Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Mông Cổ từ năm 1990 đến nay

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 40 - 45)

Trong bối cảnh sự cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới ngày càng gay gắt, và khi môi trường đầu tư của Mông Cổ còn nhiều hạn chế, việc tạo lập và cải tạo môi trường đầu tư được cởi mở và thông thoáng hơn; nâng cao trách nhiệm thực thị pháp luật các cáp, các ngành; tháo gỡ các ách tắc đang cản trở từ thủ tục, đất đai, các chi phí… và có chính sách

thuế uư đãi, khuyến khích hơn nữa thì mới có thể duy trì và đẩy mạnh nhịp độ tăng thu hút nguồn vốn từ nước ngoài vào nước Mông Cổ. Sau khi đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, Chính phủ nước Mông Cổ đã bắt đầu và đang tiếp tục tiến hành những chiến lược thu hút nguồn vốn nước ngoài vào các ngành đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao, quản lý phức tạp và sản phẩm dành cho xuất khẩu.

Đến nay, vốn đầu tư nước ngoài được hoan nghênh và khuyến khích. Trong 15 năm kinh nghiệm cải cách cơ cấu và mở cửa vừa qua, Mông Cổ đã ban hành hàng loạt các đạo luật và quy định nhằm quản lý nguồn vốn nước ngoài.

Cho tới nay, Chính phủ Mông Cổ đã thực hành nhiều biện pháp để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính phủ Mông Cổ đã ký kết “Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư” với 37 nước và vùng lãnh thổ; “Hiệp định tránh đánh thuế hai lần” với 31 các nước và vùng lãnh thổ; là thành viên chính thức từ năm 1996 Công ước Oa sinh tơn năm 1965 và ký “Hiệp định giải quyết vấn đề tranh chấp về đầu tư “, từ năm 1999 Công ước Xơ-un năm 1985 và ký “Hiệp định thành lập Phòng bảo hiểm đầu tư đa phương “ [36.Tr.18]. Mông Cổ là thành viên chính thức Phòng bảo hiểm đầu tư đa phương (MIGA) của Ngân hàng thế giới (WB). Do vậy các nhà đầu tư đầu tư vào Mông Cổ có quyền được bao hiểm rủi ro của MIGA [36.Tr.11].

Thực trạng đầu tư quốc tế FDI trên thị trường Mông Cổ trong thời gian 15 năm đổi mới là như sau:

Kể từ năm 1990, trong vòng chưa đầy hai năm, đất nước Mông Cổ đã làm nên những đổi thay đáng kể trong môi trường cực kỳ khó khăn như cải cách cơ cấu nền kinh tế, cải cách cơ cấu lôi cuốn việc tự do hoá hầu hết giá nội địa; tư nhân hoá xí nghiệp quốc doanh. Sự sụp đổ Liên Xô, một trong những nước viện trợ và bạn hàng thương mại chính của Mông Cổ, đã dẫn tới tình trạng viện trợ từ Liên Xô cũ và Đông Âu đều chấm dứt, việc giảm viện trợ hàng hoá của Liên Xô và Đông Âu đã làm xấu đi tình hình tài chính của các doanh nghiệp, tiếp theo một số xí nghiệp quốc doanh và nhiều công ty tư nhân bị phá sản. Không có viện trợ tài chính từ bên ngoài, thì việc ngăn chặn tình trạng thâm hụt tài chính gây ra lạm phát. Tỷ lệ lạm phát tiếp tục gia tăng đến giữa năm 90, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thấp. Do những nguyên nhân

trên này, mặc dù Luật Đầu tư nước ngoài trực tiếp (1991) tuơng đối thoáng trong thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài phải hoạt động trong một môi trường khó khăn. Theo số liệu thống kê, nếu năm 1990 ĐTNN đã chiếm 11,8% về GDP, năm 1991 ĐTNN giảm 8,2%, năm 1992 xuống 1,7% [14.Tr.6].

