Những trở ngại chính trong việc thu hút vốn đầu tư vào Mông Cổ tập trung vào một số mặt sau:

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 47 - 52)

trung vào một số mặt sau:

• Sự ổn định về chính trị, luật pháp. • Cải cách và mở cửa nền kinh tế.

• Khả năng mở rộng thâm nhập vào hai thị trường láng giềng: LB Nga và Trung Quốc.

• Có một thị trường giàu tiềm năng của khoáng sản, nguyên liệu thô. • Dân số tương đương trẻ, trình độ giáo dục đào tạo cao.

• Lãnh thổ rộng dãi.

• Chính sách Chính phủ về khuyến khích và bảo hộ đầu tư vào Mông Cổ.

• Môi trường pháp lý thuận lợi.

• Thành viên của các tổ chức thương mại kinh tế, đầu tư và ngân hàng.

• Chính sách tư nhân hoá.

B. Những trở ngại chính trong việc thu hút vốn đầu tư vào Mông Cổ tập trung vào một số mặt sau: trung vào một số mặt sau:

• Tuy đã đơn giản hoá rất nhiều các thủ tục đầu tư, nhưng đối với việc thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, phiền hà, mất nhiều thời gian; công tác cán bộ còn nhiều bất cập.

• Tham nhũng.

• Nền kinh tế chưa ổn định. • Dân số ít (gần 2.6 triệu).

• Môi trường thiên nhiên và thời tiết không thuận lợi.

• Vốn tích luỹ chưa hoàn chỉnh, hạn chế về nguồn tài chính.

• Một số vấn đề về thuế suất và hải quan vẫn chưa được giải quyết, đang trong quá trình hoàn thiện.

• Sự phát triển của lĩnh vực hạ tầng cơ sở vật chất vẫn kém yếu. • Mông Cổ là một đất nước không có biển, thuộc vùng lãnh thổ xa biển. • Công nghệ kỹ thuật trong tình trạng kém phát triển.

• Thị trường Mông Cổ hạn hẹp.

• Lãi suất ngân hàng cao, cơ chế tổ chức ngân hàng còn kém phát triển. • Hệ thống luật pháp, chính sách chưa ổn định, có lĩnh vực không

nhất quán, đồng bộ.

• Vấn đề liên quan tới cổ phần đất đai. • Chế độ trang trại chưa phát triển.

• Sự yếu kém của việc thông tin và quảng cáo.

• Sự lệ thuộc mạnh từ biến động thị trường thế giới về giá cả các mặt hàng xuất khẩu dựa vào nguyên liệu thô.

• Đầu tư nội địa không hiệu quả.

Bảng 1.8: Tổng vốn đầu tư Mông Cổ, theo cơ cấu nguồn vốn và tỷ trọng GDP, (1990-2004)

Năm Tổng

vốn đầu

Nguồn vốn, triệu tugrug Tỷ trọng GDP, % Đầu tư trong

nước Đầu tư nước ngoài Tổng vốn đầu Đầu tư

trong nước Đầu nước ngoài Đầu trực tiếp nước ngoài Đầu tư nhà nước Vay ngân hàng Đầu nhà nước Vay ngân hàng 1990 3 383,9 1237,2 378,9 1233,6 32,3 11,8 3,6 11,8 - 1991 3 928,7 970,1 267,8 1558,6 20,8 5,1 1,4 8,2 - 1992 5 052,5 946,8 1702,8 810,0 10,7 2,0 3,6 1,7 - 1993 45 200,0 5000,0 4400,0 24000,0 23,2 2,6 2,3 12,3 0,7 1994 62 214,8 9714,8 3900,0 30100,0 19,2 3,0 1,2 9,3 1,5 1995 91 527,0 13200, 0 9000,0 42710,0 16,6 2,4 1,6 7,8 3,3 1996 135250,9 8385,9 5034,9 82425,2 20,9 1,3 0,8 12,7 5,7 1997 180300, 0 19000, 0 8000,0 113300, 0 21,7 2,3 1,0 13,6 4,0 1998 207956,4 25513,4 13001, 6 99580,0 25,4 3,1 1,6 12,2 5,0 1999 257342,3 24484, 8 11005, 2 146189,1 27,8 2,6 1,2 15,8 10,0 2000 284733,5 37442,4 22700, 0 168036,9 27,9 3,7 2,2 16,5 10,1

