26 Thoả thuận hợp tác giữa hai cơ quan Tổng Kiểm toán quốc
2.3.1 Những khó khăn, hạn chế:
Tuy có những thuận lợi cơ bản và có triển vọng to lớn, nhưng cũng còn không ít vấn đề nan giải đang đặt ra trong việc phát triển quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư Mông Cổ – Việt Nam. Chúng ta phải thừa nhận một thực tế là: mặc dù đã có bề dầy kinh nghiệm cũng như thành tựu hợp tác lớn trong quá khứ, đã có một chặng đường phát triển sớm nhất và lâu dài, mặc dù có những tiềm năng to lớn, nhưng quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước Mông Cổ va Việt Nam đáng tiếc là vẫn còn nhỏ bé, thiếu ổn định và vững chắc, thậm chí có giai đoạn bị đóng băng, chưa tương xứng với quá khứ, tiềm năng và vị thế đối tác chiến lược như hai bên mong muốn. Kim ngạch thương mại hai chiều vẫn còn thấp so với tiềm năng của hai nước và so với một số nước ASEAN khác. Nếu so với các nước ASEAN khác, kim ngạch thương mại giữa hai nước ở mức thấp hơn so với Singapor và Malaixia.
Phải nhận thức hạn chế và yếu kém như thế nào và đề ra những giải pháp tháo gỡ gì để thúc đẩy sự phát triển năng đọng, mạnh mẽ quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Mông Cổ và Việt Nam trong thế kỷ XXI? Trước hết, tình hình trên được giải thích bởi nguyên nhân sau:
Thứ nhất, trong giai đoạn từ cuối những năm 80 đến đầu những năm
90 quan hệ Mông Cổ – Việt Nam đã vào tình trạng trì trệ không chỉ trên lĩnh vực kinh tế – thương mại còn mối quan hệ khác giữa hai nước cũng chỉ được xúc tiến ở mức thấp và nhiều khi mang tính hình thức trong giai đoạn qua. Chỉ gần đây cùng với việc khẳng định nâng quan hệ Mông Cổ – Việt Nam lên tầm quan hệ đối tác chiến lược ở vùng Châu Á– Thái Bình Dương, kinh tế Mông Cổ đi vào ổn định, bắt đầu có bước hồi phục và tăng trưởng thì quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước mới có bước phát triển thuận lợi và năng động. Dĩ nhiên có hàng loạt nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ của quan hệ Mông Cổ – Việt Nam được giải thích như sau:
• Đều chịu sự chi phối những diễn biến phức tạp, những biến động trong tình hình mỗi nước và các nhân tố quốc tế. Trước hết là:
Sự đối đầu gay gắt giữa hai hệ tư tưởng chính trị chi phối nặng nề quan hệ quốc tế;
Sự đảo lộn thể chế chính trị ở LB Nga;
Kết thúc sự hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế quốc tế xã hội chủ nghĩa (SEV) các nước SNG và Đông Âu (ngày 28/6/1991) dẫn đến chế độ viện trợ theo kiểu Liên Xô dựa vào kế hoạch hoá tập trung đã bị xoá bỏ;
Việc nguồn viện trợ giảm sút đã gây khó khăn dẫn đến tình hình nền kinh tế và tình hình ngoại thương tiếp theo của các nước thành viên SEV cũng theo xu hướng chung của thế giới đã thay đổi cơ bản.
• Do cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ở hai nước Mông Cổ và Việt Nam trong giai đoạn này ngày càng tăng. Sự trì trệ của nền kinh tế và tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội nghiêm trọng ở Mông Cổ đã dẫn đến tình trạng trì trệ trong tất cả các khâu nền kinh tế quốc dân. Ví dụ, do đa số xí nghiệp nhà nước sản xuất hàng xuất khẩu bị ngừng trệ, dẫn đến tình trạng dự trữ hàng hoá được cung cấp từ phía Mông Cổ sang thị trường Việt Nam bị hạn chế: các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của
Mông Cổ sang Việt Nam như xe KAMAZ, bột xương, gỗ thông, lông cừu, da và sản phẩm da đã bị thu hẹp [42].
• Năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế của hàng hoá xuất khẩu hai nước Mông Cổ và Việt Nam bị hạn chế.
• Khả năng phương thức thanh toán bằng ngoại tệ chuyển đổi tự do còn hạn chế.
• Công tác xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu của hai phía với hệ thống các kênh phân phối thị trường của hai nước.
• Hợp tác kết nối các hệ thống giao thông và thông tin còn thiếu và yếu kém, chưa đồng bộ giữa Mông Cổ và Việt Nam nói riêng và các nước khu vực Đông Nam Á nói chung. Vấn đề vận tải hàng hóa giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã thành một yếu tố chính trong việc tạo điều kiện thuận lợi làm ăn hơn nữa, nhanh chóng mở rộng đầu tư và kinh doanh, phát triển mở rộng quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước theo chiều sâu. Do đến cuối những năm 80 chỉ có khả năng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển qua vùng Viễn đông của Nga rồi qúa cảnh vào Mông Cổ, chi phí rất cao, ảnh hưởng tới gía bán nên hàng của phía Việt Nam khó cạnh tranh với hàng của nước khác tại Mông Cổ. Mặc dù hiện nay, hàng hóa đã được chuyển qua lãnh thổ Trung Quốc bằng đường biển, đường sắt, song chi phí và rủi ro vẫn cao.
