Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 1996 đến nay

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 26 - 37)

Tình hình khủng hoảng kinh tế kéo dài nhiều năm chỉ được cải thiện vào năm 1996, sau khi Chính phủ Mông Cổ tiếp tục thực hiện một loạt chính sách tự do hoá nền kinh tế, như tự do hoá giá cả, thúc đẩy quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp quốc doanh. Kết quả là tăng trưởng kinh tế đã đạt được số liệu gần với những năm chuyển tiếp kinh tế thập kỷ 80. Trong giai đoạn 1996- 2002, GDP bình quân tăng 2,5% [11.Tr.4]. Sau tư nhân hóa tỷ lệ tăng trưởng giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp chăn nuôi tăng vọt.

Nhưng tỷ trọng GDP không tăng nhiều như đã dự đoán, do giá cả đồng và lông dê mịn những hàng xuất khẩu chủ lực Mông Cổ trên thị trường thế giới biến động bất lợi và hạ xuống nhiều, và yếu tố này đã có ảnh hưởng mạnh đến kinh tế Mông Cổ, nền kinh tế nhỏ, phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế. Trong giai đoạn 1997-2001, do những nguyên nhân như tình trạng kinh tế thế giới và khu vực không ổn định, chương trình tư nhân hóa chậm lại, hậu quả thiên tai, dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mông Cổ liên tục giảm sút, đặc biệt năm 2001 giảm đến 1% (xem hình 1.2)[11.Tr.5].

Trong giai đoàn 2002-2004 (theo kết quả điều tra của Tổng Cục Thống kê Mông Cổ) tình hình kinh tế phục hồi trở lại, năm 2002 GDP tăng 4,0%, năm 2003 tăng 5,6%. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2004, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP đạt 1910,9 tỷ tugrug, hay là 10,7%, so với năm 2003 tăng gấp hai lần (đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua) [14.Tr.17] (xem hình 1.7).

Như vậy, kể từ khi thực hiện Công cuộc Đổi Mới hay còn gọi là chính sách cải tổ năm 1986, đến năm 2005, Mông Cổ đã đạt được tăng trưởng kinh tế tương đương nhanh. Nền kinh tế tư nhân chiếm trên 70%/GDP. Về quy mô, tăng trưởng (năm 2003) của đất nước Mông Cổ mới đạt 5,6%, đứng thứ 87/134 nước trên thế giới, GDP bình quân tính theo đầu người đạt khoảng 390 USD, đứng thứ 103/136 nước trên thế giới.

Trong thời kỳ 1995-2002 GDP bình quân đầu người (bình quân năm) đã là 419,1 đô la Mỹ, cuối năm 2002 đạt 454,5 đô la Mỹ – nước Mông Cổ hiện trong những nước có mức thu nhập thấp. Nếu so sánh GDP bình quân đầu người năm 1998 của nước Mông Cổ với một số nước khác thì chỉ số nước Mông Cổ ít hơn Trung Quốc bằng 2 lần, Hàn Quốc khoảng 20 lần, Nhật Bản 84 lần [30.Tr.25].

GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái thực tế đã gia tăng qua các năm. GDP bình quân đầu người năm 2004 đã đạt 640,1 USD/người, tăng 25,0% so với mức năm 2003. Theo giá năm 2000, mức thực tế của GDP bình quân đầu người cuối năm 2004 đạt 496,9 nghìn tugrug, tăng 9,4% so với năm 2003.

Hình 1.7: GDP bình quân đầu người bình quân năm qua các năm 1990- 2005

(nghìn Tugrug)

Nguồn:

[30.Tr.25]

