Về hợp tác trong lĩnh vực thương mạ

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 88 - 92)

26 Thoả thuận hợp tác giữa hai cơ quan Tổng Kiểm toán quốc

2.2.1 Về hợp tác trong lĩnh vực thương mạ

2.2.1.1 Giai đoạn 1991-1998

Quan hệ thương mại Mông Cổ - Việt Nam mang đậm tính hữu nghị và giúp đỡ của Mông Cổ đối với Việt Nam, với phương thức trao đổi hàng hóa qua các nghị định thư và các hiệp định được ký kết giữa hai nước, mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu chưa xuất phát từ nhu cầu của thị trường, chưa lấy thị trường là mục tiêu, nhưng hoạt động trao đổi hàng hoá giũa hai nước cũng đã phản ánh lợi thế so sánh của hai nước thông qua hoạt động ngoại thương.

Có thể khẳng định rằng, từ khi Mông Cổ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ kinh tế – thương mại với nhau đến trước năm 1991, quan hệ thương mại hai nước không ngừng phát triển, có ảnh hưởng tích cực và vô cùng quan trọng đến nền kinh tế của Việt Nam. Trên cơ sở quan hệ thương mại chủ yếu một chiều từ Mông Cổ sang Việt Nam, đã giúp cho Việt Nam xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam và phục vụ cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Việt Nam. Hàng xuất khẩu của Mông Cổ từ những năm trước 90 gồm: xe KAMAZ, bột xương, gỗ thông, lông cừu, da và các sản phẩm da, nhưng hiện nay xuất không đáng kể [44].

Trên thực tế, ngoại thương giữa hai nước bị đình trệ trong suốt một thập niên, mặc dù số thương vụ tăng trong vài năm (từ 1994-1998) nhưng không làm thay đổi tình trạng tổng quát. Từ năm 1991, quan hệ thương mại giũa hai nước bước sang một thời kỳ mới với phương thức hoạt động mới, lấy thị trưòng làm mục tiêu, trong đó các doanh nghiệp chiếm vị thế trung tâm. Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã quyết định việc buôn bán giũa hai nước được thực hiện trên cơ sở giá cả thế giới và bằng ngoại tệ chuyển đổi thay cho những nguyên tắc trước đây. Do những khó khăn ban đầu trong cải cách kinh tế của Mông Cổ trong các năm 1989-1994, do hoàn cảnh chính trị – kinh tế của mỗi nước mà quan hệ thương maị hai nước tạm thời bị thu hẹp,

chỉ sau đó ít lâu Mông Cổ đã chủ động nối lại và có những hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy quạn hệ hợp tác Mông Cổ – Việt Nam trên một cơ sở mới. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn và khủng hoảng, nhưng từ những năm đầu thập kỷ 90, quan hệ thương mại Mông Cổ – Việt Nam đã dần từng bước phục hồi, tuy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương của mỗi nước, vào năm 1998 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Mông Cổ và Việt Nam đạt mức cao nhát, kết quả đạt được như vậy chủ yếu do nền kinh tế hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã tương đối ổn định, môi trường kinh doanh có được cải thiện (năm 1994, chiếm xấp xỉ 0.1% trong tổng kim ngạch ngoại thương của Mông Cổ, năm 1995 chiếm 0.2%, năm 1996, 1997, 1998 chiếm 0.3% trong tổng kim ngạch ngoại thương Mông Cổ).

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam

Đơn vị: nghìn USD

Năm Tổng kim ngạch

XNK Xuất khẩu Nhập khẩu

1991 6,7 - 6,7 1992 - - - 1993 - - - 1994 131,5 - 131,5 1995 253,1 1,5 251,6 1996 676,3 - 676,3 1997 2685,0 37,1 2647,9 1998 3014,6 - 3014,6 1999 1716,6 3,9 1712,7 2000 1550,9 1,5 1549,4

Bảng 2.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu Mông Cổ và Việt Nam, I Năm Tổng kim ngạch XNK Việt Nam- Mông Cổ Tổng kim ngạch XNK Việt Nam Tỷ USD Tỷ trọng % KNXNK sang Mông Cổ/ KNXNK Việt Nam 1991 6,7 4,4 0,002 1994 131,5 9,9 0,002 1995 253,1 13,6 0,002 1996 676,3 18,4 0,003 1997 2685,0 20,8 0,02 1998 3014,6 20,9 0,02 1999 1716,6 23,2 0,007 2000 1550,9 30,1 0,005 2001 2479,8 31,2 0,008 2002 2047,1 36,4 0,006 2003 1743,7 45,4 0,004 2004 2208,3 58,5 0,004 2005 2390,9 69,4 0,004

Nguồn: Tính toán từ số liệu của các biểu trên Trong thập niên 90, hàng nhập cảng từ Việt Nam căn bản có những nông sản thực phảm như: gạo, dầu nấu ăn, chuối sấy, dưa chuột muối, kẹo lạc trứng chim, mứt hoa quả, đồ hộp; tân dược, một số ít công nghệ phẩm như xà phòng, sản phẩm tiêu thụ: giày dép, hàng dệt, quần áo (xem bảng 2.10). Kim ngạch mỗi mặt hàng với kim ngạch chỉ từ một vài ngàn đến vài ba trăm ngàn USD (xem bảng 2.3).

Từ năm 1995, buôn bán hai chiều giữa Mông Cổ và Việt Nam đã dần được khôi phục, tuy còn rất khiêm tốn, với kim ngạch khoảng dưới 1 triệu USD, thường là Việt Nam xuất siêu. Nguyên nhân chính là do:

o Cơ cấu mặt hàng của Mông Cổ nhỏ lẻ;

o Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp Mông Cổ khó khăn. Một số dự án đầu tư của Việt Nam tại Mông Cổ như chế biến da, dược liệu (Ví dụ, công ty dược liệu VIMEDIMEX) không hoạt động được do khó khăn tài chính;

o Vị trí địa lý cách xa, cước phí vận tải hơi cao, vận chuyển khó khăn nên hàng hoá co giá nhập khẩu cao.

o Ngoài ra, thị trường Việt Nam chưa có nhu cầu lớn đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mông Cổ. Ví dụ, lông cừu của Mông Cổ có chất lượng thấp hơn so với lông cừu của Úc. Trước đây có công ty Việt Nam lấy gỗ thông Mông Cổ theo hợp đồng hàng đổi hàng nhưng phải bán qua Nhật vì nếu chở về Việt Nam sẽ có giá quá cao. Quặng đồng của Mông Cổ không phù hợp với quy trình tinh chế luyện tại các nhà máy hiện có tại Việt Nam.

Khôi phục và phát triển quan hệ kinh tế – thương mại Mông Cổ – Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của hai bên. Song, do tình trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mông Cổ tăng chậm và thiếu ổn định, và xuất khẩu từ phía Mông Cổ hầu như là không có, cần tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh để phát huy hết tiềm năng của hai nước.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w