Những điều chỉnh về thuế quan

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 62 - 64)

1. Trung Quốc hiện đứng vị trí đầu tiên (từ 1996 liên tục), đạt từ 0,1-

1.4.3.2 Những điều chỉnh về thuế quan

Theo yêu cầu WTO, thuế quan là công cụ chính mà các nước được phép sử dụng để bảo hộ sản xuất trong nước. Khi gia nhập WTO, Mông Cổ có nghĩa vụ phải cam kết ràng buộc về thuế, công bố mức thuế trần đối với hàng hoá nhập khẩu để rồi từ đó cùng với WTO và các nước thành viên thương lượng giảm dần trên cơ sở các quy định của WTO và quan hệ có đi có lại với các nước. Cũng như các nước thành viên khác, Mông Cổ chỉ được phép giảm mà không được tăng quá mức thuế trần đã cam kết và phải đưa ra mối thời gian thực hiện lộ trình cắt giảm dần, tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan của mình.

Năm 1991, Mông Cổ đã chính thức ký kết và tham gia Công ước về Hệ thống thống nhất phân loại và mã hàng hoá (Harmonized Commodity Decription and Coding System). Đây là một trong những văn bản pháp quy quan trọng được sử dụng ngày càng rộng rãi trên thế giới. Từ năm 1993, nhằm tạo điều kiện những khả năng thuận lợi cho tiêu chuẩn hoá hệ thông chứng từ thương mại và truyền dẫn dữ liệu, giảm bớt chi phí cho hoạt động nhập khẩu, nâng lên nghiệp vụ thống kê hải quan, nâng cao nghiệp vụ kiểm tra, giảm sát hải quan, Hội đồng Phát triển thương mại (UNCTAD) của Liên

hợp quốc giúp Hải quan Mông Cổ thiết lập hệ thống tin học hoá quy trình làm thủ tục hải quan ASYCUĐA [22.Tr.175].

Ngày 16-5-1996, Quốc hội Mông Cổ thông qua “Luật về Hải quan”, ngày 20-5-1996, bước phát triển mới trong biểu thuế của Mông Cổ được đánh dấu bằng việc Quóc hội thông qua “Luật về thuế Hải quan” [22.Tr.170].

Theo điều khoản 46 phần 2 của “Luât về Hải quan” và điều khoản 3, 4, 5 phần 8 của “Luật về thuế hải quan” Mông Cổ chính thức áp dụng trong hoạt động Hải quan Mông Cổ Hệ thống thuế quan điều hoà (HS). Để minh bạch hóa vấn đề thuế quan, Mông Cổ xây dựng và hoàn thiện biểu thuế mới theo HS 10 số và đưa vào thực hiện từ năm 1993. Danh mục hàng hoá nhập khẩu của Mông Cổ có mã 10 chữ số được xây dựng trên cơ sở danh mục hài hoà của Hội đồng Hải quan thế giới [22.Tr.181].

Theo cam kết gia nhập WTO Mông Cổ đã áp dụng mức thuế suất nhập khẩu trung bình dưới 20% đối với đa số hàng loạt hàng hoá [23.Tr.7]. Ví dụ, một số động vật, linh kiện, phụ tùng hàng điện tử, dược phẩm đã quyết định không đánh thuế, được áp dụng thuế suất 0%. Đói với những sản phẩm nông nghiệp như sản phẩm làm bằng sữa, thịt, rau, hoa quả áp dụng thuế suất 15%. Đối với sản phẩm dệt may, thuốc lá, các loại nước giải khát gồm rượu dao động từ 30-40%. Chỉ đối với hàng rượu mạnh đánh thuế suất 75% [21.Tr.190]. Hạn ngạch xuất khẩu hàng lông tơ chưa chế biến đã thay bằng cách áp dụng thuế xuất khẩu và thuế quan này phải cắt giảm dần trong thời hạn 10 năm sau khi gia nhập WTO. Đối với những sản phẩm như lông tơ chưa chế biến, lông lạc đà, gỗ và đồ gỗ, tấm gỗ, đồ sắt vụn áp dụng thuế suất xuất khẩu đặc biệt. Từ năm 1998 tháng 9 ngày 1, đã bắt đầu áp dụng mức thuế suất nhập khẩu 15% theo mùa đối với hàng lương thực như bột mỳ, rau quả. Năm 1999 tháng 7 ngày 1, Chính phủ Mông Cổ đã áp dụng mức thuế suất nhập khẩu 5% đới với tất cả hàng hoá, trừ đi hàng thiết bị sử dụng trong lĩnh vực y tế, nhưng vào năm 2000, Chính phủ tăng lên mức thuế suất nhập khẩu tới 7% (theo điều khoản 21, phần 4, 5, 10, 11 của Luật về thuế hải quan). Song mức thuế suất nhập khẩu trung bình là hiện nay của Mông Cổ 5%.

Tỷ lệ thuế: Hải quan Mông Cổ thu 15,75% thuế GTGT đối với các mặt hàng nhập khẩu, và thuế suất nhập khẩu 5% đới với tất cả hàng hoá;

Mông Cổ có cơ chế thương mại tự do: không yêu cầu hạn ngạch và các giầy phép phiên hà;

Chứng từ nhập khẩu: Người giao nhận vận tải Mông Cổ giải quyết các chứng từ. Các chứng từ cần thiết bao gồm: hợp đồng nhập khẩu, giải phép nhập khẩu, chứng nhận hàng hoá, vận đơn, hoá đơn vận tải, thông báo hải quan về hàng hoá, thông báo giá trị hàng hoá, chứng nhận bảo hiểm, hoá đơn thương mại, biên lai thanh toán, danh sách đóng gói, chứng nhận xuất xứ, biên lai thanh toán các loại thuế phí liên quan, chứng nhận kiểm dịch chất lượng từ cơ quan có thẩm quyền (đối với một số hàng hoá riêng biệt).

Các hạn chế thương mại: Mông Cổ hạn chế xuất nhập khẩu một số mặt hàng sau: chất làm từ uranium, hoá chất độc hại, các loại nội tạng người; súng ống, đạn dược; đồ cổ; thú nuôi và các loại thú quý hiếm; các kim loại, đá quý hiếm; quặng; đồ uống có cồn.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w