26 Thoả thuận hợp tác giữa hai cơ quan Tổng Kiểm toán quốc
2.1.1.4 Sự cần thiết phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Mông Cổ – Việt Nam
Phát triển các mối quan hệ song phương về mọi mặt giữa hai nước nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng mang lại những lợi ích lớn lao cho cả hai phía. Song, cần tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thể mạnh để phát huy hết tiềm năng của hai nước.
a. Về phía Mông Cổ
o Về chính trị, Việt Nam là một quốc gia rất ổn định lâu dài, đã từ lâu không xảy ra các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, về phe phái chính trị. Những yếu tố trên có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo sự yên tâm cho các nhà đầu tư các nước vào Việt Nam, trong đó có các doanh nhân Mông Cổ. Theo khảo sát gần đây của Tổ chức tư vấn rủi ro kinh tế chính trị (PERC) với giới kinh doanh (thang điểm từ 1 đến 10 – rủi ro từ mức thấp nhất đến mức cao nhất) thì Việt Nam được xếp vào số những nước ít có khả năng chịu rủi ro từ bên ngoài nhất châu Á với số điểm 3,44.
o Về kinh tế, Việt Nam với nền kinh tế thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu dân với sức mua ngày càng được nâng cao sẽ là điều kiện thuận lợi để Mông Cổ tăng cường xuất khẩu hàng hoá của mình, phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa, có nhiều tiềm năng chưa được khai thác, sức lao động, trí tuệ, đất đai dồi dào, tiền công lao động thấp, tài nguyên thiên nhiên phong phú là những lợi thế của Việt Nam mà Mông Cổ có thể khai thác, các doanh nghiệp Mông Cổ có thể yên tâm làm ăn
lâu dài. Năm 2001, Việt Nam được xếp là thị trường đầu tư an toàn nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam đứng thứ 13 trong số hơn 220 quốc gia trên thế giới, thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 52,7% và có xu hướng tăng lên. Đây là một lợi thế lớn của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó chi phí nhân công (lương) của Viẹt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
o Mông Cổ coi Việt Nam là một đối tác, một thị trưòng quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Duy trì và phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam, Mông Cổ không những thu được lợi ích từ bản thân mối quan hệ này mà còn thu được nhiều lợi ích khác nhờ phát riển các mối quan hệ với các nước ASEAN thông qua Việt Nam. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển nhanh chóng, có nền kinh tế, chính trị ổn định và nếu quan hệ khu vực này có thể Mông Cổ sẽ giải quyết được một số ván đề về kinh tế, đặc biệt là thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại khu vực Đông Nam Á, hơn nữa phát triển quan hệ kinh tế thương mại với các nước ASEAN sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Mông Cổ tăng thêm vai trò kinh tế của mình trong quá trình hoà nhập vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Vì thế trong thời gian tới, Mông Cổ sẽ chú trọng phát triển kinh tế đối ngoại với các nước thuộc khu vực này, Mông Cổ đặc biệt là chú trọng tới Việt Nam do nước Việt Nam có một ý nghĩa đặc thù đối với lợi ích của Mông Cổ.
o Hệ thống pháp luật kinh tế, các cơ chế chính sách đang được từng bước đồng bộ hoá nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh đã thực sự có sức hấp dẫn các nhà đầu tư Mông Cổ. Chính phủ Việt Nam bước đầu đã tạo dựng được một hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được ban hành năm 1987. Bộ luật này đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới bởi nghị định 12 năm 1996 và nghị định 10 năm 1997, luật sửa đổi bổ sung năm 2000.
o Quan hệ kinh tế đối ngoại được tăng cường nhằm mở rộng thị trường ngoài nước, thu hút nguồn lực bên ngoài theo phương châm: Việt Nam sãn sàng là bạn của tất cả các nước, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Trên thực tế, các nước bè bạn quốc tế luôn coi Việt Nam là
một nhân tố của hoà bình, ổn định, là một đối tác giàu tiềm năng và đáng tin cậy. Việt Nam có những buớc đi vững chắc nhằm hoà nhập vào “sân chơi chung” của quan hệ kinh tế quốc tế đương đại. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 167 nước trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới; có quan hệ thương mại với 150 nước và vùng lãnh thổ; ký 90 hiệp định thương mại song phương, trong đó có Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Đã tham gia Hịêp hội quốc gia Đông Nam Á, đã tiến một bước dài trong việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua gia nhập AFTA, APEC và đang trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO. Cũng đã thiết lập quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế, tranh thủ được số lượng đáng kể vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Tính đến 6-2004, có 4,575 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép và còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký hơn 43 tỷ USD. Năm 2005, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 17,1% tông số vốn đầu tư xã hội, 23% kim ngạch xuất khẩu, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút hơn nửa triệu lao động.
b. Về phía Việt Nam
Từ vài năm trở lại đây, nền kinh tế Mông Cổ đã phục hồi và đang trên đà phát triển, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, lạm phát cao bị đẩy lùi, nợ nước ngoài giảm, tình hình chính trị xã hội đang ổn định dần, là một thị trường với nhiều cơ hội mới cho đối tác nước ngoài trên nhiều lĩnh vực. Mông Cổ là một thị trường Việt Nam có mối quan hệ gắn bó về chính trị, kinh tế và văn hoá từ lâu, đã có những hiểu biết về nhu cầu và những phong tục, tập quán tiêu dùng của nhau, về khả năng cung ứng hàng hoá phù hợp, về các bạn hàng và phương thức thanh toán… Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nên việc đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để bổ sung tổng vốn đầu tư phát triển là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng và là một trong những động lực cơ bản giúp Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Do đó, đối với Việt Nam, mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với Mông Cổ trong nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư từ Mông Cổ vào Việt
Nam không chỉ có ý nghĩa về kinh tế chính trị mà còn nhu cầu bức thiết đáp ứng những lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của hai nước. Vì vậy, các doanh nghiệp của hai nước tiếp cận và thâm nhập vào thị trường nhau sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với một số thị trường mới khác.