Thứ hai, nguyên nhân quản lý Nhà nước hai phía về hợp tác - đầu tư
còn mang nặng hành chính, quan liêu, không theo kịp sự phát triển thực tế. Không có chiến lược và quy hoạch về hợp tác đầu tư, như thiếu việc xác định mục tiêu – nhiệm vụ ngắn hạn và dài hạn, những hướng ưu tiên và ngành hợp tác có lợi thế; chưa phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách vĩ mô như tài chính tiền tệ và pháp luật để khuyến khích và bảo hộ song phương hợp tác - đầu tư; trong khi ở cấp nhà nước đã thiếu đi sự nỗ lực cũng như biện pháp và chủ trương, thì dưới cấp địa phương cơ sở lại chưa được hoàn toàn chủ động và thiếu thông tin, thiếu sự hướng dẫn cũng như thiếu sự phối hợp hành động chung; không cơ quan nhà nước chuyên trách, hoặc có những chỉ mang tính hình thức.
Thứ ba, nguyên nhân sự hạn chế về tài chính. Như đã biết, cả hai phía
Mông Cổ và Việt Nam trong thời kỳ đã qua đều gặp những khó khăn lớn trong chuyển đổi và kinh tế, do đó rất thiếu thốn các phương tiện tài chính. Điều này lại mâu thuẫn với ngay chính mục tiêu và đặc thù của hoạt động hợp tác đầu tư là nhằm tranh thủ nguồn vốn của đối tác để bổ sung cho sự thiếu hụt của mình. Chính thiếu vốn là lý do làm hạn chế đáng kể sự phát triển quan hệ hợp tác đầu tư giữa Mông Cổ và Việt Nam.
Cho đến nay, đầu tư giữa Mông Cổ và Việt Nam chủ yếu là thu hút đầu tư của Việt Nam vào Mông Cổ, bao gồm một số dự án nhỏ chủ yếu là của tư nhân và cộng đồng người Việt ở Mông Cổ đầu tư vào lĩnh vực tiêu dùng và dịch vụ ăn uống, còn theo chiều ngược lại thì hầu như chưa có gì đáng kể.
Thứ tư, phương thức thanh toán của doanh nghiệp hai nước còn có
nhiều vướng mắc: thanh toán qua nước thứ ba, thiếu ngoại tệ nên các doanh nghiệp Mông Cổ xu hướng trả chậm, thanh toán bằng nội tệ, các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi tiền Tugrug ra USD theo giá thị trường tự do nên rất thiệt thòi, thu hồi vốn kéo dài gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, gặp nhiều rủi ro. Về vấn đề thanh toán xuất nhập khẩu, một trong những điểm đáng chú ý khi xuất nhập khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài là phải lựa chọn hình thức thanh toán an toàn, phù hợp và thuận lợi. Chính vì giữa các doanh nghiệp hai nước thiếu thông tin về hệ thống ngân hàng tài chính của mỗi nước và những thông tin về quan hệ tài chính giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam, hiện nay vẫn tồn tại những vấn đề liên quan đến thanh toán.
Thứ năm, ngày nay nhà nước Mông Cổ chưa có chính sách, biện pháp
đặc biệt tác động mạnh mẽ để giúp đỡ các xí nghiệp vừa và nhỏ của Mông Cổ trong quan hệ với Việt Nam.
Thứ sáu, Mông Cổ về mặt địa lý nằm sâu trong lục địa không có cảng
biển, khí hậu khắc nghiệt. Nước Mông Cổ là trong 29 nước đang phát triển trên thế giới không có biển. Vị trí địa lý xa xôi giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam dẫn đến vấn đề vận chuyển trở thành một yếu tố cản trở lớn đến sự phát triển quan hệ mậu dịch giữa Mông Cổ và Việt Nam.
Những vướng mắc liên quan đến việc vận chuyển đường biển:
Vận tải giữa hai nước hiện gặp nhiều khó khăn, do không sử dụng được đường sắt liên vận (Mông Cổ – Trung Quốc – Việt Nam) trực tiếp nên hàng hoá hiện nay thường phải chuyển tải qua Cảng Thiên Tân (Trung Quốc) sau
qua đường sắt Trung Quốc đi sang Mông Cổ, cụ thể hơn: đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mông Cổ thường phải vận chuyển tới cảng Thiên Tân hoặc tới cảng Hồng Kông rồi đi theo các tuyến đường sắt xuyên từ Đông sang Bắc Trung Quốc, qua cảng Nhi Liên (Trung Quốc) và cảng Zamiin Uud (Mông Cổ) mới sang Ulaanbaatar, nên chi phí vận chuyển cao hơn nhiều so với hàng từ Trung Quốc, Nga, các nước châu Âu sang Mông Cổ, vì vậy thời gian vận chuyển hàng kéo dài và cước phí tăng đáng kể. Hiện nay các hàng hoá giao từ Việt Nam đi bằng đường biển sang Trung Quốc sau đi tiếp bằng đường sắt Trung Quốc mới sang Mông Cổ, trên đường mất khoảng từ 30-40 ngày.
