Tình hình dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI lưu chuyển toàn thế giới trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 40)

trong những năm gần đây

Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI lưu chuyển của toàn thế giới đã có xu hướng giảm đi. Năm 2000 tổng dòng vốn FDI các nước toàn thế giới giảm bằng 1/5, đạt 651 tỷ USD so với năm trước, là chỉ số thấp nhất sau năm 1998 (nửa phần sự giảm sút của dòng vốn FDI là do giảm sút dòng vốn FDI đa số của hai nước Mỹ và Anh). Năm 2002, dòng vốn FDI lưu chuyển ra các nước phát triển như Áo, Phần Lan, Hy Lap, Na Uy, Thụy Điển, Mỹ đã tăng lên, trong khi dòng vốn FDI lưu chuyển ra giảm bớt đến 600 tỷ USD đa số do sự giảm sút dòng vốn FDI của các nước phát triển như Pháp, Hà Lan, Anh . Dòng vốn FDI lưu chuyển của các nước đang phát triển tại khu vực Trung và Nam Âu tăng lên 29 tỷ USD. Trong các nước đang phát triển dòng vốn FDI lưu chuyển của các nước tại khu vực Mỹ La tin và biển Ca ri bê 3 năm liên tục giảm, đạt 33% vào năm 2002. Tại châu Phi dòng vốn FDI lưu chuyển giảm bằng 41%, nhưng hiện nay chỉ số này đang phục hồi, đa số dòng vốn FDI lưu chuyển vẫn dành cho lĩnh vực khai thác dàu khí, ngoài ra các nhà đầu tư nước Nam Phí đầu tư nhiều ra nước ngoài [30.Tr.51].

Năm 2002, tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dòng vốn FDI lưu chuyển giảm sút từ 107 tỷ USD xuống còn 95 tỷ USD. Trung Quốc thu hút được vốn nước ngoài nhiều nhất đạt 53 tỷ USD, dòng vốn FDI lưu chuyển mạnh vào các nước trong khu vực đặc biệt khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Trong đó những năm gần đây dòng vốn FDI lưu chuyển vào Mông Cổ tăng mạnh. Dòng vốn FDI lưu chuyển vào các nước và khu vực trên thế giới giảm đi tương đối khác nhau. Ví dụ, lưu chuyển vốn FDI vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đã giảm sút, nhưng tăng vào lĩnh vực thăm dò khai thác dòng vốn FDI lưu chuyển tăng lên [34.Tr.52].

Một phần của tài liệu quan hệ kinh tế – thương mại mông cổ và việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w