Trong quan hệ Mông Cổ - Việt Nam giai đoạn này nổi lên nét đặc trưng tiêu biểu, đó là quan hệ hợp tác Mông Cổ - Việt Nam đã được phát triển trên tất cả các mặt, dù quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước chỉ là trên mức quan hệ sơ khai, nhưng giữa hai nước nhiều công văn kinh tế- thương mại đã được ký kết và quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển ngày càng củng cố và tăng cường. Nếu trong giai đoạn 1976-1985 kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã đạt 9,6 triệu Rúp, thì trong giai đoạn 1981- 1985 tăng lên đạt 11,9 triệu Rúp [40]. Như vậy, quan hệ sơ khai với kim ngạch buôn bán hai chiều chưa nhiều, mỗi năm từ 2 đến 3 triệu USD.
Quan hệ Mông Cổ - Việt Nam đã đi qua một chặng đường lịch sử với quan hệ hữu nghị truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, cùng với những thành tựu to lớn, những kinh nghiệm quý báu. Ví dụ: trong thời gian 1956-1985 Chính phủ nước Mông Cổ đã trợ cấp sang Việt Nam những hàng nông sản thực phẩm và hàng tiêu dùng với trị giá 200 triệu Tugrug.
Ngoài ra, theo Hiệp định hợp tác văn hoá, khoa học - kỹ thuật trong giai đoạn 1957-1980, theo Hiệp định hợp tác văn hoá, khoa học - kỹ thuật giữa hai nước ngày 27-1-1986 trong giai đoạn từ 1957 - 1990 Việt Nam được Mông Cổ đào tạo giúp một đội ngũ hơn 100 các nhà nghiên cứu khoa học, chuyên gia, cán bộ quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế và sinh viên [40].