Phiên họp lần thứ IX của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 96 - 97)

26 Thoả thuận hợp tác giữa hai cơ quan Tổng Kiểm toán quốc

2.2.2.2 Phiên họp lần thứ IX của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật

Vào ngày 10-14, tháng 12 năm 1999, phiên họp lần thứ IX của Uỷ ban

liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật đã được tiến hành tại Hà Nội, mục đích chính của cuộc phiên họp lần này là thúc đẩy thêm việc thiết lập và phát triển các mối quan hệ làm ăn với đối tác giữa hai nước Mông Cổ và Việt Nam, hai bên đã trao đổi ý kiến về đẩy mạnh phát triển hợp tác cùng có lợi trong thế kỷ mới. Tại phiên họp hai bên đã khẳng định rằng các cơ quan Chính phủ và tổ chức của hai nước đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhau, trên cơ sở đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi về chính sách vĩ mô và có những việc làm cụ thể trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Trong thời gian kỳ họp đã nêu mục tiêu xuất nhập khẩu hàng năm lên 10 triệu USD vào năm 2005. Hai bên cho rằng phát triển hợp tác kinh tế, thương mại trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp sẽ cho hiệu quả cao hơn [3].

Cụ thể, hai bên đã xác định hướng đẩy mạnh phát triển hợp tác trong các ngành sau:

- công nghiệp chế biến thực phẩm (chế biến, bảo quản rau quả); - cơ sở hạ tầng (xây dung, sửa chữa cầu đường);

- chăn nuôi (đưa kỹ thuật, công nghệ mới vào lĩnh vực chế biến mặt hàng từ gia súc, phát triển nghề nuôi cá);

- nông nghiệp (đưa máy móc công nghệ nhỏ vào sản xuất, tổ chức gieo trồng có hệ thống tưới tiêu);

- sản xuất vừa và nhỏ (xây dung nhà máy liên doanh dệt thảm, may mặc);

- du lịch.

Chính phủ hai nuớc ủng hộ và giúp đỡ cho giới kinh doanh hai nước thiết lập quan hệ với nhau, nhanh chóng mở rộng đầu tư ở Việt Nam và Mông Cổ; hai bên đã khẳng định rằng tiềm năng hợp tác Mông Cổ -Việt Nam rất lớn và phong phú, cần được khai thác, cần tăng cường mạnh mẽ quan hệ hợp tác nhiều mặt, nhất là các lĩnh vực thương mại - đầu tư, văn hoá và khoa học công nghệ. Để đẩy mạnh hoạt động thương mại giữa hai nước và tạo môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện mới đã có thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp là Hiệp định Thương mại đã được

Chính phủ hai nước ký ngày13, tháng 12 năm 1999 tại Hà Nội, trong đó có tuyên bố Tối huệ quốc trong lĩnh vực thương mại và vận tải, trong việc đánh thuế hải quan và đối với các quy định điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá, cũng như đối với việc giải quyết những vấn đề thủ tục các loại thuế hải quan và đối với những quy định khác phù hợp với các quy chế pháp luật hiện hành tại mỗi nước Việt Nam và Mông Cổ.

2.2.2.3 Phiên họp lần thứ X của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học - kỹ thuật

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w