Một vài nét về quan hệ thương mại song phương Mông Cổ – Trung Quốc:

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 145 - 147)

C/ TÀI LIỆU TIẾNG ANH:

1.2 Một vài nét về quan hệ thương mại song phương Mông Cổ – Trung Quốc:

Quan hệ hợp tác kinh tế, mậu dịch Mông Cổ- Trung Quốc đã nhanh chóng được củng cố và ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực kể từ năm 1990, sau khi Liên Xô cũ tan rã, đặc biệt từ năm 1998 hoạt động hợp tác, buôn bán giữa hai nước phát riển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đén năm 1999 so với năm 1990 kim ngạch thương mại tăng 7,9 lần, trong đó xuất khẩu 17,2, nhập khẩu 3,2 lần. Nếu năm 1998 kim ngạch buôn bán giũă hai nước chiếm 29,3%, năm 2000 tăng 2 lần chiếm 58,9% tổng kim ngạch ngoại thương Mông Cổ. Năm 2003, kim ngạch buôn bán hai nước Mông Cổ – Trung Quốc đạt 448 triệu USD, đây là 1/3 tổng kim ngạch ngoại thương Mông Cổ. Điều nay chứng tỏ Trung Quốc là một đối tác quan trọng của Mông Cổ. Những mặt hàng Mông Cổ xuất sang Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm thô. Ví dụ, năm 1999, nước Mông Cổ đã xuất sang thị trường Trung Quốc 88,9% của tổng quặng đồng, 98,4% mô lip đen, 100% dầu thô, 98,6% đồ sắt vụn, 98-100% da gia súc, 98,6% của tổng lòng chưa chế biến. Hàng Trung Quốc xuất sang thị trường Mông Cổ gồm thực phẩm lương thực, nông sản, dược phẩm, vật liệu xây dựng, một số hàng tiêu dùng. Ví dụ, trong giai đoạn 1998-1999 Mông Cổ đã đáp ứng được nhu cầu về một số hàng thực phẩm lương thực cần thiết cho nhân dân Mông Cổ nhập từ Trung Quốc: hàng bột mỳ chiếm 75,8-87,2% tổng nhu cầu về bột mỳ, khoay tây 92,1-97,2%, hoa quả 100%, gạo 99,5-61,7%, đường trắng 25,7-34% (xem bảng 1.12). [24.Tr.43]

Về quy mô hoạt động thương mại hai nước, kim ngạch xuất nhập khẩu giũă Mông Cổ và Trung Quốc qua các năm như sau:

Băng PL1.1: Thương mại Mông Cổ – Trung Quốc 1991-2003 199 0 1995 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng kim ngạch, triệu USD 33,6 122,3 143,4 285, 8 400, 1 374,5 388, 2 448,3 Tỷ trọng chiếm trong tổng kim ngạch ngoại thương Mông Cổ, % - 13,8 19 29,5 35 32,3 32,0 32,3

Xuất khẩu, triệu

USD 11,3 77,8 88,4 208, 2 274,3 238,3 220,5 276,7 Tỷ trọng chiếm trong tổng kim ngạch xuất khẩu Mông Cổ, % 1,7 14,3 29,3 45,8 51,2 45,7 42,1 46,1 Nhập khẩu, triệu USD 22,3 44,5 55,0 77,6 125,8 136,2 167,7 171,6 Tỷ trọng chiếm trong tổng kim ngạch nhập khẩu Mông Cổ, % - 10,1 11,6 15,1 20,5 21,3 24,3 21,8

Nguồn: Tông Cục Thống kê Mông Cổ

PL I.2 Quan hệ kinh tế thương mại Mông Cổ và một số nước khu vực Đông Nam Á

2.1 Vị trí quan trọng của Việt Nam trong Chinh sách đối ngoại của Mông Cổ với tư cách là đối tác hàng đầu Đông Nam Á

Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ, ASEAN cũng bị cuốn hút vào tiến trình chung của thế giới, ngày càng hoàn thiện tổ chức của mình, từng bước thực hiện thoả thuận AFTA, tăng cường vị thế trên các diễn đàn ARF, APEC, ASEM và mở rộng mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá… Sự mở rộng mối liên kết kinh tế với các nước xung quanh là nhu cầu tất yếu đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

Mông Cổ đánh giá rất cao vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, và đặc biệt Mông Cổ coi Việt Nam là đối tác hàng đầu của Mông Cổ

trong khu vực Đông Nam Á, coi Việt Nam là một thị trường quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Trong mối quan hệ với các nước thuộc khu vực này, Mông Cổ đặc biệt chú trọng tới Việt Nam do nước Việt Nam có một ý nghĩa đặc thù đối với lợi ích của Mông Cổ. Mông Cổ không những thu được lợi ích từ bản thân mối quan hệ này mà còn thu được nhiều lợi ích khác nhờ phát triển các mối quan hệ với các nước ASEAN thông qua Việt Nam.

Về hợp tác trong chính sách đối ngoài, hai nước Mông Cổ và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng trong chính sách đối ngoài và chia sẻ nhiều quan điểm giống nhau về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế. Mông Cổ và Việt Nam có quan điểm tương đồng trong các vần đề quốc tế như trong việc tăng cường ổn định và an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc củng cố quan hệ hợp tác chính trị giữa hai nước sẽ là một đóng góp thiết thực trong việc hình thành một mô hình quan hệ mới trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dựa trên những nguyên tác về hợp tác, chủ quyền và bình đẳng.

Việt Nam và Mông Cổ sé cùng nhau thúc đẩy việc phát triển các cơ chế khu vực, đặc biệt là tiến trình ASEAN+3, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn đối thoại Hợp tác châu Á (ACD), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á– Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) và các cơ chế hợp tác tiểu khu vực.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 145 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w