1. Trung Quốc hiện đứng vị trí đầu tiên (từ 1996 liên tục), đạt từ 0,1-
1.3.7 Các Khu vực tư do Mông Cổ
Trong xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia tìm kiếm và sử dụng mọi biện pháp để thu hút ngày càng nhiều và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ nước ngoài - một nguồn lực cần thiết để nâng cao năng lực sản xuất trong nước, phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong tình hình đó, các khu kinh té được sử dụng như công cụ hữu hiệu thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Bước vào thời ký đổi mới, Mông Cổ đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế dất nước. Thu hút đầu tư nước ngoài được chú ý quan tâm và được coi như một nguồn lực của nền kinh tế.
Thành lập và phát triển Khu vực tự do là một phần rất quan trọng trong các chính sách mở cửa của Mông Cổ. Với mục tiêu tạo điều kiện hành lang pháp lý thành lập Khu vực tự do, ngày 28 tháng 6 năm 2002 Quốc hội Mông Cổ đã được ban hành các luật sau: Luật Khu vực tư do Mông Cổ điều chỉnh hoạt động các khu vực tự do, Luật về tình trạng pháp lý KTMTD Altanbulag (biên giới miền Bắc); Luật về tình trạng pháp lý KKTTD Zamiin Uud (biên giới miền Nam) được ban hành Quốc Hội Mông Cổ tháng 6 năm 2003; Luật
về tình trạng pháp lý KTMTD Tsagaan Nuur (biên giới miền Đông) đã được ban hành Quốc hội Mông Cổ năm 2004. Ngoài ra, Chính phủ Mông Cổ đã ra Quyết định 54/CP năm 2003 về Định hướng cơ bản thành lập và phát triển Công viên kỹ thuật công nghiệp. Cụ thể hơn:
Altanbulag là một cửa khẩu thương mại quan trọng trên vùng biên giới
LB Nga Mông Cổ, là cửa ngõ giao thông đường bộ, đường sắt nối liền Mông Cổ với LB Nga và các nước châu Âu [14].
Zamiin Uud là một trong những cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất ở
biến giới phía Nam Mông Cổ trong việc giao lưu với Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á [15]. Cửa khẩu Zamiin Uud có hệ thống đường bộ và đường sắt giao lưu trong nước và quốc tế thuận lợi, là cảng chuyển tải xuất nhập khẩu giữa hai nước Mông Cổ và Trung Quốc qua khu vực này. Trong tổng thể quy hoạch phát triển khu vực Zamiin Uud được phân thành 3 khu chức năng: khu công nghiệp, khu thương mại quốc tế, khu du lịch dịch vụ. Với những lợi thế của mình, Zamiin Uud là khu vực cửa khẩu giàu tiềm năng. Nhằm đưa Zamiin Uud thành địa bàn có sức thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, ngày 20 tháng 6 năm 2003 Quốc hội Mông Cổ đã được ban hành Luật về tình trạng pháp lý KKTTD Zamiin Uud. Ngoài quyền được hưởng các ưu đãi theo qui định hiện hành, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước được hưởng các ưu đãi sau:
∗ Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, thương mại, trong thời hạn 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu được miễn tiền thuê đất và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo.
∗ Đối với doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực này, trong thời hạn 5 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu được miễn tiền thuê đất và giảm 30% trong 3 năm tiếp theo.
∗ Đối với trường hợp doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đăng ký kinh doanh tại Hội đồng Quản trị khu Zamiin Uud chuyển giao vốn, tài sản cố định của mình cho công dân hoặc cho cơ sở kinh doanh Mông Cổ sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
∗ Đối với các doanh nghiệp trực thuộc khu vực tỉnh này và đã đăng ký kinh doanh tại Hội đồng Quản trị khu Zamiin Uud, trong thời hạn 5 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu được miễn thuế vốn, tài sản cố định.
∗ Đối với doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực ngành nghề ưu tiên theo quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của khu vực cửa khẩu Zamiin Uud (hệ thống đường bộ, thông tin liên lạc, lưới điện quốc gia, hệ thống cấp nước...) được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
Mặc dù có rất nhiều thuận lợi và khả năng xây dựng thành công các Khu Thương mại tự do, song Mông Cổ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là về vốn và kinh nghiệm. Để vượt qua những trở ngại này:
Cần tập trung mọi nguồn lực trong nước, tranh thủ và tận dụng tối đa các nguồn lực bên ngoài;
Tạo dụng một môi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là về chính sách ưu đãi và hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động trong Khu TMTD, chế độ quản lý xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh;
Cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng yêu cầu của Khu TMTD;
Cần đề cập đến là công tác tuyên truyền và khuyếch trương về Khu TMTD. Làm tốt công tác này sẽ huy động được thêm nhiều nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng Khu TMTD.