Nhà nước Mông Cổ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu vực nền kinh tế Mông Cổ

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 45 - 47)

tư vào các khu vực nền kinh tế Mông Cổ

Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài đến Mông Cổ quan tâm nhiều đến thuế. Chính phủ Mông Cổ đã áp dụng thuế ưu đãi và miễn giảm thuế lợi tức đối với các doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài. Ví dụ: nhà đầu tư nước ngoài phải nộp khoản thuế như sau: thuế thu nhập doanh nghiệp (15, 40%); thuế (10, 20, 40%); thuế giá trị gia tăng (15%). Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại các nước châu Á tương đương cao (28, 30%). [35.Tr.11-12]. • Nhà máy nhiệt điện, hệ thống truyền nhiệt và điện, đường bộ,

đường sắt, đường hàng không, xây dựng, bưu chính, viễn thông.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực đầu tư trên này được miễn thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 10 năm, kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lãi và được giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 5 năm tiếp theo.

• Khai thác, chế biến dầu thô, nhiên liệu cứng, công nghiệp chế biến kim loại, hoá chất, chế tạo máy móc, lĩnh vực địên tử.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực đầu tư trên này được miễn thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 5 năm, kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lãi và được giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 5 năm tiếp theo.

• Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu 50% trở lên sản phẩm của mình, sẽ được miễn thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là

3 năm, kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lãi và được giảm 50% thuế lợi tức trong một thời gian tối đa là 3 năm tiếp theo.

• Thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu vào Mông Cổ để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc vào lĩnh vực sản xuất ngũ cốc, thâm canh chăn nuôi gia súc, khai thác than, dầu thô, khoáng sản, sản xuất sản phẩm thực phẩm, sản phẩm dệt, lông, chế biến thuộc da, đồ gỗ, công nghiệp kim loại, hoá học, chế biến nguyên liệu thô, một số lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, du lịch được miễn thuế giá trị gia tăng, thuế hải quan.

• Trong trường hợp nhà đầu tư không thay đổi hoạt động kinh doanh và tái đầu tư vào vốn pháp định của doanh nghiệp được miễn thuế hải quan và thuế giá trị gia tăng.

• Băt đầu từ năm 2002, Chính phủ Mông Cổ đã áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 0% (trước là 10%) đối với mặt hàng xuất khẩu vàng, khoản tiền sử dụng nguồn dự trữ vàng đối với mỏ quặng cát là 7,5%, mỏ quặng căn bản 2,5%.

• Có quyền thực hiện dự án đầu tư không đăng ký kinh doanh. • Có thể lập cơ quan pháp lý nước ngoài.

• Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Mông Cổ với số lượng vốn đầu tư 2 triệu USD trở lên được lập “Hiệp định về ổn định hoá” (thời gian 3-5 năm) với Chính phủ Mông Cổ. Hiệp định này tạo môi trường cho nhà đầu tư nước ngoài là những điều kiện đánh thuế không được thay đổi trong thời gian lâu dài. Hiện nay, đã có một số công ty nước ngoài được lập hiệp định này với Chính phủ Mông Cổ như Tsairt Mineral (công ty có vốn đầu tư Trung Quốc, năm 1998 ký hiệp định với Chính phủ Mông Cổ sử dụng quặng mỏ Tomortein), Boroo Gold (công ty có vốn đầu tư Anh, năm 1998, quặng mỏ vàng Boroo), Bumbat (công ty có vốn đàu tư Canada, năm 2003, quặng mỏ vàng Bumbat), Xin Hua Mak (công ty có vốn đầu tư Trung Quốc, năm 2005). Hiện nay công ty có vốn đầu tư Canada “Ivanhoe Mines Mongolia” đang trong quá trình ký “Hiệp định về ổn định hoá” vói Chính phủ Mông Cổ.

• Có quyền thực hiện dự án đầu tư không đăng ký kinh doanh. • Có thể lập cơ quan pháp lý nước ngoài.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w