Triển vọng trong quan hệ đầu tư

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 117 - 121)

B. Khả năng nhập khẩu từ Mông Cổ:

3.2.2 Triển vọng trong quan hệ đầu tư

Thị trường Việt Nam có vai trò quan trọng đối với các nhà đầu tư Mông Cổ. Việt Nam được các nhà đầu tư Mông Cổ coi là điểm đầu tư hấp dẫn vì có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lao động rẻ cho các ngành cần nhiều lao động, đảm bảo duy trì khẩ năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Như vây, hợp tác đầu tư Mông Cổ – Việt Nam có tiềm năng và triển vọng to lớn trong thế kỷ XXI.

Giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã được tạo hành lang hợp tác đầu tư và thương mại. Hai bên đã đạt được nhiều thoả thuận quan trọng trong các lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là lĩnh vực liên quan đến thu hút vốn đầu tư như khuyến khích và bảo hộ đầu tư cũng như các hình thức hợp tác trực tiếp liên vùng và địa phương, giữa các doanh nghiệp và cá nhân hai nước. Hiện nay để giải quyết việc đầu tư vào Mông Cổ không cần phải qua cấp Chính phủ chỉ cần qua cấp tỉnh, thành phố cấp phép là được.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục thống kê Mông Cổ, đến cuối năm 2003 Việt Nam đầu tư vào Mông Cổ 13 dự án với số vốn đầu tư là 376 nghìn

USD, như sửa chữa ô-tô, dịch vụ, môi giới, thương mại trong và nước ngoài, chụp ảnh, trồng, cất giữ, chế biến rau quả, sản xuất gạch. Hiện nay đang có những khả năng thực tế để mở rộng quan hệ hợp tác song phương theo các hướng chính sau:

• Các dự án lớn trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí: tháng 11 năm 1999 xí nghiệp dầu khí Việt Nam “Petrovietnam” cùng với xí nghiệp dầu khí Mỹ “SOKO” đã ký hợp đồng 3 bên về việc hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, và theo hợp đồng này hai bên đã thoả thuận là công ty “SOKO” chuyển 5% cổ phần của công ty chi nhánh “Soko Tamsag Môngolia” hiện nay đang hoạt động tại Mông Cổ cho Việt Nam xí nghiệp dầu khí “Petrovietnam”.

• Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm xây dựng các nhà máy thuỷ điện và cung ứng thiết bị, phụ tùng cho các trạm thuỷ điện đó:

 Nhà máy thuỷ điện nhà máy thuỷ điện nhỏ với công suất 200 KWT tại Mông Cổ, tỉng Uvs, thị xã Ondorhangai (đã khởi công xây dựng năm 1990), có vốn đầu tư Chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hỗ trợ.

 Nhà máy thuỷ điện nhỏ với công suất 200 KWT tại Mông Cổ, tỉnh Bayan Ulgii, huyện Bulgan, có vốn đầu tư Chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hỗ trợ (sẽ khởi công xây dựng năm 2006)

Một số thông tin về quá trình hợp tác trên dự án đầu tư xây dưng trạm nhà máy thuỷ điện nhỏ tại Mông Cổ:

Bộ Nhiên liệu và Năng lượng nước Mông Cổ và Tổng Công ty xây dựng Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Việt Nam đang hợp tác trên dự án đầu tư xây dưng trạm nhà máy thuỷ điện nhỏ với công suất 200 KWT tại Mông Cổ, tỉnh Bayan Ulgii, huyện Bulgan, có vốn đầu tư Chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hỗ trợ [7].

Hai bên Mông Cổ và Việt Nam đã thỏa thuận như sau: Trong khuôn khổ thỏa thuận:

1. Bên Mông Cổ mong muốn thực hiện công trình dự thảo để đáp ứng nhu cầu điện tại tỉng Bayan Ulgii, huyện Bulgan sử dụng thuỷ năng.

2. Căn cứ vào Biên bản cuộc họp của kỳ họp lần thứ 11 Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ được tổ chức tại Hà Nội tháng 12 năm 2004 hai bên đã bàn luận về hợp tác trên lĩng vực năng lượng.

3. Dựa vào những nhiệm vụ đã đạt ra trong biên bản cuộc họp của kỳ họp lần thứ 11 Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ hai bên Bộ Nhiên liệu và Năng lượng nước Mông Cổ và Tổng Công ty xây dựng Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Việt Nam đã giải quyết vấn đề xây dựng nhà máy trong khuôn khổ hỗ trợ và thỏa thuận lập Hiệp định Dự thảo vào kỳ 1 năm 2005.

