Về hợp tác trong lĩnh vực đầu tư:

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 102 - 106)

26 Thoả thuận hợp tác giữa hai cơ quan Tổng Kiểm toán quốc

2.2.3 Về hợp tác trong lĩnh vực đầu tư:

Trong ngoại thương, đầu tư nước ngoài là một trong những mục tiêu chủ yếu của mỗi quóc gia và Chính phủ Mông Cổ đang lần lượt thực hiện những biện pháp nhằm cải thiện điều kiện thương mại và đầu tư nước ngoài. Nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, Chính phủ Mông Cổ đã ban hành và thực hiện các chính sách, luật pháp để cải thiện môi trường, tạo cơ sở pháp lý cho đầu tư nước ngoài, đang thực hiện những bước thích hợp để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài như xây dựng các khu kinh tế tự do, khu công nghiệp cũng như tạo môi trường pháp lý cho nó. Nhà nước, Chính phủ Mông Cổ thực hiện chính sách nhằm hướng sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành mũi nhọn của nền kinh tế đất nước như dầu mỏ, nông nghiệp, sản xuất thực phẩm, du lịch, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng, đã có những ưu đãi thoả đáng về thuế quan và thuế.

Chính phủ hai nước Mông Cổ và Việt Nam hiện nay đã ban hành luật đầu tư ra nước ngoài tạo cơ sở pháp lý và quan tâm và khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động, trực tiếp góp phần nâng cao quan hệ thương mại và kinh doanh giữa hai nước. Từ phía chính phủ hai nước cần có những chính sách khuyến khích cụ thể hơn ví dụ như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đi lại, thuận lợi trong việc làm thủ tục giấy tờ, chuyển tiền về nước, chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài…

Hiện nay các nhà kinh doanh và đầu tư hai nước tìm kiếm các cơ hội và biện pháp hợp tác hiệu quả và cùng có lợi. Ví dụ, khả năng sản xuất chế biến tại Việt Nam những hàng hoá bằng nguồn nguyên liệu từ Mông Cổ đều có thể

thực hiện được, một phần vẫn tận dụng được nguồn nguyên liệu của Mông Cổ, lại giảm bớt mức thuế, phí vận tải, bảo quản hàng, chi phí sản xuất tại Viêt Nam cũng không cao… Khuyến khích Việt Nam đầu tư vào Mông Cổ, đặc biệt là đầu tư vào các ngành khai thác, năng lượng, công nghiệp nhẹ để đẩy mạnh tái xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba, nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Mông Cổ.

Đầu tư ra nước ngoài còn là một vấn đề mới mẻ đối với doanh nghiệp hai nước Mông Cổ và Việt Nam do những hạn chế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm. Nếu vào năm 2002, tổng vốn đầu tư trực tiếp của các công ty Việt Nam vào Mông Cổ là 60 nghìn USD, năm 2003 số vốn đầu tư đã lên gấp đôi đạt 113 nghìn USD. Cuối năm 2003, có thêm 13 cơ sở kinh tế của Việt Nam hoạt động ở Mông Cổ, như sửa chữa ô-tô, dịch vụ, môi giới, thương mại trong và nước ngoài, chụp ảnh, trồng, cất giữ, chế biến rau quả, sản xuất gạch. Theo số liệu của tổng cục Thống kê, tổng số vốn đầu tư trực tiếp từ phía Việt Nam cuối năm 2003 đã đạt 376 nghìn USD.

Hiện nay, tại Mông Cổ có gần một trăm người Việt Nam đang kinh doanh và đầu tư, chủ yếu ở thủ đô Ulaanbaatar. Công ty xuất nhập khẩu nông sản “BARUUN KHORSHOO” (giám đốc Công ty ông Nguyễn Huy Tuấn) hoạt động gần 10 năm, chuyên nhập khẩu các nông sản chế biến của Việt Nam sang bán tại Mông Cổ, doanh thu khoảng 1.5 triệu USD/năm. Công ty “VIMOS” (giám đốc Công ty ông Nguyễn Huy Tuấn) chuyên buôn bán và sửa chữa xe ô-tô, doanh thu năm 2003 đạt khoảng 700 nghìn USD. 14 nhân viên công ty đều là những thợ Việt Nam lành nghề. Công ty LPL (giám đốc Công ty ông Lại Hồng Thắng): kinh doanh tại ba ngành nghề là xuất nhập khẩu nông sản chế biến của Việt Nam, kinh doanh và sửa chữa ô-tô, chụp ảnh nghệ thuật, doanh thu khoảng 200 nghìn USD/năm.

