L ượng nước nềnYêu cầu nước
4) Khung luật pháp và thể chế
3.4.2.2. Sơ đồ phân tích xác định chiến lược và chính sách trong quy hoạch lưu vực sông
lưu vực sông
Với các mục đích và yêu cầu như trên, cần phải có cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu và lập quy hoạch, đó là cách "tiếp cận bền vững" thể hiện qua việc phải đưa việc phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường vào trong từng bước của quá trình lập quy hoạch, nhất là trong quá trình so sánh lựa chọn giải pháp, xác định chính sách và chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông.
Trên cơ sở cách tiếp cận trên, quá trình phân tích lập quy hoạch lưu vực sông có thể chia thành ba giai đoạn như hình 3-2, bao gồm các giai đoạn phân tích ban đầu, giai
đoạn phân tích chi tiết và giai đoạn xác định chiến lược và quy hoạch chính sách (ESCAP, 1995).
1. Giai đoạn phân tích ban đầu: Là giai đoạn phân tích sơ bộ nhằm xác định mục tiêu của quy hoạch và nêu lên các giải pháp cần xem xét, đồng thời phân tích đểđưa ra các tiêu chuẩn quy hoạch cũng như các vấn đề cần ưu tiên, nêu lên các điều kiện phân tích và tiếp cận để giải quyết bài toán mà quy hoạch đặt ra. Kết thúc giai đoạn này cần
đề xuất một kế hoạch để tiếp tục xây dựng quy hoạch ở bước tiếp sau.
2. Giai đoạn phân tích chi tiết: Trong giai đoạn này cần phân tích chi tiết các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan tới các giải pháp quy hoạch đã đề xuất ở
giai đoạn phân tích ban đầu. Kết quả phân tích nhằm cung cấp các thông tin và dữ liệu cần thiết cho việc chọn quyết định quy hoạch ở bước sau. Các nội dung cần phân tích chi tiết tập trung vào tình hình tài nguyên nước, các triển vọng môi trường và KTXH trong tương lai, tác động của các giải pháp quy hoạch tới tài nguyên nước. Kết quả
phân tích chi tiết sẽ là đầu vào quan trọng để phân tích xác định các chính sách và chiến lược của sử dụng nước ở giai đoạn tiếp sau.
3. Giai đoạn phân tích xác định chiến lược và ra quyết định về các chính sách, giải pháp khai thác sử dụng nước: Trong giai đoạn này người lập quy hoạch phải tiến hành phân tích và sàng lọc để chọn ra các giải pháp tốt nhất từ các giải pháp đề xuất trong giai đoạn phân tích ban đầu. Việc sàng lọc các giải pháp được thực hiện trên cơ
sở ước tính các chi phí và lợi ích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho từng giải pháp hoặc nhóm giải pháp đã nêu mà kết quả đã được thực hiện trong giai
đoạn phân tích chi tiết. Qua các kết quả sàng lọc xác định được chiến lược và chính sách sử dụng nước của lưu vực trên cơ sở kết hợp các giải pháp được lựa chọn và kết quả đánh giá các tác động tới kinh tế, xã hội và môi trường của chiến lược và chính sách đã xác định. Cần chú ý rằng quá trình phân tích như trên nếu xét thấy chưa thoả đáng và chưa đảm bảo các mục tiêu đặt ra từ ban đầu thì phải xem xét lại các bước trước đó, thí dụ như xem xét lại các giải pháp cho đến khi đạt được mục tiêu đã định thì mới là quyết định cuối cùng được lựa chọn. Đánh giá tác động của chính sách và chiến lược phải bao gồm các tác động tới kinh tế, xã hội và môi trường.
Sơ đồ phân tích trên là một cách tiếp cận mới trên quan điểm về kinh tế- xã hội và sinh thái để xác định chiến lược và chính sách sử dụng bền vững tài nguyên nước và môi trường của lưu vực sông.
Quan điểm và các nguyên tắc chủ yếu của PTBV đã được vận dụng trong quá trình phân tích để lập quy hoạch và các tác động của giải pháp quy hoạch tới hệ thống
sinh thái, hệ thống kinh tế - xã hội đều được xem xét đầy đủ trong suốt thời gian của quy hoạch. Phương pháp phân tích như trên đã được áp dụng cho quy hoạch lưu vực sông ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả một số lưu vực sông ở khu vực Đông Nam á.
Đối với các lưu vực sông ở nước ta trong quá trình lập quy hoạch lưu vực sông cũng cần tham khảo sơ đồ phân tích này để xác định các chính sách và chiến lược sử
dụng nước bền vững cho lưu vực sông.
Hình 3-2: Sơđồ phân tích lập quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông
Các vấn đề chủ yếu sau đây cần phải bao quát và thể hiện trong chiến lược, chính sách và quản lý các hoạt động của quản lý lưu vực sông:
− Chiến lược cho quản lý tài nguyên nước trong phạm vi toàn bộ lưu vực sông trong đó phải có sự phối hợp của tất cả các thành phần liên quan trên lưu vực sông, phải trên cơ sở tổng hợp xuyên ngành.
− Quy hoạch chiến lược quản lý tài nguyên nước phải tổng hợp, tiêu biểu, phản ảnh tất cả các sự liên quan trong quản lý tài nguyên nước trong đó, thí dụ như: chiến lược và chính sách về nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước; cải tiến và phát
triển thể chế quản lý lưu vực sông; sự tham gia của cộng đồng; các biện pháp quản lý (biện pháp công trình và phi công trình); hiệu quả kinh tế và xã hội,...
− Các người quản lý lưu vực phải bao gồm trong tất cả các hoạt động quản lý lưu vực sông với các trách nhiệm cụ thể và xem xét năng lực quản lý.
− Sự tham gia của cộng đồng phải bao gồm trong tất cả các giai đoạn và là
điều kiện cần thiết để đạt được thành công trong phát triển bền vững lưu vực. Xem xét các biện pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng một cách hiệu quả kể cả trong quá trình ra quyết định cũng như các sự bảo đảm cho việc thực hiện các sự tham gia đó.