B. Khả năng nhập khẩu từ Mông Cổ:
3.3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước xúc tiến thương mại, đầu tư từ phía Chính phủ
thương mại, đầu tư từ phía Chính phủ
Đây là giải pháp rất quan trọng, nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước. Trong thời gian tới, để có thể nâng cao tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia, xúc tiến đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước, cần có những chính sách hỗ trợ xuất nhập khẩu như:
Chính phủ hai nước cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho hoạt động thương mại, như tổ chức thực hiện phát triển Trung tâm thương
mại, văn hoá tại Ulanbaatar, thủ đô nước Mông Cổ. Từ phía Mông Cổ nên
tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện dự án này trong thời gian tới, dành những chế độ ưu đãi trong việc sự phát triển của Trung tâm. Tại Trung tâm thương mại sẽ tổ chức những hoạt động như:
Hoạt động kinh doanh trực tiếp;
Thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá của hai nước, vừa thực hiện cung ứng các dịch vụ trợ giúp miễn phí hoặc phí thấp cho các nhà kinh doanh và đầu tư Việt Nam khi tiếp cận thâm nhập vào thị trường Mông Cổ;
Các dịch vụ hỗ trợ kèm theo: cung cấp các thông tin về nghiên cứu thị trường, du lịch, khách sạn...
Cũng cần chú trọng đến nghiên cứu thị trường để hỗ trợ cho sản xuất trong nước theo kịp với sự thay đổi của thị trường hai nước, cũng như định hướng cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Sự phối hợp các chính sách từ khâu nghiên cứu thị trường, sản xuất đến phân phối hàng hóa hướng về mục tiêu xuất khẩu.
Những năm vừa qua, Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế,
khoa học, kỹ thuật Mông Cổ – Việt Nam đã cố gắng họp thường xuyên.
Uỷ ban liên Chính phủ nên tiếp tục cải tiến nội dung và phương thức hoạt động để không ngừng nâng cao hiệu quả công tác của Uỷ ban. Bên cạnh đó, Phòng công nghiệp thương mại của mỗi nước cũng nên chủ động phối hợp với Uỷ ban liên Chính phủ tổ chức cho doanh nghiệp khảo sát thị trường hoặc tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế ở mỗi nước. Những cuộc gặp gỡ trên này có thể mở ra hướng làm ăn mới cho các doanh nhân của cả hai phía, tìm kiếm đối tác liên doanh, trao đổi hàng hoá v.v… Qua các khoá họp của Uỷ ban liên Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật cần có sự định hướng của Nhà nước và hoạch định chiến lược về ngành hàng, mặt hàng xuất nhập khẩu có lợi thế của hai quốc gia vào thị trường với nhau, từ đó có chính sách đầu tư hợp lý. Cần bàn sâu và cụ thể các vấn đề hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, kể cả các vấn đề đầu tư sản xuất trong một số lĩnh vực tại Việt Nam, chứ không chỉ đầu tư một chiều từ Việt Nam sang Mông Cổ như hiện nay. Diễn đàn doanh nghiệp đầu tiên giữa hai nước được tổ chức tại Hà Nội tháng 1 năm 2005 dưới sự bảo trợ của Phòng công nghiệp thương mại của mỗi nước đã làm cho các doanh nghiệp hai nước xích lại gần nhau.
Phòng Thương mại và Công nghiệp mỗi nước có thể sẽ tổ chức “Diễn đàn doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước Mông Cổ và Việt Nam“.
Mục đích của diễn đàn là đánh giá triển vọng và xác định hướng đi ưu tiên cho sự phối hợp hành động về thương mại-kinh tế và đầu tư của hai nước Mông Cổ và Việt Nam. Trong khuôn khổ của Diễn đàn có thể tổ chức các chương trình: Khảo sát thị trường hai nước, làm thế nào để liên kết những cơ hội làm ăn giữa doanh nghiệp Mông Cổ và Việt Nam; Giới thiệu môi trường và chính sách đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước; Hội nghị trao đổi công nghệ (công nghệ thông tin, công nghệ bảo vệ nguồn nước, ... ; Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động doanh nghiệp vừa và nhỏ; tham quan Khu thương mại kinh tế tự do. Đồng thời tổ chức hội chợ - triển lãm với chủ đề chính: trưng bày những sản phẩm như dệt may, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm và đồ uống, hàng gia dụng, sản phẩm hoá chất, tân dược, thiết bị y tế và dược phẩm, điện tử, vật liệu xây dựng và các sản phẩm mà hai bên đang quan tâm nhiều nhất.