Năm 1991, Mông Cổ thông qua “Luật Đầu tư nước ngoài” và tiến hành cải cách khu vực tài chính. Luật Đầu tư nước ngoài đã qua 3 lần sửa đổi (năm 1993, 1998, 2002) bổ sung tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, từng bước tạo mặt bằng pháp lý chung. Năm 1993, mặc dù Mông Cổ so với những năm trước đã thu được gấp 30 lần nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 12,3% GDP, nhưng đa số vốn đầu tư này mang tính chất vốn tài chính dành cho những hoạt động mua cổ phiếu công ty, cải thiện máy móc thiết bị (không lập công ty mới có vốn ĐTNN), và trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ chiếm 0,7% của tổng vốn đầu tư trong nước. Qua hơn 15 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển và đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Mông Cổ. Luật Đầu tư nước ngoài của Mông Cổ qua một số lần sửa đổi, bổ sung đang được các nhà đầu tư đánh giá là tương đối hấp dẫn so với các nước trong các nước đang phát triển trong khu vực.

Năm 1993 tổng vốn đầu tư chiếm 23,2% GDP, năm 1994 chiếm 19,2%, 1995 là 16,6%, trong đó đầu tư nước ngoài chiếm gần nửa tổng vốn đầu tư, năm 1994 là 9,3% , năm 1995 chiếm 7,8%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nhân tố thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mông Cổ vào năm 1994 đã chiếm 1,4%, năm 1995 tăng lên 3,2% [14.Tr.7]. Như vậy, dù tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư trong nước tuơng đối ít, nhưng kể từ giai đoạn này nhịp độ tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng vốn đầu tư nước ngoài dần dần tăng liên tục. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới.

Năm 1996 tăng 5,7%, năm 1997 giảm 4,0%, năm 1998 tăng 5,0%, năm 1999 đạt 10,0% [14.Tr.7]. Nếu xét nhịp độ tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng vốn đầu tư nước ngoài, thì trong giai đoạn 1993-1998 nhịp độ tăng trưởng này không nhiều, nhưng bắt đầu từ năm 1999 nhịp độ

tăng trưởng vốn FDI chiếm 63,3% tổng vốn đầu tư nước ngoài và 36,0% tổng vốn đầu tư trong nước.

Theo con số thống kê của Tổng cục thống kê Mông Cổ, tính đến cuối năm 2000, tổng vốn đầu tư FDI đạt tương đương 480,7 triệu USD của các nhà đầu tư nước ngoài hơn 70 nước và khu vực trên thế giới. Từ năm 2000, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển ổn định hơn, đạt kết quả cao hơn, đặc biệt sau năm 2002, khi Chính phủ đã công bố năm 2002 là “Năm khuyến khích, tăng cường và củng cố việc thu hút FDI”.

Trong giai đoạn từ đầu năm 1990 đến đầu năm 2003, trên lãnh thổ nước Mông Cổ đã được lập khoảng 3042 công ty có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư gần 1,2 tỷ USD (vốn đăng ký) của 74 nước ngoài. Trong đó, 68% là những công ty liên doanh, còn lại 32% là các công ty 100% vốn nước ngoài. Tỷ lệ xuất khẩu của các công ty vốn FDI chiếm 70% của tổng xuất khẩu. Nếu vào năm 1996 đã có 190 công ty thì vào năm 2003, số đăng ký của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 653 đơn vị, với vốn đầu tư đăng ký 203,8 triệu USD, chiếm 18,3% GDP, tăng 10% so với năm 1999 [15.Tr.2].

Hình 1.11: Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Mông Cổ, 1990-2003

Nguồn: Tổng Cục Thống kê Mông Cổ

Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho ngân sách của Mông Cổ. Các nguồn thu này theo Luật tổng thuế Mông Cổ từ các loại thuế doanh thu, lợi tức, thuế xuất nhập khẩu đã đóng góp 20%/năm tổng thu từ thuế, và tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng.

Các dự án FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới. Tính đến đầu năm 2004, lượng lao động làm việc trực tiếp trong các dự án FDI (khoảng 3042 đơn vị) là hơn 70 nghìn người [34.Tr.55].

Hình 1.12: Số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, (1992-2004) Đơn vị: triệu USD

Nguồn: [15.Tr.2]

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w