Những thuận lợi:

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 111 - 115)

26 Thoả thuận hợp tác giữa hai cơ quan Tổng Kiểm toán quốc

2.3.2 Những thuận lợi:

Bước vào thiên nhiên kỷ mới, triển vọng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam trên mỗi lĩnh vực rất sáng sủa vì có nhiều nhân tố thuận lợi:

Một là, quan hệ thương mại Mông Cổ – Việt Nam đang được phát triển

trong môi trường quốc tế thuận lợi. Cả hai nước Mông Cổ và Việt Nam ổn định về chính trị, đang tiến hành cải cách kinh tế, có các chính sách và biện pháp phát triển kinh tế nhà nước của mình tích cực, có chủ trương đẩy mạnh quan hệ hợp tác, thương mại với các nước trên thế giới và khu vực, đặc biệt với các nước khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương. Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam cũng đã có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam.

Hai là, Mông Cổ quan tâm đến Việt Nam không chỉ vì hai nước có mối

quan hệ bạn bè truyền thống mật thiết lâu đời với nhau mà quan trọng hơn là do Mông Cổ nhìn nhận Việt Nam như là một đối tác chiến lược do vị trí địa lý của Việt Nam và vai trò to lớn của Việt Nam ở khu vực, đặc biệt trong khu vực ASEAN và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy hợp tác ASEAN - Mông Cổ.

Ba là, các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai nước tạo động lực mới cho

quan hệ kinh tế – thương mại phát triển. Những chuyến thăm chính thức giữa lãnh đạo, việc trao đổi các đoàn cấp cao của Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành giữa hai nước có ý nghĩa quan trọng và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hợp tác trên mọi lĩnh vực. Quan hệ hai nước về chính trị đã có bước phát triển đáng kể.

Bốn là, hai nước Việt Nam và Mông Cổ có quan hệ ngoại giao, kinh tế,

thương mại, đầu tư và hợp tác trên nhiều lĩnh vực từ nhiều năm nay, có truyền thống tốt đẹp, đặc biệt trong 15 năm gần đây mối quan hệ giữa hai nước đạt nhiều tiến bộ vượt bậc.

Năm là, Mông Cổ đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống điều tiết các hoạt

động kinh tế đối ngoại theo hướng hoàn chỉnh các cơ sở pháp lý nhằm tự do hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại, đầu tư cũng như tài chính tiền tệ, đồng thời tăng cường kiểm soát trong hoạt động kinh doanh đối ngoại trong đó cả việc đấu tranh với các vi phạm trong hoạt động hải quan, ngoại hối, đơn giản hoá các thủ tục hải quan, giảm chi phí cho các nhà kinh doanh thực thi pháp luật tốt.

Sáu là, đất nước Mông Cổ rộng, kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi,

nông nghiệp, dân số ít, do vậy thiếu sức lao động, (Đất nước Mông Cổ với diện tịch gấp 5 lần Việt Nam, nhưng dân số chỉ bằng 1/30 dân số Việt Nam, ngoài những mặt hàng truyền thống như da, lông cừu, còn có 15 triệu ha rừng. Những điều này đẫ cởi mở cho chúng tôi thấy nhiều cơ hội để phát triển quan hệ kinh tế.), ngoài ra do vị trí địa lý nên khí hậu của Mông Cổ khắc nghiệt, không thuận lợi cho vịêc trồng trọt những rau quả nhiệt đời, trong trường hợp như vậy, Việt Nam với lợi thế lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, là nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời có khả năng hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp chăn nuôi, khai thác, xây dựng... Mông Cổ là một thị trường có nhu cầu khá lớn về rau quả và các loại nông sản khác, là thị trường khá tốt đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng rau quả như dưa chuột, măng vá các loại gao có chất lượng cao, các loại gia vị hay thực phẩm đóng hộp, ngược lại nhập những mặt hàng như sữa, gia súc vật của họ. Việt Nam hiện nay thúc đẩy và phát triển ngành giầy da thì Mông Cổ giầu tài nguyên, nguyên liệu ngành chăn nuôi, có một nguồn cung khá dồi dào về da súc vật, thì hai nước có thể đẩy mạnh hợp tác có hiệu quả để Mông Cổ trở thành đối tác trong việc xây dựng các xí nghiệp liên doanh, đặc biệt phát triển các xí nghiệp nhỏ và vừa.

Có thể nói rằng, mỗi nước có những hàng hoá mà nước kia cần, có nhiều sản phẩm có thể đáp ứng thị trường của hai bên, phát triển và đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có vị trí tương đối quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu, có lợi thế.

Bẩy là, Mông Cổ là một đất nước có nhiều tiềm năng cho việc đầu tư,

như đã

Tám là, Mông Cổ cũng có thể được sử dụng như một nơi trung chuyển.

Các đối tác Mông Cổ và Việt Nam liên kết với các đối tác nước ngoài lập ra các liên doanh nhiều bên (ví dụ các liên doanh sản xuất hàng xuất khẩu sang vùng viễn Đông của Nga, và một số nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ và các nước thành viên tổ chức WTO hoặc xúc tiến từng thương vụ cụ thể.

Chín là, có nhiều doanh nhân Việt Nam đã và đang kinh doanh thành

công ở các thành phố lớn nước Mông Cổ. Trong đó, nhiều người Việt Nam đã được đào tạo đại học và trên đại học, học nghề tại Mông Cổ, vì vậy họ vừa có tình cảm gắn bó với đất nước và con người Mông Cổ, vừa rất hiểu thị trường

ở đây với những luật lệ, các quy định, định chế, tập quán, thói quen tiêu dùng, hệ thống kênh phân phối bán buôn, cách thức phân phối hàng một cách có hiệu quả cũng như việc thanh toán, dự báo được các rủi ro có thể xảy ra, thậm chí họ còn hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh từ các nước khác nhau.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w