Những tiền đề lịch sử dẫn đến thành lập và phát triển mối quan hệ truyền thống và hữu nghị hai nước Mông Cổ Việt Nam.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 70 - 74)

1. Trung Quốc hiện đứng vị trí đầu tiên (từ 1996 liên tục), đạt từ 0,1-

2.1.1.2 Những tiền đề lịch sử dẫn đến thành lập và phát triển mối quan hệ truyền thống và hữu nghị hai nước Mông Cổ Việt Nam.

quan hệ truyền thống và hữu nghị hai nước Mông Cổ - Việt Nam.

Việt Nam và Mông Cổ là hai nước có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và văn hoá.

a. Vài nét về lịch sử cổ đại của quan hệ truyền thống hai nước Mông Cổ và Việt Nam

Mông Cổ là một đất nước với bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Trong thời kỳ nào của lịch sử Mông Cổ bao giờ cũng có quan hệ hữu nghị truyền thống trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về kinh tế - thương mại với các nước láng giềng và trên thế giới.

+ Giai đoạn đặc biệt trong lịch sử Mông Cổ thời kỳ từ cuối thế kỷ 12

đến cuối thế kỷ XIV do ông vua Thành Cát Tư Hãn, là "Sứ giả của Thượng đế quốc phải xuống trần để trừng phạt các ngươi" đã đem quân ra liên tiếp xâm lược và thống trị nhiều nước ở Châu Á và Châu Âu, năm 1206 thành lập đế quốc Mông Cổ và cùng với con cháu tạo nên một siêu quốc gia "hùng mạnh nhất lịch sử loài người, đã trải dài từ biển Trung Hoa và Thái Bình Dương đến

bờ Địa Trung Hải". Thời kỳ này là thời kỳ cực thịnh của lịch sử Mông Cổ [60].

Trong thời đại ấy, đế quốc Mông Cổ đã thống trị và bảo vệ những đầu mối chủ yếu của "Đường lụa" với mục đích thực hiện chính sách thúc đẩy và phát triển mở rộng mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa nhân dân các nước phương Nam với nhân dân các nước phương Đông. Điều này đã tác động mạnh mẽ tới sự phát triển quan hệ thương mại của những nước Đông Nam Á nói chung và đến ngoại thương nước Đại Việt nói riêng. Ví dụ, có những tài liệu lịch sử nói rằng, những thương nhân A-Rập, Ui-ga qua nước Trung Quốc đã tới thủ đô Thăng Long của nước Đại Việt trao đổi buôn bán hàng hoá.

Như vậy, nước Mông Cổ đã giữ vai trò nhất định trong lịch sử cổ đại của quan hệ quốc tế - thương mại thế giới, và đã góp phần đáng kể vào nền thương mại thế giới trong một khoảng thời gian lịch sử.

+. Cả hai nước đã đấu tranh kiên cường chống ngoại xâm để giành độc

lập và tự do. Trong tiến trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và quá trình tiến hành các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh đấu tranh chính trị và ngoại giao, quan hệ đối ngoại Việt Nam đã tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc láng giềng và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Cũng giống như nhiều quốc gia trên thế giới nói chung, và ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, Việt Nam và Mông Cổ đã giành được độc lập bằng sự hy sinh to lớn của dân tộc. Vì vậy, nhân dân hai nước Mông Cổ -Việt Nam đều có chung một nguỵên vọng là duy trì hoà bình ổn định để xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Ngay chính trong quá trình lịch sử phát triển của hai nước Mông Cổ - Việt Nam đã tạo ra những điều kiện tất yếu cho việc cải thiện quan hệ truyền thống và hữu nghị giữa hai nước. Nước Mông Cổ trong quá trình lịch sử của mình đã trở thành một trong những nước Châu Á giành được độc lập - tự do đầu tiên (vào năm 1921).

Đất nước Mông Cổ đã qua thời kỳ dưới ách thống trị của đế quốc Mãn Thanh trong thời gian dài, khoảng 200 năm. Sau khi Phong trào Giải phóng dân tộc năm 1911 thành công, nước Mông Cổ tuyên bố độc lập. Nhưng vào năm 1919 Mông Cổ lại bị xâm lăng do đế quốc Trung Quốc tiến hành. Vào năm 1921, dưới ngọn cờ Cách mạng tháng mười Nga (năm 1917) và nhờ sự

ủng hộ của nước Nga Xô Viết, Mông Cổ đã giành lại độc lập và tự do, trở thành nhà nước Cộng sản thứ hai trên thế giới.

Mông Cổ luôn giữ vững lập trường trước sau như một đoàn kết ủng hộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc, các quốc gia trên thế giới nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng. Như vậy, tóm lại, quan hệ hai nước Mông Cổ - Việt Nam có bề dày lịch sử, có truyền thống tốt đẹp, đã thu được những thành tựu to lớn trong hơn bốn thập kỷ quan hệ ngoại giao vừa qua, đặc biệt trong 15 năm gần đây mối quan hệ giữa hai nước có đầy đủ cơ sở và những điều kiện thuận lợi để ngày càng được củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống và mối quan hệ hợp tác nhiều mặt vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á đánh đổ ách thống trị thực dân cũ và cũng là nước chủ nghĩa xã hội đầu tiên. Trong thời kỳ khi quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước mới bắt đầu xây dựng và phát triển vào những năm 50, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược, giành độc lập và thống nhất thực sự cho dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến theo xã hội chủ nghĩa.

Ngày 30-4-1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng với thắng lợi to lớn của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, cả nước tiếp tục tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Trải qua hơn 30 năm chiến tranh để giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc nhân dân Việt Nam hiểu rất sâu sắc cái giá của độc lập tự do và điều kiện hoà bình để xây dựng đất nước Việt Nam.

