Mông Cổ và APEC

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 147 - 148)

C/ TÀI LIỆU TIẾNG ANH:

2.1.1 Mông Cổ và APEC

Ba trụ cột hoạt động chính của APEC là tự do hoá thương mại và đầu tư; thuận lợi hoá thương mại và đầu tư; hợp tác kinh tế kỹ thuật, với các chương trình tập thể và chương trình hành động của từng quốc gia thành viên. Mục tiêu của APEC là nhằm xúc tiến cac biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn tòan tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác.

Chính phủ Mông Cổ hy vọng, Việt Nam sẽ giúp đỡ Mông Cổ gia nhập APEC, ASEM cũng như phối hợp chặt chẽ hơn nữa trên các diễn đàn, tổ chức quốc tế và khu vực. Mông Cổ với khả năng và kinh nghiệm đã có, sẽ chia sẻ, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO, cũng như ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường thực tại Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc khoá 2008-2009 [45]. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa Mông Cổ và Việt Nam trên diễn đàn ARF cũng như trên các diễn đàn khư vực và

quốc tế khác. Phía Việt Nam bày tỏ sực cảm thông và ủng hộ nguyện vọng của Mông Cổ được gia nhập APEC, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giũa ASEAN với Mông Cổ, đồng thời ủng hộ Mông Cổ tham gia đối thoại hợp tác Châu Á và các hoạt động của ASEM, là cuộc đối thoại và hợp tác không chính thức giữa 15 nước thành viên EU và Uỷ ban châu Âu cùng 10 nước châu Á. Đối thoại ASEM đề cập các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá, nhằm tăng cường quan hệ giữa hai châu lục trên tinh thần tôn trộng và bình đẳng. ASEM 5 là Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên coá sự góp mặt của 25 thành viên EU mới và một số tân thành viên châu Á.

Hiện nay, Mông Cổ chủ động và tích cực tham gia một cách sâu rộng vào các chương trình chương trình tự do hoá và lợi nhuận hoá thương mại của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với vịec thúc đẩy tự do hoá thương mại và để thực hiện những qui định trong Nghị định số 82/2000 đã được Chính phủ Mông Cổ thông qua năm 2000 về “Chương trình tự do hoá và lợi nhuận hoá thương mại và đầu tư tự nguyện của APEC” (gọi tắt là IAP - Individual Action Plan) [6].

Việc xây dựng đối tác kinh tế toàn diện APEC - Mông Cổ trong tương lai gần là một trụ cột quan trọng để nâng quan hệ đối tác đối tác kinh tế toàn diện APEC - Mông Cổ lên tầm cao mới; các rào cản thương mại, đầu tư, dịch vụ sẽ dần được dỡ bỏ, cùng với đó là việc tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực như tài chính, khoa học công nghệ, du lịch, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển nguồn nhân lực. APEC và Mông Cổ sẽ tiếp tục làm sâu sắc và mở rộng hơn nữa quan hệ hai bên, khả năng bổ sung lợi thế tự nhiên cho nhau về kinh tế, những điểm tuơng đồng về xã hội và văn hoá.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 147 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w