Những cải cách trong chính sách đối ngoại của Mông Cổ kể từ khi thực hiện đổi mới kinh tế.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 60 - 62)

1. Trung Quốc hiện đứng vị trí đầu tiên (từ 1996 liên tục), đạt từ 0,1-

1.4.3.1 Những cải cách trong chính sách đối ngoại của Mông Cổ kể từ khi thực hiện đổi mới kinh tế.

từ khi thực hiện đổi mới kinh tế.

Mông Cổ đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống điều tiết các hoạt động kinh tế đối ngoại theo hướng hoàn chỉnh các cơ sở pháp lý nhằm tự do hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại, đầu tư cũng như tài chính tiền tệ, đồng thời tăng cường kiểm soát trong hoạt động kinh doanh đối ngoại, trong đó có cả việc đấu tranh với các vi phạm trong hoạt động hải quan, ngoại hối, đơn giản hoá các thủ tục hải quan, giảm chi phí cho các nhà kinh doanh thực thi pháp luật tốt; bên cạnh đó, Mông Cổ cũng tiếp tục hoàn thiện các biện pháp nhằm hài hoà các điều khoản của luật pháp Mông Cổ với các tiêu chí và thông lệ của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong các lĩnh vực hải quan, hệ thống giấy phép, giấy chứng nhận, tiêu chuẩn hoá, hỗ trợ của Nhà nước, các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ, bảo vệ quyền tác giả, điều tiết trong lĩnh vực dịch vụ.

Năm 1991, Chính phủ Mông Cổ đã ban hành Luật tư nhân hoá để thực hiện tư nhân hoá các tài sản nhà nước theo nhiều giai đoạn, trừ việc tư nhân hoá nhà cửa. Trong quá trình đàm phán, Mông Cổ đồng ý sẽ thông báo đầy đủ cho các thành viên của WTO về tiến bộ của quá trình cải cách kinh tế và thể chế thương mại trong nước và cam kết 2 năm một lần, sẽ gửi báo cáo cho

WTO về triển khai chương trình tư nhân hoá và về các vấn đề khác theo qui định của WTO. Tiếp đó, Mông Cổ ban hành Luật Công ty và Thành viên, theo đó các công ty nhà nước và tư nhân đều có quyền tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Mông Cổ cam kết sẽ đệ trình bản thông báo theo Điều XVII của GATT 1994 vào thời điểm gia nhập, khẳng định mọi luật lệ và qui định liên quan đến hoạt động thương mại của các xí nghiệp quốc doanh sé hoàn toàn phù hợp với các qui định của WTO.

Mục đích chủ yếu của chính sách đối ngoại nước Mông Cổ (năm 1994 thông qua do Quốc hội nước Mông Cổ) là: "Trên cơ sở nguyên tắc phát triển ổn định, dựa vào những yếu tố nội lực sử dụng một cách chính xác và đúng đắn những yếu tố bên ngoài đẻ giải quyết hợp lý mục tiêu hiện nay và những định hướng chiến lựoc tương lai của nền kinh tế – xã hội, do đó tăng thêm vị trí và uy tín nền kinh tế Mông Cổ trên quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và toàn thế giới".

Mục đích chính trong chính sách kinh tế đối ngoại của Mông Cổ hướng tới “sự thiết lập và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác, tích cực tham gia hợp tác song phương, hợp tác khu vực và hợp tác đa phương trên các cấp độ khác nhau.” Trên cơ sở đó, đến nay hợp tác Mông Cổ - Việt Nam đã được phát triển trên nhiều mặt, nhất là các lĩnh vực thương mại, đầu tư, văn hoá và khoa học công nghệ.

Từ năm 1996, Chính phủ Mông Cổ đã chú trọng đề ra chính sách tự do hoá trong sự nghiệp xây dựng một hệ thống ngoại thương và đầu tư quốc tế và đã chủ trương các biện pháp để đẩy mạnh ngoại thương Mông Cổ nhằm thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng một nền kinh tế ổn định và vững bền như:

 Quyết định và giải pháp về quản lý ngoại hối, điều hành tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt và có hiệu quả nên thị trường ngoại tệ cũng như tỷ giá hối đoái Tugrug/ USD ổn định tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế- xã hội.  Thiết lập và sửa đổi pháp lý cho phép và khuyến khích đầu tư

nước ngoài, xem xét và hợp lý hoá các biện pháp khuyến khích đầu tư để hướng tới việc đối xử công bằng đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

 Với mục đích giảm những hàng rào phi thuế quan thực hiện các biện pháp như đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc giải quyết thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu.

 Cải cách sâu rộng hệ thống ngân hàng - tài chính.

 Để khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp cần phải tạo môi trường thuận lợi với chính sách ưu đãi giảm những hàng rào thuế xuất nhập khẩu, và phát triển những ngành có lợi thế cạnh tranh cao và hướng ngoại, đặc biệt trong ngành công nghiệp.  Giải quyết hợp lý vấn đề kiểm soát và dần hạn chế xuất khẩu

một số loại vật tư nguyên liệu nhằm cung cấp vật tư nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước, khuyến khích việc xuất khẩu những mặt hàng chế biến.

Sau khi Mông Cổ gia nhập vào Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1997 tháng 1, Chính phủ Mông Cổ xoá bỏ chế độ đánh thuế nhập khẩu các mặt hàng nhập vào thị trường Mông Cổ, trừ đi những mặt hàng như rượu, thuốc lá, dầu thô, linh kiện, phụ tùng vận tải giao thông.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w