Mông Cổ
1.3.1 Vai trò của đầu tư nước ngoài trong việc phát triển kinh tế đất nước Mông Cổ Mông Cổ
Mỗi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và luôn tìm kiếm các khả năng để phát triển kinh tế của quốc gia mình. Đối với mọi quốc gia, đầu tư luôn là tiền đề quan trọng cho tăng trưởng, phát triển. Muốn huy động được nhiều và có hiệu quả các nguồn nội lực cũng như ngoại lực cho đầu tư phát riển, cần phải tạo dựng được môi trường đầu tư hấp dẫn, có sức cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế.
Trong hoàn cảnh quốc tế hiện nay, khi mà các nước phát triển đã chiếm tỷ lệ cao trong việc phân chia thị trường khu vực và thế giới, đang tìm cách sát nhập, liên kết theo từng lĩnh vực, từng sản phẩm…thì việc các nước đang phát triển tìm kiếm thị trường thế giới càng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, phải tìm ra được các phương thức đầu tư thương mại và phương thức hơp tác có lợi nhất với các nước trên thế giới để tiếp thu công nghệ tiên tiến, lợi dụng sự tín nhiệm của thị trường đối với sản phẩm của họ, rồi từng bước tích lũy vốn, kinh nghiệm tiếp cận thị trường, phương thức quản lý hiện đại; thiết lập quan hệ với các đối tác; thông thường cần có thời gian hàng chục năm với một chương trình và kế hoạch phù hợp thì mới có thể nâng cao và phát triển quan hệ trên mọi lĩnh vực và vươn ra thị trường khu vực và quốc tế với tư cách là một đối tác có đủ năng lực cạnh tranh và giữ chân ở lại tại thị trường của một nước nào đó. Chính phủ các nước đã đưa ra nhiều giải pháp để thu hút đầu tư nước ngoài như chính sách tài trợ cho nhu cầu theo hướng khuyến khích đầu tư làm tăng việc sử dụng nguyên liệu trong nước, du nhập kỹ thuật mới, đưa ra chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư như được tự do chuyển vốn…
Hiện nay, sự phát triển của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động quốc tế và tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế trên thế giới. Bằng chứng là, hiện nay phần lớn các nước đều gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO): ví dụ, nước Mông Cổ là thành viên chính thức từ năm 1997, còn nước Việt Nam đã bắt đàu quá trình đàm phán với các nước đối tác liên quan để phấn đấu vào năm 2006 trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Theo thống kê,
trong những năm thập kỷ 90 hơn 95% chiến lược đầu tư của các nước đều được điều chỉnh với mục đích để hưởng tự do thương mại và đầu tư quốc tế.