1.2.3.1 Xét theo tỷ trọng trong GDP nền kinh tế Mông Cổ (xem bảng 1.6): • Nông nghiệp chăn nuôi:

Đến năm 1996, khu vực nông nghiệp chăn nuôi đã chiếm đa số tỷ trọng của nền kinh tế Mông Cổ. Sự biến động tỷ lệ tăng giảm của ngành này hoàn toàn phụ thuộc vào những biến đổi của thiên nhiên và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế Mông Cổ. Lĩnh vực nông nghiệp của Mông Cổ bao gồm hai ngành: ngành chăn nuôi gia súc và trồng trọt. Hiện nay, tổng giá trị sản lượng nông nghiệp từ ngành chăn nuôi gia súc 70-75% và ngành trồng trọt 25-30% [27]. Đến năm 1990 đã có tổng số 354 đơn vị nông nghiệp (255 hợp tác xã, 73 nông trường, 26 xí nghiệp nhỏ giữa các hợp tác xã). Sau năm 1990 khi Chính phủ Mông Cổ thực hiện một số biện pháp như tư nhân hóa sở hữu các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, hiện có 1250 đơn vị nông nghiệp (hợp tác xã, công ty tư nhân), giá trị sản xuất sản phẩm nông nghiệp Mông Cổ đã được tập trung tại khoảng 200 nghìn đơn vị nông nghiệp tư nhân. Trong những 5 năm gần đây, tổng số gia súc Mông Cổ đạt 31,3 triệu, trong đó cừu 14,2 triệu, dê 10,2 triệu, bò 3,6 triệu, ngựa 2,9 triêu, lạc đà 0,4 triệu [27.Tr.151]. Từ 5 loại gia súc này theo giá trị sản phẩm nông nghiệp con cừu, bò là 2 loại gia súc chủ yếu chăn nuôi theo hướng sản xuất thịt và lông. Như vây, thịt và sản phẩm thịt chiếm 70% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Con dê, lạc đà chủ yếu tập trung vào khâu sản xuất lông, lông dê mịn. Hiện nay, Mông Cổ chủ yếu xuất khẩu những mặt hàng nông nghiệp như thịt, lông, lông dê mịn, da, sản phẩm lông và da, thảm, sản phẩm lông cừu. Mặc dù so với năng suất sản phẩm sản xuất tại châu Âu, năng suất sản phẩm gia súc tại Mông Cổ không cao nhưng đặc điểm chủ yếu của sản phẩm nông nghiệp Mông Cổ là chất lượng cao, rất sạch về trình độ sinh thái, giá thành rẻ. Ví dụ: tại Mông Cổ từ một con bò sữa cho chưa đến 1000 lít, nhưng về chất béo sữa thì bằng với chất béo của con bò sữa cho 3000-4000 lít tại châu Âu [27.Tr.151-152].

Theo số liệu của Tổng cục thống kế, trong giai đoạn 1997-2003 tỷ trọng ngành nông nghiệp chăn nuôi trong nền kinh tế Mông Cổ giảm sút do hậu quả thiên tai đã xảy ra trong những năm liên tục 2000-2002 và chiếm 37,5-20,1% [14.Tr.15]. Mặc dù tỷ lệ ngành nông nghiệp trồng cây đã có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn khu vực nông nghiệp chăn nuôi. Hiện nay, với mục đích nâng lên tỷ lệ tăng trưởng GDP ngành

nông nghiệp chăn nuôi, Chính phủ Mông Cổ đang thực hiện cải cách trong ngành này theo hướng thay đổi phương pháp làm nghề chăn nuôi gia súc truyền thống phù hợp với sự phát triển kỹ thuật - công nghệ hiện đại.

Công nghiệp:

Từ giữa năm 70, ngành công nghiệp mới phát triển và mức giá trị sản xuất ngành công nghiệp vượt hơn giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Đầu tư nước ngoài là một nhân tố chính trong quá trình này. Đến năm 1990, công nghiệp chiếm 35,6% tổng mức GDP, nông nghiệp chăn nuôi chiếm 19,5% [25]. Trong giai đọan 1990-2000 tỷ trọng của các ngành công nghiệp đã tụt xuống đáng kể, đặc biệt ngành công nghiệp nhẹ, một trong những ngành chủ yếu và có ý nghĩa chiến lược của ngành công nghiệp nhà nước, đã đóng cửa và hoàn toàn dừng lại hoạt động. Theo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu toàn ngành công nghiệp trong những năm gần đây (trừ năm 1998), giá trị sản phẩm của công nghiệp chế biến giảm xuống bình quân 3,9%, trong giai đoạn 1995-2000 giảm từ 12-7,5%.

Nếu xét theo những ngành then chốt của ngành công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp khai thác mỏ có vị trí đầu tiên và tình hình phát triển của ngành này tương đối ổn định, nhưng vì dự trữ khoáng sản đã được phát hiện không nhiều do vậy không thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, giá trị sản phẩm công nghiệp khai thác vàng tăng lên nhiều, đã có một số nhà máy lọc đồng. Dù Luật đánh thuế giá trị gia tăng trên tiêu thụ vàng năm 1999 đã gây ra tình hình khi nhiều nhà đầu tư giảm vốn đầu tư vào ngành này và thậm chí rút vốn, nhưng đến thời nay, sau khi giảm tỷ lệ thuế suất khu vực khai thác mỏ được phát triển có tiến bộ. Theo số liệu thống kê Mông Cổ, năm 1999, giá trị sản xuất toàn khu vực công nghiệp đã suy giảm 22,3%, thấp hơn 37,2% so với mức năm 1989. Nếu so sánh tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 1999 với năm 1989, thì tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp gỉam 37,2%, trong đó công nghiệp dệt may 52,8%, công nghiệp chế biến da 99,2%, công nghiệp sản xuất quần áo 81,3%, công nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ 79,7%, công nghiệp luyện kim 9,5%.