Hai nước Mông Cổ - Việt Nam sau tuyên bố độc lập đều đã chọn con đường phát triển đi lên xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Con đường phát triển mới này đã tạo thuận lợi phát triển về cả mặt Chính trị, Văn hoá- xã hội, Khoa học - công nghệ, Du lịch, đặc biệt là về Kinh tế - Thương mại hai nước theo đặc điểm quan hệ quốc tế thời kỳ đó.

Vì vậy, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân hai nước Mông Cổ - Việt Nam đã là tiền đề chủ yếu trong sự việc phát triển quan hệ truyền thống và hữu nghị của hai nước Mông Cổ - Việt Nam.

b. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển quan hệ ngoai giao hai nước Mông Cổ và Việt Nam

Đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày hai nước Việt Nam - Mông Cổ thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 17-11-1954, Đại sứ đầu tiên của Mông Cổ tại Việt Nam - ông B. Ochirbat đã trình Quốc thư tại Việt Nam.

Quan hệ chính trị đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy các quan hệ khác. Trên thực tế điều này đã được nhận thức đầy đủ không chỉ ở cấp lãnh đạo hoạch định chính sách mà ở cấp thực thi chính sách. Kể từ năm 1991, tiếp xúc chính trị giữa hai nước được duy trì và đẩy mạnh. Chính các cuộc tiếp xúc chính trị đã tháo gỡ các khó khăn về các mặt hoặc thúc đẩy quan hệ phát triển hơn nữa. Điều đáng nói nữa là tiếp xúc chính trị góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách của cả hai nước, đồng thời còn củng cố lòng tin và sự yên tâm làm ăn lâu dài của các nhà doanh nghịêp, các nhà đầu tư.

Sau khi thiết lập ngoại giao, chuyến thăm chính thức Mông Cổ của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1955 và chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bí thư thứ nhất Đảng Cách mạng nhân dân Mông Cổ, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Yu.Tsedenbal là cơ sở quan hệ vững chắc giữa hai nước Mông Cổ - Việt Nam. Những chuyến thăm chính thức giữa lãnh đạo, việc trao đổi các đoàn cấp cao của Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành giữa hai nước có ý nghĩa quan trọng và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hợp tác trên mọi lĩnh vực.

Ngày 10-6-1957 Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại đầu tiên đã được Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam ký kết [21]. Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại này là một bằng chứng chứng tỏ quá trình hợp tác hữu nghị giữa hai nước đã bước sang trang đầu mới sự phát triển hợp tác kinh tế - thương mại. Sự phát triển hợp tác kinh tế - thương mại với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là kết quả việc thực hiện đúng với chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của nước Cộng Hòa Chủ Nghĩa Mông Cổ.

Hiện nay, quan hệ Mông Cổ -Việt Nam đã phát triển trên nhiều lĩnh vực như về chính trị, kinh tế - thương mại, văn hoá - xã hội, khoa học - công nghệ, du lịch. Trong tiến trình lịch sử lâu dài phát triển nền kinh tế - thương mại hai nước Mông Cổ -Việt Nam, chúng tôi đặc biệt chú trọng giai đoạn từ 1990 đến nay.

Có thể nhấn mạnh rằng, kể từ năm 1990 đến nay, quan hệ hai nước đạt nhiều tiến bộ vượt bậc, và mối quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại hai nước bước vào giai đoạn mới khi bắt đầu phát triển một cách tích cực và mạnh mẽ, và giai đoạn này đã trở thành một yếu tố quyết định trong lịch sử phát triển quan hệ kinh tế - thương mại hai nước.

Để đáp ứng mong muốn của lãnh đạo cấp cao và nhân dân hai nước hai nước Mông Cổ và Việt Nam, các ngành, các cấp có liên quan và doanh nghiệp của hai nước cần thông qua việc tăng cường các cuộc tiếp xúc cấp cao, các cuộc tham khảo ý kiến tìm hiểu thị trường của nhau thường kỳ ở các cấp để đưa quan hệ kinh tế - thương mại Mông Cổ - Việt Nam ngang tầm với mối quan hệ chính trị hiện nay, để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tạo không khí chính trị thuận lợi cho việc phát triển hợp tác nhiều mặt giữa hai bên, đặc biệt về mặt kinh tế - thương mại giữa hai nước Mông Cổ -Việt Nam.

Bằng chứng là, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mông Cổ P.Ochirbat tháng 3/1994 với ký kết "Tuyên bố chung hợp tác

Mông Cổ - Việt Nam" và chuyến thăm chính thức Mông Cổ của Chủ tịch

nước CHXHCN Việt Nam Trần Đức Lương vào tháng 4/2000 đã trở thành một tác nhân kích thích để tăng cường sự hợp tác bình đẳng và cùng có lợi trong lĩnh vực kinh tế - thương mại giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam.

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mông Cổ P.Ochirbat đã tạo ra nền tảng pháp lý mới và những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động đối ngoại của mỗi nước với nhau.

Chuyến thăm Mông Cổ của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương đã mở ra một giai đoạn mới trong sự hợp tác của hai nước, thúc đẩy hơn nữa quan hệ trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm vì lợi ích của hai nước.

Trong chuyến thăm này, hai bên đã ra sức hỗ trợ cho sự phát triển các quan hệ kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật tạo ra những điều kiện pháp lý, tài chính và kinh tế thuận lợi cho sự phát triển đó. Có thể nói rằng tầm cao của sự hợp tác Mông Cổ -Việt Nam tương xứng với tiềm năng phong phú của hai nước và đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước đã được tạo lập.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w