- Xây dựng các điều luật và
6.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý nước hiện nay chủ yếu vẫn theo địa giới hành chính
chính
Hiện nay tổ chức quản lý nguồn nước ở nước ta hiện nay chủ yếu vẫn theo địa giới hành chính theo các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Hệ thống quản lý hành chính có 4 cấp, đó là: (i) chính quyền cấp Trung ương; (ii) chính quyền cấp tỉnh và thành phố; (iii) quận (ở thành thị) và huyện (ở nông thôn); và (iv) phường (ở thành thị) và xã (ở nông thôn), trong đó UBND các cấp là cơ quan
đại diện chính quyền ở mỗi cấp.
Theo hệ thống này, Cơ quan quản lý nguồn nước cấp Trung ương xây dựng thể
chế, chính sách để nhà nước ban hành, đồng thời chỉ đạo các tỉnh thực hiện. Các tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nguồn nước cũng như thực hiện các chính sách và luật pháp về nước trong tỉnh. Giữa các tỉnh không có cơ chế phối hợp cụ thểđược quy định trong luật pháp mà có thể là cơ chế tự hợp tác khi cần thiết.
Về mặt chức năng thì trước năm 1986, cả hai chức năng khai thác sử dụng và quản lý tài nguyên nước được nhà nước giao cho Bộ Thủy lợi.
Năm 1998 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập trên cơ sở
hợp nhất của các Bộ Nông nghiệp, Thủy lợi và Lâm nghiệp cũng đảm nhận các chức năng khai thác sử dụng và quản lý tài nguyên nước như trên và các chức năng này được chính thức hóa trong Luật Tài nguyên nước ban hành năm 1998. Việc khai thác sử dụng và quản lý tài nguyên nước đều do Cục Quản lý tài nguyên nước và công trình thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT đảm nhận.
Để tránh sự chồng chéo vừa khai thác sử dụng và quản lý tài nguyên nước nên năm 2002 Nhà nước thành lập Bộ Tài nguyên Môi trường theo Nghị định số
91/2002/NĐ-CP và chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước được chuyển giao cho Cục Quản lý tài nguyên nước trực thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường. Sự chuyển đổi này có vai trò quan trọng đối với việc phân định chức năng quản lý và các chức năng về
sử dụng tài nguyên nước.
Luật Tài nguyên nước quy định Bộ Nông nghiệp & PTNT thay mặt Chính phủ
chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên nước. Trách nhiệm quản lý này kể từ năm 2002
được chuyển giao cho Bộ Tài nguyên Môi trường, nhưng các chức năng liên quan đến dịch vụ Thủy lợi, cung cấp nước sạch nông thôn vẫn do Bộ NN&PTNT tiếp tục thực hiện. ủy ban nhân dân các tỉnh trực tiếp chịu sự quản lý của Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm thực thi các chức năng quản lý này tại địa phương (tỉnh, huyện) trong phạm vi quyền hạn của mình.
Các Bộ khác cũng chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề cụ thể có liên quan đến tài nguyên nước như trong bảng 6-1. Sơ đồ tổ chức các cơ quan hữu quan như trong hình 6-5.
Bảng 6-1: Chức năng quản lý có liên quan đến tài nguyên nước của một số Bộ
Cơ quan/ Bộ Trách nhiệm
Bộ Tài
nguyên Môi trường
Bộ Nông nghiệp & PTNT
Quản lý các hệ thống phòng chống lụt bão, các công trình thủy lợi, công tác cung cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn
Bộ Công
nghiệp
Xây dựng vận hành và quản lý các cơ sở thủy
điện
Bộ Xây dựng Quy hoạch không gian và xây dựng các công trình cấp thoát nước và vệ sinh
Bộ Giao thông Quy hoạch, xây dựng và quản lý các hệ thống giao thông thủy
Bộ Thủy sản Bảo vệ và khai thác các nguồn lợi thủy sản Bộ Y tế Quản lý chất lượng nước dùng trong ăn uống Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
Xây dựng kế hoạch và đầu tư cho ngành nước Bộ Tài chính Xây dựng các chính sách về thuế và phí tài
nguyên nước
Trách nhiệm quản lý nước khoáng cũng được chuyển giao cho Cục Địa chất và khoáng sản trực thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường đảm nhận. Những thay đổi như trên tạo điều kiện cho việc lồng ghép các mối quan tâm về môi trường trong các quá trình lập kế hoạch và ra quyết định về quản lý tài nguyên nước.
Việc thuyên chuyển cán bộ quản lý tài nguyên nước từ Bộ Nông nghiệp & PTNT sang Bộ TNMT đã được thực hiện tháng 6/2003. Cục Quản lý tài nguyên nước cũng sẽ đảm nhận trách nhiệm nghiên cứu sửa đổi Luật Tài nguyên nước. Một số vấn đề hiện còn đang tồn tại cần nghiên cứu về mặt tổ chức như là:
- Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước và các Ban Quy hoạch và quản lý lưu vực các sông Hồng- Thái Bình, Đồng Nai, Cửu long đã được thành lập. Tuy nhiên các cơ quan này đang hoạt động dưới sự bảo trợ của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
- Những cải cách về hành chính đối với quản lý tài nguyên nước ở cấp Trung
ương chưa được triển khai đầy đủ ở cấp Tỉnh là cấp chưa có động thái nào để tiến tới quản lý tổng hợp tài nguyên nước và còn thiếu về sự chỉđạo, yếu về năng lực.
Hình 6-5: Sơ đồ tổ chức các cơ quan liên quan đến quản lý tài nguyên nước