Năm 2001 đã được do Chính phủ thông báo “Năm tăng cường củng cố và phát triển công nghiệp truyền thống”, và đã thực hành chính sách tăng cường củng cố sản xuất công nghiệp. Kết quả là bắt đầu từ năm 2001 giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng lên mỗi năm. Trong những 10 năm trước

năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp đã là -31,2%, so với năm 1999 vào năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2,4%, năm 2001 tăng 10%, 2002 tăng lên 14,2%, năm 2003 ước tính tăng khoảng 16,2%.

Theo số liệu của Tổng cục thống kế, trong giai đoạn 1997-2003, do

những yếu tố chủ yếu như tổng dịch vụ bán lẻ, ngành dịch vụ sửa chữa hàng tiêu dùng gia dụng tăng lên 21,0-24,6%; vận tải kho chứa, bưu điện 7,7- 13,9%; dịch vụ giao dịch tài chính 1,6-3,8%, dịch vụ giáo dục 2,7-4,5% đều dẫn đến tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng 37,8-54,6%.

Năm 2002, tỷ trọng ngành nông nghiệp chăn nuôi trong nền kinh tế Mông Cổ đã giảm -72,1%, ngành công nghiệp khai thác mỏ -24,9%; tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng 53,3% GDP do tỷ lệ ngành dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ sửa chữa hàng tiêu dùng gia dụng tăng 76,8%, ngành vận tải kho chứa, bưu điện tăng 42,3%.

Trong những 15 năm gần đây, cơ cấu tăng trưởng GDP thay đổi đáng kể do những yếu tố chủ yếu sau:

 Số lượng gia súc giảm tụt xuống đáng kể;

 Trong giai đoạn này đã được mở nhiều mỏ quặng khoáng sản, đặc biệt những mỏ quặng vàng to lớn;

 Do sự biến động giá cả của hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực Mông Cổ vàng và đồng trên thị trường thế giói tương đương ổn định và liên tục tăng lên;

 Trong ngành công nghiệp ché biến giá trị sản xuất sản phẩm dệt may đã tăng lên, nhưng do điều kiện cạnh tranh gay gắt về thị trường, năm 2005 mức sản phẩm ngành này lại giảm xuống .

1.2.3.2 Xét theo tình hình tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của các ngành nền kinh tế Mông Cổ (tính theo giá cố định năm 1995):

Năm 1996-1997 nhịp độ tăng giá trị sản xuất các sản phẩm nông

nghiệp chăn nuôi bình quân hàng năm 4,4%-4,3%; năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp đã suy giảm (-3,2%)- (-3,3%), trong đó ngành công nghiệp khai thác mỏ 6,1%-5,6%, ngành công nghiệp chế biến giảm sút còn (-13,8%)- (-15,0%); khu vực dịch vụ tăng 4,9%-8,5%, trong đó năm 1996, ngành vận tải kho chứa, bưu điện tăng 11,2%, dịch vụ giao dịch tài chính 42,2%, dịch vụ giáo dục 4,0%, năm 1997, ngành dịch vụ sửa chữa hàng tiêu dùng gia dụng

tăng 17,1%, ngành vận tải kho chứa, bưu điện 5,8%, dịch vụ giáo dục 4,1% [14.Tr.16].

Tình hình ngành công nghiệp bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những yếu tố chủ yếu như sau:

• Trong thời gian qua, trong việc hoạch định chính sách phát triển cơ chế lĩnh vực và chuyển dịch cơ cấu đã có nhiều khiếm khuyết.

• Đã thực hiện một cách hấp tấp tư nhân hóa ruộng đất, những xí nghiệp quốc gia cả về thời gian và về thời điểm.

• Những xí nghiệp quốc gia có quy mô lớn, không thể hoạt động linh hoạt trên thị trường tự do.

• Những thị trường truyền thống nước ngoài của hàng công nghiệp Mông Cổ đã bị bác bỏ.

• Hệ thống kế hoạch hoá tập trung nguyên liệu thô bị tan rã;

• Mức thuế nhập khẩu của hai nước LB Nga và Trung Quốc, là hai nước đối tác buôn bán chủ yếu của Mông Cổ, có mức 40-150% đã là trở ngại cho việc xuất khẩu những mặt hàng truyền thống Mông Cổ.

Với mục đích phục hồi và phát triển lại khu vực công nghiệp của nhà nước, Chính phủ Mông Cổ đã đề ra những mục tiêu chính sách cải cách như sau:

 Hình thành cơ cấu dựa vào doanh nhiệp tư nhân và hướng về xuất khẩu;

 Ngăn chặn sự chậm trễ của khu vực công nghiệp chế biến đã bị giảm liên tục trong những năm 90;

 Khôi phục lại và phát triển các khu vực công nghiệp truyền thống, tăng cường củng cố sức cạnh tranh quốc tế của hàng công nghiệp;

 Tăng năng suất và trình độ chế biến các xí nghiệp công nghiệp chế biến nguyên liệu thô nông nghiệp, tích cực thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu theo hướng hiệu quả.

