Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thực hiện tốt các chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 129 - 146)

Hơn 20 năm qua với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao bình quân 7-8% và phát triển tương đối toàn diện. Văn hóa và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, nhất là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đời sống của các tầng lớp nhân dân đ−ợc cải thiện. Chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường.

Việc xây dựng nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghia có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và t− pháp...Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả

đã đạt được, đến nay nước ta vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới , tăng tr−ởng kinh tế ch−a t−ơng xứng với khả năng, cơ chế chính sách về văn hóa- xã hội chậm đổi mới, nhiều vấn đề xã hội bức xúc ch−a đ−ợc giải quyết tốt, tình trạng phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, thất nghiệp nhiều, tệ nạn xã

hội có chiều hướng gia tăng, văn hóa đạo đức có nguy cơ suy thoái, công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng ch−a đạt yêu cầu...Trong bối cảnh này,để tiếp tục xây dựng con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT,chúng ta cần phải giải quyết tốt một số vấn đề về kinh tế - xã hội:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chể kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần nắm vững mục tiêu của nền kinh tế thị trường định h−ớng xã hội chủ nghĩa hiện nay là nhằm thực hiện “dân giàu, n−ớc mạnh , xã

hội công bằng , dân chủ, văn minh”, giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng b−ớc khá giả hơn. Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phải gắn tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội, văn hoá, giáo dục khoa học và công nghệ, bởi vì “...xã hội, văn hoá là những lĩnh vực thể hiện rõ nhất bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa”. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều hành nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ hai, phát triển nhanh nền KTTT, rút ngắn quá trình CNH, HĐH.Phát triển KTTT tạo tiền đề để rút ngắn quá trình CNH, HĐH bởi CNH theo hướng hiện đại thực chất là xây dựng KTTT . Phát triển nhanh nguồn nhân lực có trình độ chuyên nghiệp cao, tay nghề tinh xảo, nâng cao tỷ lệ công nhân tri thức và lao động tri thức trong công nghiệp và nhất là dịch vụ.

Có chính sách phát triển và đa dạng hóa các hình thức học tập, đào tạo để tích lũy nhanh tài sản trí tuệ, vì vốn con người là yếu tố quyết định của sản xuất trong nÒn KTTT.

Tăng c−ờng đẩy mạnh cơ sở hạ tầng thông tin, tiến tới xa lộ thông tin

đường trục terabit/s, nối mạng tới tất cả cộng đồng dân cư bằng mạng cáp quang qua đường truyền đầu cuối từ Mbp/s và nâng dần lên Gbp/s để kịp sử dụng internet thế hệ 2 (I2). Tạo điều kiện để khuyến khích tăng nhanh số người sử dụng internet từ 12,9% dân số (2005) đạt tới 25-35% vào năm 2010 và 50%-60% vào năm 2020 (tỷ lệ tăng bình quân 15-20%/năm). Đồng thời phải nâng thông l−ợng các cổng quốc tế t−ơng ứng.

Ban hành ngay chính sách cho phép doanh nghiệp đ−ợc dùng từ 5-10%

doanh thu không chịu thuế để đầu t− vào các nghiên cứu phát triển công nghệ bảo đảm liên tục đổi mới thiết kế, đổi mới sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, nh−

các n−ớc đang làm từ lâu nay.

Các doanh nghiệp phải tăng nhanh phần vốn vô hình, vốn con ng−ời, tài sản trí tuệ. Xây dựng hệ thống đổi mới/sáng tạo quốc gia để phối hợp toàn diện các tổ chức quản lý kinh tế, các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ, các trường đại học nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia có tiềm lực sáng tạo, với số bằng sáng chế hàng năm đạt mức khá trong vùng.

Hoàn thành quy hoạch mạng l−ới các khu công nghệ cao trong cả n−ớc, xây dựng quy chế có nhiều −u đãi đặc biệt cho các khu vực khởi phát này của KTTT. Thúc đẩy các mối quan hệ với các n−ớc trong các khối ASEAN, ASEM và các quan hệ song phương khác để đưa các khu công nghệ cao của nước ta hòa nhập vào mạng lưới quốc tế và khu vực, bảo đảm cho hoạt động

được bền vững thường xuyên và đạt trình độ ngang tầm quốc tế.