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại song phương trên cơ sở đa dạng hoá trao đổi hàng hoá, trong khuôn khổ khuyến khích việc mở rộng hoạt động nằm tiến trình hợp tác tìm kiếm cơ hội đầu tư và thu hút đầu tư, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, thúc đẩy thương mại giữa doanh nghiệp Mông Cổ và Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung, phát triển các hình thức hợp tác mới cũng như tăng cường các quan hệ hợp tác địa phương cần thiết lập Ban đièu hành thường trực làm một công cụ quan trọng để có thể đạt được một quan hệ đối tác hai nước Mông Cổ và Việt Nam bền vững và chặt chẽ hơn, đồng thời coi đó là một phương tiện để truyền đạt tới các nhà lãnh đạo Chính phủ những nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp. Trong thành phần của Ban điều hành thường trực có đại diện các bộ, ngành có liên quan tới lĩnh vực thương mại và đầu tư đồng thời có đại diện của các công ty ngành hàng trong quan hệ trao đổi thương mại giữa hai nước. Qua những phiên họp của Ban điều hành thường trực được tổ chức hàng năm, cần phát triển toàn diện và đa dạng thêm quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song phương có tính dài hạn và cần thông qua các nỗ lực thoả thuận chung nhằm mục đính tạo các điều kiện cần thiết để tiếp tục tăng khối lượng trao đổi hàng hoá song phương đạt 10-15 triệu USD vào năm 2010 [43].
Mở rộng quan hệ kinh tế – thương mại ở cấp Chính phủ giữa hai nước, cấp thành phố giữa các thành phố lớn của hai nước: Ulaanbaatar – Erdenet -Đarkhan với Hà Nội – Đa Nẵng - TP HCM, tổ chức các chuyến khảo sát thị trường cho doanh nghiệp của hai nước, tổ chức các cuộc hội thảo về tiềm năng phát triển thương mại và đầu tư giữa hai nước, tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ...
Chính phủ hai nước đang thoả thuận hợp tác trong việc hỗ trợ thương mại thông qua việc tạo thuận lợi cho các đơn vị kinh tế hai bên
tham gia rộng rãi với điều kiện ưu đãi các hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức tại mỗi nước. Ví dụ, Bộ Công - Thuơng Mông Cổ có thể phối hợp
cùng với các doanh nghiệp của Việt Nam tổ chức “Triển lãm hàng Việt Nam xuất khẩu tại Ulaanbaatar“, đây là cơ hội lớn đưa hàng tiêu dùng vào Mông Cổ như gạo, cà phê, cao su, đường trắng, ... Tại triển lãm, Việt Nam sẽ trưng bày các mặt hàng nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, dệt may, da giầy, vật liệu xây dựng, ... Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng có thể phối hợp vói các doanh nghiệp của Mông Cổ tham gia với điều kiện ưu đãi các hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức tại Việt Nam.
Cần bố trí đội ngũ Tuỳ viên, Tham tán kinh tế thương mại của nước Mông Cổ tại Việt Nam với tư cách là đại diện kinh tế - thương mại
và đầu tư thường thực trong phạm vi Chính phủ ở nước ngoài, có những nhiệm vụ sau:
o Đánh giá tình hình quan hệ thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam nói riêng và Mông Cổ và các nước trong khu vực Đong Nam Á nói chung trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới;
o Nghiên cứu chính sách, cơ chế, những rào cản về thương mại của Việt Nam và những công việc cần làm để phát triển xuất nhập khẩu của Mông Cổ vào thị trường này;
o Phân tích khả năng thâm nhập của từng mặt hàng, kim ngạch dự kiến phát triển;
o Những đề xuất và kiến nghị với Bộ Công nghiệp Thương mại Mông Cổ về tổ chức công tác thị trường ngoài nước và hoạt động của Tham tán thương mại thời gian tới.