26 Thoả thuận hợp tác giữa hai cơ quan Tổng Kiểm toán quốc
2.2.2.1 Phiên họp lần thứ VIII của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật
Uỷ ban Liên Chính phủ Mông Cổ - Việt Nam về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật được thành lập năm 1979 cà đã tiến hành 10 kỳ họp.
2.2.2.1 Phiên họp lần thứ VIII của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật
Vào tháng 5 -1996 phiên họp lần thứ VIII của Uỷ ban liên Chính
phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật đã đuợc tiến hành
tại Ulaanbaatar, sau bị chững lại trong vòng 8 năm qua.
Trong đợt công tác này, hai bên trao đổi ý kiến về vấn đề khối phục lại quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại bị ngưng trệ vào những năm đầu thập kỷ 90 và hai bên đã được ký một số hiệp địng quan trọng về hợp tác kinh tế -
thương mại, khoa học - kỹ thuật giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam. Hai bên đã trao đổi với nhau một lượng thông tin lớn về tình hình kinh tế, thị trường hai nuớc trong thời gian qua, còn hai bên đã tập trung giải quyết vấn đề tiến hành cải cách trong lĩnh vực thanh toán, vấn đề quản lý ngoại hối. Những thảo luận này đã tạo niềm tin cậy và phấn chấn nhiều hơn của các nhà doanh nghiệp hai nước đã và đang hướng về thị trường của nhau.
Theo những thỏa thuận giữa hai bên, các đoàn doanh nghiệp công ty Mông Cổ và Việt Nam đã có các cuộc thăm viếng lẫn nhau, thực hiện các công việc ký kết các hiệp định thư, hợp đồng hợp tác, nghiên cứu thị trường như [2]:
• Các đại diện của Công ty "Ulanbator Impex" đến thăm Việt Nam và ký hợp đồng với Tổng công ty rau qủa "Vegetexco" của Việt Nam;
• Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan hai nước ký Nghị định thư hợp tác về Hải quan;
• Đòan Tổng công ty da giầy Việt Nam đã đến thăm Mông Cổ có cuộc gặp làm việc với Tổ hợp công ty da giầy "Ajnai" và với công ty trách nhiệm hữu hạn “Mongol savhi” Mông Cổ và ký két Biên bản hợp tác; • Đoàn Tổ hợp dầu khí Việt Nam tahưm Ulan-Bator, thảo luận với công
ty dầu mỏ.
• Ngoài ra còn các công ty "Mongol Salkhit", "Tengis Trade", "Uud" có quan hệ thương mại với những công ty Việt Nam. Phòng Thương mại, Công nghiệp hai nước cũng đã thông báo sẽ tham gia các hội chợ triển lãm được tổ chức tại mỗi nước.
Như vậy, đây là những ví dụ điển hình về cởi mở và quyết tâm tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho gia tăng kim ngạch buôn bán và khả năng đầu tư vào hai nước lẫn nhau, cải thiện môi trường đầu tư, mở rộng thị trượng bằng cách tăng thêm số mặt hàng có thể cung cấp trên thị trường hai nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Có thể nói rằng với những nỗ lực của cả hai phía đã có cơ sở để khẳng định rằng sự củng cố và mở rộng hơn nữa mối quan hệ đó trên cơ sở ổn định bền vững lâu dài đã đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu và có hiệu qủa hơn nữa để tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nguyện vọng lợi ích của cả hai nước.
2.2.2.2 Phiên họp lần thứ IX của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật