Cần nghiên cứu mô hình, chính sách ưu đãi trong Khu TMTD thích hợp cho Mông Cổ của các nước Kinh nghiệm của Việt Nam trong

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 134 - 137)

c. Áp dụng phương thức thanh toán mở tín dụng thư (L/C) trực tiếp giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hai nước

3.3.4.3 Cần nghiên cứu mô hình, chính sách ưu đãi trong Khu TMTD thích hợp cho Mông Cổ của các nước Kinh nghiệm của Việt Nam trong

thích hợp cho Mông Cổ của các nước. Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc sử dụng và phát triển các loại hình khu kinh tế là những bài học kinh nghiệm quý báu và sẽ góp phần đẩy mạnh trong việc sử dụng và phát triển Khu TMTD tại Mông Cổ.

Hiện nay, Mông Cổ có đầy đủ các điều kiện cần thiết để hình thành Khu TMTD là: vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, điều kiện chính trị - xã hội, sự ủng hộ của các nước và các tổ chức quốc tế. Đối với Mông Cổ, việc nghiên cứu và áp dụng mô hình Khu TMTD trở nên cần thiết trong cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài. Vì thế cần nghiên cứu mô hình, chính sách ưu đãi trong Khu TMTD thích hợp cho Mông Cổ của các nước. Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc sử dụng và phát triển các loại hình khu kinh tế là những bài học kinh nghiệm quý báu và sẽ góp phần đẩy mạnh trong việc sử dụng và phát triển Khu TMTD tại Mông Cổ. Các doanh nghiệp Mông Cổ đang và sẽ có những ưu thế trong việc tiếp cận thị trường Việt Nam cũng như sử dụng thị trường Việt Nam như một bước đệm trung gian cho Mông Cổ thâm nhập vào thị trường ASEAN cũng như Châu Á– Thái Bình Dương.

Mông Cổ và Việt Nam có thể hợp tác trong việc xây dựng khu trung chuyển hàng hoá biền giới, tạo ra con đường thông thương lớn trên bộ cho khu vực mậu dịch tự do Mông Cổ - Việt Nam và trong tương lai gần khu vực mậu dịch tự do Mông Cổ - ASEAN. Ví dụ, Zamiin Uud là Khu Thương

mại tự do nằm tại phía Nam Mông Cổ giáp với Trung Quốc, có đường bộ và đường sắt thuận lơị trong thông thương giũa Mông Cổ với Việt Nam nói riêng và các nước khu vực Đông Nam Á nói chung. Lợi thế độc đáo

này sẽ tạo ra một không gian rộng lớn để các nước này đẩy nhanh phát triển kinh tế thương mại, đầu tư và trong tương lai gần Khu vực thương mại tự do Mông Cổ - Việt Nam sẽ được thành lập, như vậy việc phát triển hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam sẽ được tập trung cao độ hơn cả. Mạt khác hàng

hoá Việt Nam được trưng bày và bán tại khu thương mại tự do này sẽ giúp ích cho việc quảng bá hình ảnh về các sản phẩm của Việt Nam với các đối tác và người tiêu dùng nước ngoài. Để đẩy mạnh hợp tác trong việc xây dựng khu trung chuyển hàng hoá biến giới, biến tiềm năng hai bên thành hiện thực, doanh nghiệp hai nước Mông Cổ và Viẹt Nam cần chú trọng hợp tác trong các lĩnh vực như: tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải. Trong đó, cần hợp tác xây dựng quy hoạch về cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải tại biến giới, nhất là phát triển đường bộ cao cấp. Các doanh nghiệp hai nước có thể bỏ vốn đầu tư xây dựng khu thương mại này, theo hình thức doanh nghiệp đứng ra làm chủ đầu tư, tự lo vốn xây dựng dự án, có thể huy động các nguồn vốn. Với mục đích trên này, các doanh nghiệp hai bên có thể tổ chức hội thảo tại mỗi nước nhằm trao đổi kinh nghiệm về công tác quy hoạch, xúc tiến đầu tư, quản lý các Khu Thương mại, khă năng liên doanh góp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng Khu Thương mại.