2001 309530,4 40870,3 3 11018, 4 200905, 5 27,7 3,7 1,0 18,0 12,1 2002 329270,2 44215,5 22639,0 210279,6 26,5 3,6 1,8 16,9 15,8 2003 426660,3 55028, 7 29822,6 274129,5 29,2 3,8 2,0 18,8 15,8 2004 501876, 0 69021,7 57449,9 240513, 0 27,8 3,8 3,2 13,3 -

Nguồn: Tổng Cục thống kê Mông Cổ

1.3.4 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Mông Cổ

1.3.4.1 Khái quát tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài theo cơ cấu của Mông Cổ Mông Cổ

Năm 1990, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ tập trung vào những ngành thương mại, dịch vụ (ăn uống công cộng) (89,7%), và văn hoá nghệ thuật, giáo dục, khoa học, báo chí (10,3%); từ năm 1993 vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào trên tất cả các lĩnh vực nền kinh tế Mông Cổ. Trong giai đoạn 1990-1993, tổng vốn đầu tư nước ngoài tăng lên 2,1-3,4 triệu USD, xét vốn đầu tư FDI theo cơ cấu: thương mại dịch vụ (ăn uống công cộng) 5,3- 25,3%; công nghiệp nhẹ (18,0-39,7%); công nghiệp chế biến nguyên liệu thô gia súc (0,8-44,7%); nông nghiệp chăn nuôi 2,3-27,9%); đồ gỗ (5,9%) [14.Tr.11].

Trong giai đoạn 1994-1996, đầu tư FDI tăng lên từ 3.4 triệu USD đến 53,6 triệu USD, từ năm 1994 đã có xu hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư và đứng đầu so với những cơ cấu đầu tư khác: công nghiệp khai thác mỏ (chiếm 7,1-21,5% tổng vốn đầu tư); công nghiệp nhẹ (5,1-25,0%), công nghiệp chế biến nguyên liệu thô gia súc (15,5-18,8%).

Trong giai đoạn 1996-2000, có thể nhận xét tổng vốn đầu tư FDI có xu hướng giảm xuống. Năm 1996-1998, nhịp độ tăng trưởng vốn đầu tư FDI tại lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ đạt 36,2-42,3%; công trình xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng (9,9-16,1%) tăng lên so với những ngành khác: năm 1999, công nghiệp nhẹ (dệt may) 19,2 triệu USD (xem bảng 1.9), năm 2000 vốn đầu tư tăng 27,1 triệu USD hay là chiếm 22,1% và 29,0% tổng vốn đầu tư; công nghiệp chế biến nguyên liệu thô gia súc năm 1999, 2000 chiếm

9,6%, 12,3% tổng vốn đầu tư. Có thể xét, tại Mông Cổ tỷ trọng vốn đầu tư FDI vào khu vực công nghiệp chế biến không đáng kể so với các nước đang phát triển khác [14.Tr.11].

Sau năm 2001, nhịp độ tăng trưởng vốn đầu tư FDI tại lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ có xu hướng tăng mạnh và đến nay vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất tổng vốn đầu tư FDI. Năm 2001-2004 vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ tăng lên 56,9-147,6 triệu USD (tăng gấp 2,5 lần), tỷ trọng tổng vốn đầu tư FDI đạt 22,0-76,3%. Năm 2002, vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ (ăn uống công cộng) 89,5 triệu USD, chiếm 51,2% tổng vốn FDI, năm 2004 chiếm 15,8%. Vào năm 2001-2003, vốn đầu tư FDI vào ngành công nghiệp nhẹ có xu hướng giảm xuống, nhưng vào năm 2004 đã đầu tư khoảng 21,0 triệu USD, chiếm 8,9% [14.Tr.13].

Như vậy, bắt đầu từ năm 1999, vốn đầu tư có xu hướng tăng (vốn đầu tư chiếm 26,5-29,2% GDP) do ảnh hưởng tốc độ tăng vốn đầu tư nước ngoài, trong đó vốn đầu tư FDI chiếm 61,2-93,5% tổng vốn nước ngoài (xem bảng 1.9).