4. Bên Việt Nam đã thỏa thuận giúp và ủng hộ trong việc nhập và thí nghiệm, sản xuất với số lượng ít những thiết bị thuỷ điện nhỏ với công suất từ 0.2 đến 5 KWT.

Hai bên sẽ giải quyết những vấn đề sau:

1. Trên cơ sở dự thảo ban đầu của bên Mông Cổ, bên Việt Nam sẽ cấp người quản lý chuyên nghiệp cho nhà máy thuỷ địên nhỏ xây dựng tại tỉnh Bayan Ulgii, thị xã Bulgan, giải quyết vấn đề vốn chi phí trong khuôn khổ hỗ trợ vào kỳ 1 năm 2005 và lập Hiệp định Dự thảo.

2. Bên Mông Cổ sẽ cấp giấy phép chuyên nghiệp, chuẩn bị những văn bản có liên quan và sức lao động cần thiết để xây nhà máy thuỷ điện.

Như vậy, dự án đầu tư này bao gồm:

Nhà máy trạm thuỷ điện nhỏ tỉnh Bayan Olgii

1. Tên dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy trạm thuỷ điện nhỏ tỉnh Bayan Olgii. 2. Địa điểm xây dựng: tỉng Bayan Ulgii, huyện Bulgan, Mông Cổ

3. Chủ đầu tư: Bộ Nhiên liệu và Năng lượng nước Mông Cổ và Tổng Công ty xây dựng Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Việt Nam.

4. Các hạng mục công trình: nhà máy với công suất 200 KWT. 5. Tổng mức đầu tư: ***

• Khuyến khích đầu tư giữa hai nước, thành lập các xí nghiệp liên doanh phù hợp với pháp luật hai nước, hỗ trợ phát triển hợp tác thương mại và đầu tư giữa các địa phương trên cơ sở phối hợp lâu dài.

• Hợp tác xây dựng các liên doanh với sự hỗ trợ đầu tư trực tiếp, ứng dụng kỹ thuật, công nghê tiên tiến để xuất khẩu hàng từ Mông Cổ sang thị trường thứ 3.

• Khuyến khích đầu tư xây dựng xí nghiệp của Việt Nam tại các kinh tế tự do, các khu công nghiệp của Mông Cổ.

• Hợp tác trong lĩnh vực đầu tư vào xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như nhà máy gạch đỏ, gạch ốp lát, granit nhân tạo, bởi vì những sản phẩm đang có trên thị trường vật liệu xây dựng Mông Cổ đều phải nhập khẩu. Ngoài ra, các sản phẩm của Việt Nam với mẫu mã chủng loại rất phong phú, giá rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm nhập từ các nước châu Âu khác vào Mông Cổ, chất lượng cao hơn nhiều so với sản phẩm vật liệu xây dựng nhập từ Trung Quốc, người tiêu dùng Mông Cổ sẽ chấp nhận ngay sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.

• Đất nước Mông Cổ với diện tịch gấp 5 lần Việt Nam, nhưng dân số chỉ bằng 1/30 dân số Việt Nam, ngoài những mặt hàng truyền thống như da, lông cừu, còn có 15 triệu ha rừng. Những điều này đẫ cởi mở cho chúng tôi thấy nhiều cơ hội để phát triển quan hệ kinh tế – thương mại. Ví dụ, bên Mông Cổ cơ thể hợp tác trong một số lĩnh vực cụ thể như: tẩy lông và thuộc da, chế biên thuốc dân tộc truyền thống, thuốc thu ý, trồng và bảo quản rau quả, đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến gỗ xuất khẩu, trang trí nội thất. • Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư khác: Định hướng thu hút

ĐTTTNN trong những năm tới của Mông Cổ là khuyến khích mạnh thu hút FDI vào các ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu và công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, điện tử viễn thông, dầu khí, bất động sản, giầy dép, dệt may. Cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp, Mông Cổ khuyến khích các dự án môi trường, chế biến các sản phẩm nông - lâm nghiệp gắn liền với việc phát triển các vùng nguyên liệu, đặc biệt chú trọng các dự án ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các loại giống mới có chất lượng cao. Khuyến khích các dự án cơ khí phục vụ nông nghiệp, các dự án dịch vụ nông nghiệp. Trong kỳ họp phiên họp lần thứ XI của

Uỷ ban LCP, trên tinh thần tăng mức đầu tư trực tiếp vào ngành nông nghiệp và thực phẩm, hai bên Mông Cổ và Việt Nam thoả thuận sẽ hợp tác theo hướng xây dựng các cơ sở rau ăn, trại chăn nuôi lợn, gia cầm, bò sữa cao sản.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w