước hiện tại.

Một số biện pháp có thể sử dụng để cải thiện hoạt động và công dụng của đập như là học tập các kinh nghiệm để xả cát bùn và tháo cống trong những đợt lũ để giảm lượng bùn cát bồi lắng trong hồ và phục hồi dung tích chứa nước cho hồ chứa.

Việc đẩy nhanh tốc độ đầu tư vào các hệ thống kênh dẫn nước như các kênh nhánh cấp 2, cấp 3 có thể cải tạo đáng kể năng suất của các hệ thống thủy lợi sử dụng nguồn nước mặt gắn liền với các đập và hồ chứa nước. Các biện pháp phi cấu trúc khác về quản lý, thể chế, và phí nước có thể cải thiện dịch vụ thủy lợi và cung cấp nước.

Cải thiện hoạt động của đập và hồ chứa cần bắt đầu bằng việc đánh giá cho từng

đập hoặc hồ chứa nước về những lợi ích mà đập hoặc hồ chứa nước có thể thu được từ

sự hiện đại hoá, cải tạo, mở rộng hoặc tối ưu hóa hoạt động. Cũng có thể thu được lợi ích nếu đầu tư vào các thiết bị theo dõi thủy văn, phần mềm máy tính, và chuẩn bị các kế hoạch tối ưu ở cấp hệ thống. Điều này phải gắn một cách rõ ràng với giai đoạn đánh giá các phương án trong quá trình lập kế hoạch, cho thấy rõ phạm vi và mức độ có thể

cải thiện các đập và hồ chứa hiện tại. Công chúng sống trong vùng cũng phải có cơ hội

để nêu ý kiến về kết quảđiều tra đánh giá các cơ hội để cải thiện đập. Sau đó phải đánh giá chi tiết hơn về những đập khác có tiềm năng cải thiện.

(4). Xác định và đánh giá các vấn đề xã hội nảy sinh liên quan đến các đập và hồ

chứa nước lớn. Cùng với các cộng đồng bịảnh hưởng đề ra các quá trình và cơ chếđể

giải quyết các vấn đềđó

Với các đập và hồ chứa lớn thì sau khi đập xây dựng xong và quản lý khai thác vẫn không thể tránh khỏi còn có những vấn đề xã hội nảy sinh mà trong quá trình xây dựng chưa xử lý được hết, nói cách khác đó là những tồn tại về mặt xã hội, thí dụ hậu quả của việc giải quyết vấn đề di dân tái định cưđối với đồng bào các dân tộc thiểu số

còn chưa đảm bảo được tốt truyền thống cộng đồng hay phong tục tập quán, cách thức sinh sống và sản xuất. Những vấn đề này phải tiếp tục đánh giá và giải quyết.

Để đánh giá, điều quan trọng là phải trực tiếp tham khảo ý kiến của những thành phần bị ảnh hưởng về những gì đã đề ra trước đó mà chưa thực hiện hoặc thực hiện

không đúng đang gây ảnh hưởng tới họ. Các đánh giá sau đó cần phải nêu lên các biện pháp giải quyết như sửa chữa hoặc đền bù với những yêu cầu chính đáng của họ.

Quản lý các hoạt động tưới tiêu

Trên các lưu vực sông, các hệ thống tưới và tiêu nước còn là hoạt động thủy lợi

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)