1.3.4.2 Xét theo cơ cấu FDI của nước ngoài vào Mông Cổ từ năm 2000 đến cuối năm 2004 và tính theo tỷ trọng vốn đầu tư FDI đăng ký tại cuối năm 2004 và tính theo tỷ trọng vốn đầu tư FDI đăng ký tại Mông Cổ là (xem bảng 1.10):

o Những năm gần đây vốn đầu tư FDI đã có xu hướng đầu tư cho lĩnh

vực nông nghiệp, trong đó ngành trồng trọt, thành lập những trang trại

chăn nuôi gia súc, năm 1997 đã đàu tư FDI có đạt 1,3 triệu USD (đã thành lập 1 công ty có vốn đầu tư FDI), năm 1998 đạt 1,4 triệu USD (19 công ty), năm 1999 tăng lên khoảng 3,3 triệu USD (14 công ty), nhưng vào năm 2000 do vốn đầu tu FDI giảm số công ty có vốn FDI cũng giảm theo). Định hướng thu hút ĐTTTNN trong những năm tới của Mông Cổ là khuyến khích mạnh thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, Mông Cổ khuyến khích các dự án môi trường, chế biến các sản phẩm nông - lâm nghiệp gắn liền với việc phát triển các vùng nguyên liệu, đặc biệt chú trọng các dự án ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các loại giống mới có chất lượng cao. Khuyến khích các dự án cơ khí phục vụ nông nghiệp, các dự án dịch vụ nông nghiệp.

o công nghiệp khai thác mỏ chiếm 17,8-72,3%. Hiện nay, đa số vốn

đầu tư nước ngoài chủ yếu chảy vào ngành khai thác mỏ. Năm 2000, vốn đăng ký đạt khoảng 16,8 triệu USD, tỷ trọng tăng chiếm 6,1% tổng

vốn đầu tư FDI; năm 2001 đạt 56,9 triệu USD, chiếm 10.1%; năm 2002 giảm đến 38,5 triệu USD, chiếm -6,9%; năm 2003 tăng mạnh 150,2 triệu USD, chiếm -1,3%; năm 2004 đạt 147,6 triệu USD, chiếm 31,9% tổng số vốn FDI.

o công nghiệp nhẹ (đa số là dệt may) chiếm 1,7-29,0%. Những năm gần

đây, vốn đầu tư FDI chảy cho ngành này đạt 2,9-27,1 triệu USD của 6- 37 công ty được lập bằng vốn đăng ký đầu tư FDI.

o chế biến nguyên liệu thô gia súc chiếm 0,2-12,3%. Cuối năm 2000,

tổng số gia súc Mông Cổ đạt 30,8 triệu, bao gồm con cừu, dê, bò, ngựa, lạc đà. Tổng số lượng có thể cung cấp trung bình trong một tháng là 3,3 nghìn tấn cashmere; 21,7 nghìn tấn len cừu; 4,0 triệu miếng da; 310,6 nghìn tấn thịt. Bình quân một năm thành lập 3-23 công ty có vốn đăng ký 0,3-11,6 triệu USD.

o ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng 1,2-16,1%; o thương mại, dịch vụ 4,2-51,2%;

o tài chính – ngân hàng 0,1-16,1%;

o các lĩnh vực khác 30% (trong đó ngành du lịch chiếm 2%)

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu theo ngành của FDI tính đến cuối năm 2003

Xét theo địa bàn, trong giai đoạn 1996-2003 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thủ đô Ulaanbaator tăng từ 49,9-194,3 triệu USD, chiếm 93,1- 98,7% tổng vốn đầu tư trong nước, còn lại đã đăng ký tại các thành phố và tỉnh khác: đa số tại tỉnh Orhon, Đornod, Đarhan-Uul và tỉnh Bayan-Ulgii [14.Tr.14].

1.3.6 Nguồn và nơi đến của vốn FDI ở Mông Cổ

Tính đến năm 2003, một số đối tác theo thứ tự vốn đăng ký (xem bảng 1.11):

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w