B. Khả năng nhập khẩu từ Mông Cổ:
3.3.2.2 Những giải pháp từ phía doanh nghiệp hai nước Mông Cổ và Việt Nam trong việc tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin
Nam trong việc tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thương mại của các doanh nghiệp
Yêú tố quyết định thành công trong quan hệ giữa các doanh nghịêp hai nước là phải có sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau. Bởi vậy việc cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng là rất quan trọng. Như vậy, tổ chức kênh thông tin để cung cấp thông tin về thị trường hai
nước Mông Cổ và Việt Nam cho các đơn vị kinh tế hai nước: thông
tin về chính sách, chế độ quản lý xuất nhập khẩu của hai nước, hệ thống thuế quan, thủ tục xuất nhập khẩu và các tư liệu cần thiết khác về thị trường, các đối tác, các đối thủ cạnh tranh và những mặt hàng mà doanh nghiệp quan tâm, giúp cho doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt trước khi tham gia kinh doanh thị trường hai nước. Trên thực tế, hiện nay nguồn thông tin tư liệu về thị trường và hàng hoá Việt Nam bằng tiếng Mông Cổ rất hiếm (hoặc hầu như không có), cũng như về thị trường và hàng hoá Mông Cổ bằng tiếng Việt Nam hầu như không có. Tài liệu bằng tiếng Anh cũng rất hạn chế cho người tiêu dùng của Mông Cổ. Như vậy, các cơ quan hữu quan cần hợp tác trong việc phát triển phát hành các tài liệu, catalogue, đĩa .. bằng tiếng Mông – Việt giới thiệu về đất nước, con người, văn hoá cũng như nền kinh tế và sản xuất hàng hoá của hai nước theo các chuyên đề khác nhau, để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của hai nước phục vụ cho việc đẩy mạnh quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Thành lập những văn phòng đại diện những công ty to lớn Mông Cổ ở Việt Nam với mục đích tìm các đối tác và các hợp đồng thích
hợp. Các công ty nước Mông Cổ nên mở rộng đầu tư sang các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng và thậm chí xây dựng những cơ sở sản xuất ngay tại các nước này. Những công ty lớn của Mông Cổ có thể thành lập các công ty con và bán hàng tại thị trường của Việt Nam. Những công ty con này nhập khẩu hàng hóa của các công ty mẹ, sau đó tự tiêu thụ tại thị trường hoặc bán sỉ lại cho các thương nhân trong nước. Trong nhiều trường hợp hai ba hoặc nhiều tập đoàn xuất khẩu của nước ngoài hùn vốn mở cửa hàng hoặc xây dựng siêu thị tại Việt Nam để tiêu thụ hàng hoá của chính mình, hoặc qua
người đại diện của công ty này tại Việt Nam đón nhận hàng hoá, tiêu thụ và gửi lại tiền về nước, để dễ kiểm soát trong khâu tiêu thụ hàng hoá và chuyển tiền về nước hơn là bán cho các công ty của Việt Nam. Sự cần thiết tính liên kết, phối hợp chặt chẽ của các thương nhân
trong mọi hoạt động ở thị trường mỗi nước. Ví dụ, sự liên kết, phối
hợp chặt chẽ sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của cộng đồng người Việt Nam ở Mông Cổ trong việc quảng bá, tiêu thụ hàng hoá giữa hai nước, từ đó tác động trở lại thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Sự nhạy bén, linh hoạt trong kinh doanh của người Mông Cổ, hay nói cách khác là họ rất có khả năng và kinh nghiệm trong việc nắm bắt và xử lý thông tin, dự báo nhu cầu về thị trưòng và hàng hóa cũng như tổ chức mạng lưới tiêu thụ các sản phẩm Mông Cổ tại thị trường Việt Nam.
Nâng cao năng lực cạnh tranh cua doanh nghiệp kinh doanh Việt Nam xuất khẩu lương thực - thực phẩm trên thị trường Mông Cổ.
Vấn đề chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu. Hiện tại trên thị trường Mông cổ các sản phẩm có chất lượng thấp, không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Mông Cổ, đặc biệt là những sản phẩm thực phẩm nhập vào thị trường Mông Cổ. Ví dụ, mặt hàng lạc trắng: hiện trên thị trường Mông Cổ có 3 loại lạc trắng, nhưng đã có trường hợp xuất hiện hàng giả của lạc trắng mà nhập từ Việt Nam: không đặt được tiêu chuẩn về chất lượng, tịnh lượng, mẫu mã và bao bì không đúng. Như vậy, việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mông Cổ chủ yếu bằng chất lượng, giá cả, cải tiến mẫu mã, bao bì là rất quan trọng.