c. Áp dụng phương thức thanh toán mở tín dụng thư (L/C) trực tiếp giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hai nước
3.3.3.2 xuất liên quan tới vận chuyển hàng hóa giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam:
quan hệ thương mại giữa hai nước hiện nay.
3.3.3.2 Đề xuất liên quan tới vận chuyển hàng hóa giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam: và Việt Nam:
Vấn đề vận chuyển hàng hóa giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam đã thành một yếu tố chính trong việc tạo điều kiện thuận lợi làm ăn hơn nữa, nhanh chóng mở rộng đầu tư và kinh doanh, phát triển mở rộng quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước theo chiều sâu. Đối với nước Mông Cổ không có biển thì vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá ngoại thương Mông Cổ. Năm 1956, Đường sắt Mông Cổ chính thức tham gia Hiệp định liên vận hàng hóa đường sắt quốc tế (SMGS). Vận tải đường sắt chiếm 90% khối lượng hàng hoá vận tải của Mông Cổ. Tổng chiều dài của đường sắt đạt trên 2000 km, trong đó tuyến Sukhbaatar- Ulaanbaatar-Zamiin Uud dài 1300 km; khổ đường sắt Mông Cổ: 1520 mm [22.Tr.197]. Khổ đường này giống với khổ đường sắt LB Nga, nhưng rộng hơn 90 mm so với khổ đường Trung Quốc. Hàng hoá xuất khẩu và hàng liên vận sang Trung Quốc vận chuyển thông qua cảng biên giới Ereen từ phía Trung Quốc, hàng hoá xuất khẩu và hàng liên vận xuất sang Mông Cổ vận chuyển thông qua cảng biên giới Zamiin Uud từ phía Mông Cổ. Trong việc vận chuyển đường sắt quốc tế đang hoạt động Xí nghiệp liên hợp Mông Cổ – Nga (Đường sắt Ulaanbaatar” và các công ty giao nhận vận tải to lớn như “Trung tâm giao nhận vận tải quốc tế”(IFFC), “Tuushin”, “Môngoltrans” [22.Tr.198].
Các nước Mông Cổ, Trung Quốc và Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp định liên vận hàng hóa đường sắt quốc tế (SMGS). Theo đó, Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam nhất trí cần sớm tổ chức cuộc gặp gỡ 3 bên với Trung Quốc để điều chỉnh vấn đề vận tải quốc tế và cần phải tiến hành đàm phán 3 bên với Trung Quốc để ký kết một Hiệp định vận chuyển hàng hoá theo đường sắt liên vận qua Trung Quốc giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển giao thương của nhân dân hai nước. Theo đó, tháng 2 năm 2002 đã diễn ra cuộc gặp gỡ 3 bên với Trung Quốc tại Mông Cổ; 3 bên đã thoả thuận và ký kết Hiệp định vận chuyển hàng hoá theo đường sắt liên vận qua Trung Quốc giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam. Trong thời gian cuộc gặp 3 bên về vấn đề đường sát
quốc tế giữa Mông cổ, Việt Nam và Trung Quốc, đã có ký kết Nghị định thư hợp tác trực tiếp đường sắt Mông Cổ và Việt Nam. Tại Nghị định thư, có ghi sẽ giảm 50% giá cước vận chuyển hàng hóa của Việt Nam quá cảnh bằng đường sắt.
Vận tải bằng đường sắt giữa Mông Cổ và Viẹt Nam sẽ được tiến hành tuân thủ theo các điều khoản của Hiệp định này và các Hiệp định của Tổ chức hợp tác đường sắt (OSZD) mà hai nước đã tham gia, các Điều ước quốc tế và Hiệp định có liên quan khác đã được ký giữa Chính phủ Mông Cổ và Chính phủ Việt Nam. Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam trong những năm qua, đã nhất trí giao cho các cơ quan hữu quan của mỗi nước gấp rút chuẩn bị để đàm phán, ký kết Hiệp định hợp tác về vận chuyển đường sắt, đồng thời tiêp tục đàm phán với ngành đường sắt Trung Quốc để giải toả những vướng mắc liên quan đến việc vận chuyển đường sắt qua đất Trung Quốc.
o Bên Việt Nam đã có một số đề nghị đến cơ quan hữu quan đường sắt Trung Quốc:
Về khả năng tổ chức việc thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển chở giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam tại biến giới Việt Nam và Trung Quốc, nhưng bên Trung Quốc không tiếp nhận sự đề nghị của bên Việt Nam.
Về khă năng chuyển chở hành khách đi từ Việt Nam đến Trung Quốc bằng toa hành lý, nhưng do số khách đi bằng đường sắt Việt Nam quá ít, vậy bên Trung Quốc chưa có điều kiện để chuyển chở hành khách bằng toa hành lý, ngoài ra không thể thay đổi lịch tàu đi từ Việt Nam đến Bắc Kinh.
o Hiện nay các hàng hoá giao từ Việt Nam đi bằng đường biển sang Trung Quốc sau đi tiếp bằng đường sắt Trung Quốc mới sang Mông Cổ, trên đường mất khoảng từ 30-40 ngày. Nếu giao hàng bằng đường sắt thì từ Hà Nội (Việt Nam) đến Bắc Kinh (Trung Quốc) mất 3 ngày, từ Bắc Kinh đến Ulanbaator (Mông Cổ) mất 2 ngày. Hiện nay tại thị trường Mông Cổ có nhu cầu to lớn về những hàng hoá, hàng nông sản thực phẩm, rau hoa quả nhiệt đới không chỉ của Việt Nam, còn của các nước khác như Thái Lan, Lào, Malasia, Xingapur. Mặc dù thị trường Mông Cổ nhỏ và hạn chế, nhưng đối với các nước Đông Nam Á khu vực miền Bắc Trung Quốc và Si-bi-ri là thị trường rất lớn và hấp dẫn
để phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư. Vị vậy, vấn đề giải quyết việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt qua đất Trung Quốc là điều cần thiết.