Vai trò và ý nghĩâ vị trí địa lý của hai nước Mông Cổ-Việt Nam

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 69 - 70)

1. Trung Quốc hiện đứng vị trí đầu tiên (từ 1996 liên tục), đạt từ 0,1-

2.1.1.1 Vai trò và ý nghĩâ vị trí địa lý của hai nước Mông Cổ-Việt Nam

Thực tế quan hệ Mông Cổ -Việt Nam trong thập kỷ qua cho thấy đối với Mông Cổ, Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng ở Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và và Đông Nam Á nói riêng, còn đối với Việt Nam, Mông Cổ là đối tác kinh tế quan trọng ở Trung Á. Cụ thể hơn,

a. Vị trí địa lý của đất nước Mông Cổ

Đất nước Mông Cổ được gọi là một thảo nguyên mênh mông, đất rộng, người thưa (với diện tích 1.565.000 km2, hơn 2.8 triệu người) nằm trong vùng Trung Á, có nhiều khoáng sản, nhưng không có biển.

Vị trí địa lý này tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác đa phương với các nước Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và khu vực Trung Á, Đông Nam Á và Đông Bắc Á nói riêng. Vị trí của Mông Cổ nằm ở Trung Á cũng có thể được sử dụng như một nơi trung chuyển hoặc liên doanh sản xuất xuất khẩu sang vùng viễn Đông của LB Nga, một số nước Trung Á thuộc Liên Xô (cũ) và WTO. Hiện nay, nước Mông Cổ tích cực tham gia vào các hoạt động thương mại song phương, khu vực và đa phương. Đối với nước Mông Cổ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng, nơi có vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế có tầm quan trọng ngày càng tăng, đặc biệt là về kinh tế.

b. Vị trí địa lý của đất nước Việt Nam

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, kể cả vị trí địa lý. Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Duơng gần với trung tâm Đong Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và phía Nam giáp biển. Như vậy, Việt Nam nằm ở trung tâm của một

trong những khu vực năng động nhất của kinh tế thế giới. Vị trí này có thể giao lưu kinh tế thuận lợi với nhiều nước Châu Á, trong đó có Mông Cổ, có thể xây dựng đuợc những trục giao thông có ý nghĩa quốc tế, liên Á, liên khu vực. Ngòai ra, Việt Nam còn được trời phú cho một bờ biển dài, có nghĩa là hầu khắp đất nước về mặt tiềm năng đều có điều kiện giao thông thuận tiện gắn với phần còn lại của khu vực và thế giới. Với 3.000 km bờ biển, Việt Nam có nhiều cảng biển và cảng sông dễ dàng phát triển hoạt động XNK và vận tải biển.

Việt Nam ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, một vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trong và ngoài nước cũng như an ninh ở khu vực Đông Nam Á. Vị trí địa lý gần gũi và rất thuận lợi về giao thông, nước Việt Nam nằm trên các đường hàng không và hàng hải quốc tế quan trọng. Hệ thống cảng biển là cửa ngõ không những cho nền kinh tế Việt Nam mà cả các quốc gia lân cận, đặc biệt là vùng Tây Nam lục địa Trung Hoa. Vị trí địa lý Việt Nam tạo khả năng phát triển các hoạt động trung chuyển, tái xuất khẩu và chuyển hàng hoá qua các khu vực lân cận.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w