Cần tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thể mạnh để phát huy hết tiềm năng của ha

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 132 - 133)

c. Áp dụng phương thức thanh toán mở tín dụng thư (L/C) trực tiếp giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hai nước

3.3.4.1 Cần tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thể mạnh để phát huy hết tiềm năng của ha

các lĩnh vực mà hai bên có thể mạnh để phát huy hết tiềm năng của hai nước

 Khôi phục và phát triển quan hệ kinh tế – thương mại Mông Cổ – Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của hai bên. Song, cần tăng

cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thể mạnh để phát huy hết tiềm năng của hai nước. Chính phủ cả hai nước cần có chính sách hỗ trợ về tài chính cho

các doanh nghiệp tổ chức cuộc hội trợ triển lãm nhằm giới thiệu tiềm lực của nền kinh tế và nhận định những khả năng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ. Còn để các doanh nghiệp hai nước Mông Cổ và Việt Nam có dịp gặp gỡ, trao đổi về công cuộc làm ăn hai bên cần tổ chức hội trợ triển lãm, làm Catalog của các công ty và sản phẩm hai nước thông qua trưng bày nhiều loại sản phẩm có thể đáp ứng thị trường của hai bên. Cụ thể từ phía Mông Cổ, doanh nghiệp Mông Cổ có thể trưng bày nhiều loại sản phẩm, gồm:

* Hàng da và da nguyên liệu, da muối các loại.

* Nông sản chế biến: thịt bò, sữa bột, sản phẩm thực phẩm làm bằng sữa. * Lông cừu, gỗ thông.

Còn từ phía Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam có thể trưng bày nhiều loại sản phẩm, gồm:

* Hàng nông sản thực phẩm: Gạo, thịt lợn, chim, chuối sấy, dưa chuột,

muối, mứt, hoa quả, rau quả tươi chế biến, bánh, kẹo lạc, đồ hộp, hải sản, cà phê, chè, dầu thực vật, hạt tiêu, gia vị.

* Hàng dệt, may mặc và thời trang, vải, lụa.

* Sản phẩm điện gia dụng, điều hoà không khí và đồ điện tử, máy tính,

* Da giày, giày dép.

* Thủ công mỹ nghệ.

* Hàng dầu thô.

* Sản phẩm thuốc chữa bệnh, tân dược. * Hàng vật liệu xây dựng như sứ vệ sinh. * Sản phẩm nhựa cao cấp.

Từ phía Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam có thể trưng bày nhiều loại sản phẩm, gồm: Đồ uống không cồn (chủ yêu là nước trái cây), chè, gạo, đường trắng, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, sản phẩm dệt kim, tơ và lụa, phụ tùng, phụ kiện máy tính và máy văn phòng. Chúng tôi biết, một trong những ngành mũi nhọn, phát triển rất nhanh hiện nay ở Việt Nam là công nghệ thông tin. Phần mềm là một hàng hoá rất quý giá tại Việt Nam và chất lượng cao. Như vậy, có thể tăng cường hợp tác và đầu tư trong lĩnh vực này. Nhưng cũng phải chú ý trên thị trường Mông Cổ có sự cạnh tranh rất gay gắt, vậy nếu muốn bán phần mềm của Việt Nam phải thăm dò thị trường để hiểu rõ nhu cầu cụ thể. Tức là qua công tác tiếp thị thì mới biết được nhu cầu của thị trường Mông Cổ và khả năng của các công ty sản xuất Việt Nam đáp ứng các nhu cầu đó. Như vậy, có thể nói rằng, mỗi nước có những hàng hoá mà nước kia cần, có nhiều sản phẩm có thể đáp ứng thị trường của hai bên, phát triển và đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có vị trí tương đối quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu, có lợi thế.

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w