1. Trung Quốc hiện đứng vị trí đầu tiên (từ 1996 liên tục), đạt từ 0,1-
1.4.1 Nước Mông Cổ tích cực tham gia vào các hoạt động thương mại song phương, khu vực và đa phương.
mại song phương, khu vực và đa phương.
Ngày nay, tất cả các nước trên thế giới, dù muốn hay không đều bị cuốn hút vào dòng chảy mănh liệt của toàn cầu hoá. Quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá đang làm cho các nước, nhất là các nước đang phát triển và chậm phát triển, đứng trước những cơ hội mới và những thách thức gay gắt mà cách ứng xử thích hợp nhất là không tự cô lập mình và đứng ngoài quá trình ấy.
Kinh tế thế giới trên đà hồi phục với sự tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc dù vẫn song hành nhiều nhân tố bất ổn như nguy cơ khủng bố luôn đe doạ nhiều nền kinh tế lớn,
căng thẳng chính trị ở Trung Đông và những khu vực khác, dịch cúm gia cầm lan rộng, chưa được khống chế triệt để ở nhiều nước châu Á, thiên tai và dịch bệnh ở nhiều nơi trên thế giới.
Hiện nay, Chính phủ Mông Cổ chủ trương tiếp tục mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế - xã hội với các nước láng giềng và với các nước châu Âu, châu Mỹ, Châu Á, tích cực tham gia vào các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác nhiều mặt với nhiều tổ chức, khu vực, quốc tế khác để có điều kiện phát triển và cũng để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình.
Mông Cổ đã trỏ thành thành viên chính thức của một số tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế chủ chốt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy nước nào có chiến lược kinh tế đối ngoại thích hợp sẽ vừa tranh thủ được ngoại lực, vừa phát huy nội lực để phát triển nhanh và bền vững. Nước Mông Cổ tích cực tham gia vào các hoạt động thương mại song phương, khu vực và đa phương. Đối với nước Mông Cổ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, nơi có vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế có tầm quan trọng ngày càng tăng, đặc biệt là về kinh tế – thương mại.
Danh sách các tổ chức quốc tế mà nước Mông Cổ tham gia vào là: ARF (dialogue partner), ASEAN (observer), với tổ chức tài chính như IMF, WB, ADB; trên cơ sở đó, năm 1991 nước Mông Cổ trở thành thành viên chính thức tổ chức IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế - định chế về tài chính); năm 1994, nước Mông Cổ là thành viên ADB (Ngân hàng phát triển Châu Á). Năm 1997, nước Mông Cổ là thành viên WTO (Tổ chức Thương mại thế giới - định chế về thương mại). Hiện nay nước Mông Cổ đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 140 nước và có quan hệ thương mại với 80 nước với kim ngạch gần 1 tỷ đô la Mỹ.