Năm 1998-2001, nhịp độ tăng giá trị sản xuất các sản phẩm nông

nghiệp chăn nuôi bị giảm sút từ 6,4%- (-19,0%); năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp trong giai đoạn này đã phục hồi 3,8%-16,2%, trong đó ngành công nghiệp khai thác mỏ 4,9%-10,1%, ngành công nghiệp chế biến tăng 3,2%- 31,8%. Năm 1998 khu vực dịch vụ chiếm -0,1%, năm 2000 tăng

18,0%, năm 2001 8,2%; trong đó dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ sửa chữa hàng tiêu dùng gia dụng tăng -3,1% đến 10,1%, năm 1998, ngành vận tải kho chứa, bưu điện tăng 7,4%, năm 2000 tăng 25.2%, năm 2001 tăng 15,9% [14.Tr.16-17].

Trong giai đoạn này, mặc dù nhịp độ tăng giá trị sản xuất các sản phẩm những ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn tiếp tục tăng, nhưng nhịp độ tăng giá trị sản xuất các sản phảm ngành nông nghiệp chăn nuôi hạ xuống do những biến đổi thiên nhiên liên tục năm 2000-2002 dẫn đến tổng mức tăng trưởng nền kinh tế Mông Cổ có xu hướng giảm xuống, năm 1998 tốc độ tăng trưởng là 3,5%, năm 2001 giảm đến 1,0%. Nếu xét theo tỷ trọng trong GDP nền kinh tế ngành nông nghiệp chăn nuôi năm 1998 chiếm 70,3% GDP, năm 1999 chiếm 52,3%, năm 2000 đã chiếm -552,0%, năm 2001 chiếm âm -630,8% [14.Tr.17].

Năm 2002-2004, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong

thời kỳ này phục hồi trở lại, năm 2002 tăng 4,0% GDP, năm 2003 tăng 5,6%, 2004 đạt 10,6% là khá.

Năm 2002, nhịp độ tăng giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chăn nuôi vẫn trong tình hình bị suy yếu, mới bắt đầu năm 2003 có xu hướng tăng lên 5,6%, năm 2004 tăng 18,9%.

Năm 2002, nhịp độ tăng giá trị sản xuất các sản phẩm khu vực công nghiệp tăng 5,4%, năm 2003 tăng chậm hơn đạt 3,0%, nhưng năm 2004 tăng lên đạt 15,4%. Trong đó, năm 2002-2003 ngành công nghiệp khai thác mỏ bị suy thoái, năm 2004 tăng 31,9%, đầu tháng 8 năm 2005 đạt 6,6% [14.Tr.17- 18]. Nếu năm 1990 trong khu vực công nghiệp khai thác mỏ đã hoạt động 13 nhà máy, thì năm 2000 đã có 113, năm 2001 có 127, năm 2003 đã hoạt động 136 nhà máy. Năm 2001 giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp khai thác chiếm 44,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, và đến năm 2003 chiếm 56,7%.

Năm 2002 ngành công nghiệp chế biến tăng 22,1%; năm 2003 chiếm 2,1%, năm 2004 còn xuống 1,5%, đầu tháng 8 năm 2005 còn phát triển chậm lại bị âm

-27,3%. Nguyên nhân là bị giảm sút sản xuất các sản phẩm ngành công nghiệp dêt may bị âm -36,7%. Năm 2002, nhịp độ tăng giá trị sản xuất các sản phẩm ngành dịch vụ 12,2%, năm 2003 tăng 7,1%, năm 2004 tăng 4,0%, sự suy thoái này trực tiếp liên quan đến mức tăng trưởng dịch vụ bán buôn bán

lẻ, dịch vụ sửa chữa hàng tiêu dùng gia dụng giảm từ 13,3% xuống còn 2,8%, ngành vận tải kho chứa, bưu điện giảm 16,2%-9,0% [14.Tr.18].

Năm 2003, ngành nông nghiệp chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ sửa chữa hàng tiêu dùng gia dụng, ngành vận tải kho chứa, bưu điện góp phần tích cực cho tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm tăng 5,6%.

Năm 2004 ngành nông nghiệp chăn nuôi, khu vực công nghiệp, đặc biệt ngành công nghiệp khai thác mỏ, trong đó hoạt động những công ty khai thác quặng vàng; ngành vận tải kho chứa, bưu điện góp phần tích cực cho tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm tăng10,6%. Những mặt nổi bật chủ yếu của kinh tế–xã hội năm 2004, theo đánh giá của Bộ Tài chính do tình hình phát triển nhiều ngành kinh tế có tiến bộ. Bắt đầu từ năm 2004, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp phục hồi trở lại với mức tốc độ tăng trưởng 21,3%;

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w