Những vướng mắc liên quan đến việc vân chuyển đường sắt qua đất Trung Quốc:
Các hàng hóa nước thứ ba vận chuyển bằng liên vận quốc tế đi quá cảnh qua suốt lãnh thổ Trung Quốc sẽ được qua thủ tục hải quan tại Bắc Kinh. Do số lượng hàng hoá vận chuyển giữa Mông Cổ và Việt Nam quá ít (năm 2001 từ Việt Nam đến Mông Cổ qua đường sắt vận chuyển 2480 tấn hàng hoá; những năm 2004, 2005 không có hàng vân chuyển), vậy một trong những vương mắc kỹ thuật liên quan đến vận chuyển hàng hoá là bên Trung Quốc hiện không có khả năng tổ chức riêng biệt việc thủ tục hải quan hàng hoá vận chuyển đường sắt qua đất Trung Quốc giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam.
Những vướng mắc khác liên quan đến việc vân chuyển:
Đôi khi rất phức tạp khi phải thay Container. Phương tiện vân chuyển phổ biến nhất hiện nay chỉ còn container, nhưng chi phí cao (từ 1800-2000 USD/container 20’).
Chi phí vận tải cao là do cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ Mông Cổ kém chất lượng.
Những vướng mắc trên này thường làm cho khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường Mong Cổ bị giảm sút. Để dẩy mạnh buôn bán giữa hai nước, khắc phục được những khó khăn trên là điều cần thiết.
Thứ bẩy, về cơ bản các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa cao, hàm lượng công nghệ thấp, bao bì mẫu mã chưa phù hợp và hấp dẫn khách hàng, dẫn đến khả năng cạnh tranh hàng hoá Việt Nam thấp.
Thứ tám, một nguyên nhân khác không thể không kể đến là vấn đề
công tác xúc tiến thương mại cũng như việc cung cấp thông tin thị trường còn yếu. Trên thực tế, hiện nay nguồn thông tin tư liệu về thị trường và hàng hoá Việt Nam bằng tiếng Mông Cổ rất hiếm (hoặc hầu như không có), cũng như về thị trường và hàng hoá Mông Cổ bằng tiếng Việt Nam hầu như không có. Tài liệu bằng tiếng Anh cũng rất hạn chế cho người tiêu dùng của Mông Cổ. Việt Nam là một thị trường trọng điểm cần xúc tiến đầu tư - thương mại đối với Mông Cổ hiện nay. Các chương trình được duyệt tập trung ở các hoạt động thông tin thương mại, tư vấn xuất khẩu, đào tạo, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, xây dựng cơ sở hạ tầng xúc tiến thương mại,... Song những chương trình, kế hoạch, đề xuất của các cơ quan quản lý hai nước đã có sự đồng ý của Chính phủ hai nước, mới chỉ dừng ở mức độ dự kiến, khả thi, chưa thực sự áp dụng vào thực tiễn thị trường, cho đến nay vẫn chỉ nằm trên giấy tờ. Ngoài ra các chương trình xúc tiến thương mại thiếu sự đầu tư về kinh phí nên hiệu quả không cao. Các doanh nghiệp hai nước còn thiếu thông tin, hiểu biết về những thay đổi từ các quy định pháp lý, môi trường kinh doanh đến nhu cầu thị trường, tình hình của các đối tác, đối thủ... nên cản trở khá lớn đến việc mở rộng trao đổi buôn bán giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam.
Tóm lại, mặc dù trong một vài năm tới triển vọng kinh tế của Mông Cổ sẽ tăng trưởng khả quan, song thiếu tính bền vững, điều này làm ảnh hưởng nhiều đến quan hệ thương mại của Mông Cổ và Việt Nam. Với ý chí quyết tâm của Chính phủ Mông Cổ – Việt Nam, cùng với sự tác động bởi bối cảnh của tình hình thế giới, hai nước Mông Cổ và Việt Nam có đủ tiềm năng, cơ sở chính trị, pháp lý, hành chính để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ về mọi mặt, nên triển vọng quan hệ thương mại giữa hai nước thời gian tới sẽ tốt đẹp hơn so với đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Những tiềm năng đó cần phải được biến thành thực tế phù hợp với mong muốn của cả hai bên và tương ứng với quan hệ chính trị giữa hai nước hiện nay. Về lâu dài khi nền kinh tế của hai nước phát triển hơn thì trên cơ sở mối quan hệ thương mại lâu đời và liên tục chắc chắn trao đổi buôn bán giũa hai nước sẽ đựoc phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả hơn.