Mông Cổ là nước có nền kinh tế chuyển đổi, đang từng bước mở cửa thị trường, nên có nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư cho các đối tác nước ngoài. Các qui định và rào cản đối với hàng nhập khẩu không nghiêm ngặt như ở thị trường các nước trong khu vực khác.
Khôi phục và phát triển mối quan hệ thương mại với Mông Cổ theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi Việt Nam sẽ đảm bảo được sự thăng bằng trong quan hệ thương mại giữa khu vực thuộc hệ thống các nước XHCN trước đây và khu vực các nước mới quan hệ hiện nay. Ngoài ra, Mông Cổ là thị trường ít nhiều đã phần nào quen dùng sản phẩm của Việt Nam sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế, từ đó góp phần phát triển nền kinh tế trong nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Do đặc thù của vị trí địa lý, Mông Cổ thuộc vùng khí hậu ôn đời, mùa đông kéo dài và giá lạnh, vì thế ở Mông Cổ trong một năm chỉ tiến hành một vụ hè thu trồng trọt. Mặc dù đất đai mầu mỡ, nhưng năng suất trồng trọt ở Mông Cổ không cao, đôi khi xảy ra mất mùa do bão tuyết hoặc mùa đông kéo dài, dẫn đến sản lượng lương thực – thực phẩm bị thiếu hụt, để cung cấp đủ nhu cầu trong nước buộc Mông Cổ phải nhập khẩu. Trong đó, về lương thực nhập khẩu chủ yếu là lúa mỳ, bột mì, gạo, mỳ ăn liền, đường. Theo thống kê của Mông Cổ, năm 2002 Mông Cổ đã nhập khẩu khoảng 26 nghìn tấn đường, khoảng 34 nghìn tấn gạo [10]. Đối với Mông Cổ nhập khẩu nông sản Việt Nam có nhiều thuận lợi và rẻ hơn do các nước Đông Bắc Á gần kề (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…) ít có tiềm năng về xuất khẩu nông sản. Đó là các nước công nghiệp mới ít quan tâm đến phát triển nông nghịêp. Do đó, đối với Việt Nam, tăng cường quan hệ buôn bán với Mông Cổ là sự lựa chọn hợp lý, là một lối ra cho ngành xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới không chỉ đối với những mặt hàng truyền thống mà còn đối với nhiều mặt hàng tiềm năng khác.
Có nhiêu doanh nhân Việt Nam đã và đang kinh doanh thành công ở các thành phố và hầu khắp nước Mông Cổ. Trong đó, nhiều người Việt Nam đã được đào tạo đại học, học nghề, vì vậy họ vừa có tình cảm gắn bó với đất nước và con người Mông Cổ, vừa rất hiểu thị trường ở đây với những luật lệ, các quy định, định chế, tập quán, thói quen tiêu dùng, hệ thống kênh phân phối bán buôn, bán lẻ, cách thức phân phối hàng một cách có hiệu quả cũng như việc thanh toán, dự báo được các rủi ro có thể xảy ra, thậm chí họ còn hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh từ các nước khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Mông Cổ chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu thông qua các công ty vừa và nhỏ.
Hiện nay, Mông Cổ và Việt Nam là hai nước đang phát triển. Hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã mở rộng hoạt động đổi mới, cải cách một cách tích cực phát triển hợp tác đa lĩnh vực với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và góp phần vào việc thúc đẩy hoà bình, ổn định ở khu vực trên cơ sở tôn trọng công lý và quy tắc luật pháp về quan hệ giữa các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và toàn thế giới nói chung. Mối quan hệ hữu nghị, tôn trọng và truyền thống lâu dài giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã trải qua những khó khăn trong thời kỳ đổi mới và đây là một chứng nhận mạnh mẽ và rõ rệt của quan hệ hữu nghị vững chắc giữa hai nước.
Mông Cổ luôn giữ vững lập trường trước sau như một đoàn kết ủng hộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc, các quốc gia trên thế giới nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng. Như vậy, quan hệ hai nước Mông Cổ - Việt Nam có bề dày lịch sử, có truyền thống tốt đẹp, đã thu được những thành tựu to lớn trong hơn bốn thập kỷ quan hệ ngoại giao vừa qua, đặc biệt trong 15 năm gần đây mối quan hệ giữa hai nước có đầy đủ cơ sở và những điều kiện thuận lợi để ngày càng được củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống và mối quan hệ hợp tác nhiều mặt vì lợi ích của nhân dân hai nước. Nhân dân Mông Cổ luôn giữ gìn và quí trọng quan hệ hữu nghị với nhân dân Việt Nam anh hùng.