Mông Cổ giàu tài nguyên, giàu nguyên liệu ngành chăn nuôi. Hai bên Mông Cổ và Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác có hiệu quả để Mông Cổ trở thành đối tác trong việc xây dựng các xí nghiệp liên doanh theo hướng này, đặc biệt phát triển các xí nghiệp nhỏ và vừa, tăng sản xuất hàng xuất nhập khẩu. Nước Mông Cổ ngoài thế mạnh về những mặt hàng truyền thống như da và lông cừu, còn có 15 triêu ha rừng, các doanh nghiệp cần nghiên cứu đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến gỗ xuất khẩu, đồng thời giúp Mông Cổ phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ.

Các dự án lớn của Việt Nam trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí: tháng 11 năm 1999 xí nghiệp dầu khí Việt Nam “Petrovietnam” cùng với xí nghiệp dầu khí Mỹ “SOKO” đã ký hợp đồng 3 bên về việc hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, và theo hợp đồng này hai bên đã thoả thuận là công ty “SOKO” chuyển 5% cổ phần của công ty chi nhánh “Soko Tamsag Môngolia” hiện nay đang hoạt động tại Mông Cổ cho Việt Nam xí nghiệp dầu khí “Petrovietnam”. “SOKO” là công ty khai thác và sản xuất dầu khí đặt trụ sở chính ở London. Công ty này ngoài Mông Cổ cũng có chi nhánh ở Việt Nam, Yemen, Libya, Tunisia, Thái Lan với các cơ sở sản xuất ở Tunisia và Mông Cổ. SOKO Việt Nam là công ty có 80% vốn của SOKO, nắm giữ 25% lợi ích ở khu khai thác 9-2 và 28,5% ở khu 16-1 ngoài khơi lưu vực sông Cửu Long. [54].

Mông Cổ có thể đầu tư vào Việt Nam trong những lĩnh vực sau: dịch vụ, khách sạn, công nghiệp nhẹ, xây dựng, văn hoá giáo dục - y tế, đây là những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao và thu hồi vốn nhanh. Những đầu tư vào sản xuất kinh doanh bia, thức ăn gia súc, siêu thị. Phía Việt Nam cam kết sẽ hỗ trợ Mông Cổ trong việc nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam về thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm mở rộng và phát triển hợp tác trong ngành thực phẩm, nông nghiệp, cung cấp năng lượng với giá rẻ cho dân cư nông thôn, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình thành kinh tế trang trại để giảm nghèo.

Bảng 2.7 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam vào Mông Cổ Đơn vị: nghìn USD Ngành Tổng số 1991 1996 1999 2000 2001 2002 2003 Chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ mỹ phẩm 50 50 - - - - Nông nghiệp, trồng

cây, chăn nuôi 45 - - 30 8 - 8

Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng 20 - 15 - - - 5 - Dịch vụ công cộng 18 - - - - 11 7 Vận tải 10 - - - 10 Thương mại, dịch vụ ăn uống 6 - - - - - 6 - Khác 227 - - 60 5 35 37 89 Tổng số 376 50 15 60 35 43 60 113

Nguồn: Bộ Tài chính Kinh tế Mông Cổ

Bảng 29 Tổng số dự án có vốn đầu tư Việt Nam hoạt động tại Mông Cổ, theo ngành Ngành Tổng số 1991 1996 1999 2000 2001 2002 2003 Chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ mỹ phẩm 1 1 - - - - Nông nghiệp, trồng cây, chăn nuôi 1 - - - 1 - - - Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng 1 - 1 - - - - - Vận tải 1 - - - 1 Thương mại, dịch vụ ăn uống 1 - - - 1 - Khác 7 - 1 1 1 1 3 Tổng số 13 1 1 2 2 1 2 4

Nguồn: Bộ Tài chính Kinh tế Mông

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w