KẾT LUẬN

50 năm trước Mông Cổ là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước sau này. Trong hơn 50 năm qua, quan hệ truyền thống và hợp tác nhiều mặt Mông Cổ – Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và hiệu quả thiết thực cho cả hai bên. Sự hợp tác cả về chiều rộng và chiều sâu giữa Mông Cổ và Việt Nam trong giai đoạn sau năm 1990 có thể coi là một giai đoạn phát triển cao trong mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Mông Cổ và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng trên các vấn đề quốc tế và khu vực, hai nước có tiêm năng và điều kiện thuận lợi để tăng cường sự hợp tác trên các lĩnh vực chính

trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hoá, khoa học kỹ thuật... Để vào thế kỷ XXI, Mông Cổ và Việt Nam đã đi được những bước dài trên con đường hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Ngày nay, những chuyển biến sâu sắc của tình hình thế giới, những vận hội và thách thức của quá trình toàn cầu hoá, sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của kinh tế trí thức, cũng như yêu cầu và mục tiêu phát triển của mỗi nước đòi hỏi quan hệ Mông Cổ và Việt Nam trong thế kỷ XXI phải được nâng lên một tầm cao mới.

Mặt khác, việc củng cố và phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt Mông Cổ – Việt Nam lên tầm cao mới trên tinh thần đối tác chiến lược còn góp phần nâng cao vị thế của Mông Cổ và Việt Nam, đóng góp tích cực vào việc củng cố xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Bằng việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển quan hệ kinh tế - thương mại Mông Cổ và Việt Nam, xác định quan điểm và phương hướng chiến lược để làm căn cứ đưa ra các giải pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại, đầu tư Mông Cổ – Việt Nam, trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và tự do hoá thương mại, luận văn nghiên cứu về “Quan hệ kinh tế – thương mại giũa Mông Cổ và Việt Nam: thực trạng và triển vọng“ đã hoàn thành với những kết quả và những đóng góp sau:

1/ Luận văn đã phân tích đánh giá tình hình kinh tế xã hội, đặc điểm thị trường Mông Cổ giai đoạn 1990-2005.

2/ Luận văn đã phân tích thực trang quan hệ thương mại Mông Cổ - Việt Nam giai đoạn 1990-2005, trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình kinh tế xã hội, đặc điểm thị trường Mông Cổ qua các thời kỳ và tình hình quan hệ thương mại Mông Cổ và Việt Nam chủ yếu qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, từ đó thấy được những thành tựu, khó khăn, tồn tại và nguyên nhân.

3/ Luận văn đã xác định quan điểm, phương hướng phát triển các mối quan hệ song phương về mọi mặt giữa hai nước nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng mang lại những lợi ích lớn lao cho cả hai phía, đặc biệt mối quan hệ thương mại, đầu tư Mông Cổ -Việt Nam trong thời gian tới theo hướng cần

tăng cường, nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thể mạnh để phát huy hết tiềm năng của hai nước.

4/ Trong thời gian qua Mông cổ và Việt Nam đã có nhiều cố gắng tìm mọi giải pháp để thúc đẩy quan hệ mậu dịch, bước đầu đã có những kết quả nhất định. Quan hệ buôn bán hai chiều có mức tăng trưởng, nhưng nếu so sánh vói giá trị xuất khẩu và trị giá nhập khẩu của hai nước thì mức độ buôn bán, quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn ở mức độ quá thấp. Tuy vậy cả hai bên đều rất lạc quan khi đánh giá về triển vọng thương mại bởi lẽ quan hệ thương mại giũă hai nước có nền tảng và truyền thống từ lâu. Trên cơ sở phân tích thực trạng quan hệ thương mại, đầu tư Mông Cổ – Việt Nam, luận văn xem xét triển vọng trong quan hệ thương mại đầu tư giữa hai quốc gia xét trên hai phía Mông Cổ và Việt Nam.

5/ Đồng thời luận văn đã đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.

Tác giả hy vọng những kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn sẽ có một giá trị thực tiễn nhất định giúp cho việc nghiên cứu mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước đang có dự định mở rộng hoạt động thương mại và đầu tư vào Mông Cổ và Việt Nam. Theo ý kiến riêng của tác giả thì các doanh nghiệp nên phát triển hoạt động đầu tư vì với hình thức này các doanh nghiệp hoàn toàn có thuận lợi để phát triển và trực tiếp thâm nhập vào thị trường của nhau.

Với những lý do trên đây tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các bạn độc và những người quan tâm. Xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w