Thứ ba, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.Tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên xoá đói giảm nghèo bền vững ở các vùng, khắc phục tình trạng bao cấp dàn đều,tư tưởng ỷ lại, phấn đấu không còn hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, tăng nhanh hộ giàu, từng bước xây dựng gia đình, cộng đồng và xã hội phồn vinh.Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân về giáo dục và đào tạo, tạo việc làm, chăm sóc sức khoẻ, văn hoá- thông tin, thể dục thể thao...Phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả, bao đảm mọi người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.Đẩy mạnh công tác bảo vệ giống nòi, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tăng tầm vóc và tuổi thọ. Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, giảm tốc độ tăng dân số, bao r đảm quy mô và cơ cấu dân số hợp lý. Xây dựng gia đình no ấm bình đảng tiến bộ hạnh phúc thực sự là tổ ấm của mỗi ng−ời, là tế bào lành mạnh của xã hội. Thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với người có công, gia đình thương binh liệt sĩ, người già , nạn nhân chiến tranh. Đổi mới cơ chế quản lý và ph−ơng thức cung ứng các dịch vụ công cộng, thúc đẩy các cơ sở công lập và ngoài công lập về dịch vụ công cộng phát triển cả về quy mô và chất l−ợng , xây dựng các cơ sở dịch vụ đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Thứ t−, đẩy lùi tiêu cực và tệ nạn xã hội.Tệ nạn xã hội và tiêu cực xã

hội không chỉ là những căn bệnh của xã hội, là vật cản không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mà nó còn tác động trực tiếp,

hàng ngày, hàng giờ tới mục tiêu phát triển toàn diện con người, đến sự hình thành nhân cách của con người Việt Nam hiện đại. Bởi vậy, cần thực hiện

đồng bộ các biện pháp giáo dục, kinh tế, hành chính và pháp luật để phòng, chống có hiệu quả các tiêu cực xã hội và tệ nạn xã hội, nhất là tệ tham nhũng, hối lộ, trộm c−ớp, cờ bạc, ma túy, mua bán dâm...

Bên cạnh việc thực hiện tốt các chính sách xã hội có tác động trực tiếp

đến sự phát triển con người Việt Nam hiện nay, chúng ta cũng cần phải đẩy mạnh việc xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa"của dân, do dân và vì dân", thực thi dân chủ, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có các chính sách, biện pháp phù hợp để mọi người thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ công dân, khuyến khích mọi ng−ời tự do sáng tạo, phát huy tài năng phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước. Thu hút nhân dân (công nhân , nông dân, trí thức, lực l−ơng vũ trang...) tham gia quản lý nhà n−ớc, sử dụng trên thực tế quyền lực của ng−ời làm chủ. Phối hợp chặt chẽ dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, phòng ngừa và đấu tranh với tình trạng mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức. Có cơ chế để nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí và ng−ời dân. Đồng thời tăng c−ờng kỷ luật, pháp luật từ trong bộ máy Đảng và Nhà nước, mở rộng ra ngoài xã hội. Phải chống cả hai thái cực: độc đoán , chuyên quyền, bóp nghẹt dân chủ và dân chủ cực đoan, vô chính phủ, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.

Việc giải quyết một cách đồng bộ các vấn đề về kinh tế - xã hội nói trên chính là tạo ra môi tr−ờng kinh tế - xã hội nhằm xây dựng những con ng−ời Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH. Đương nhiên, việc tạo ra môi tr−ờng kinh tế - xã hội là một quá trình và con ng−ời Việt Nam mới cũng hình thành từng b−ớc gắn liền với quá trình tạo ra môi tr−ờng kinh tế - xã

hội đó.

3.3.2. Đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo theo hướng "chuẩn hoá, hiện đại hóa, xã hội hoá"

Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo là nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng con ng−ời cho sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung −ơng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH... đã chỉ rõ: "Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; CNH, HĐH đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện

đại, có t− duy sáng tạo, có kỹ thuật thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe, là những ng−ời thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" nh− lời căn dặn của Bác Hồ"1.

Để thực hiện mục tiêu của giáo dục - đào tạo là "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi d−ỡng nhân tài" cho sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát riển KTTT, cần "Chuyển dần hệ thống giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở- mô hình xã hội học tập, với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, nghành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập th−ờng xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục”2 với các giải pháp chính là:

Thứ nhất: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục .Cần sớm thống nhất đầu mối quản lý nhà n−ớc về giáo dục. Thực hiện dần việc bỏ cơ chế Bộ chủ quản đối với các cơ sở giáo dục đại học. Trong thời gian trước mắt, các Bộ, các địa phương còn quản lý các trường đại học, cao đẳng phải phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng quy chế quản lý trường đại học, cao đẳng.

Hoàn thiện môi tr−ờng pháp lý và chính sách giáo dục; xây dựng và chỉ

đạo thực hiện chiến l−ợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, điều tiết cơ

cấu và quy mô giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và nhân lực của

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung −ơng khãa VIII, Tl®d, tr.28-29.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Tlđd, tr.95.

đất nước trong từng giai đoạn; triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục.

Thực hiện phân cấp quản lý mạnh đối với các địa phương và các cơ sở giáo dục, nhất là đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các cấp về nội dung đào tạo, tài chính, nhân sự; kiên quyết thúc đẩy thành lập Hội đồng trường ở các cơ sở giáo dục đại học để thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của đơn vị.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục, từ cơ quan trung ương tới các địa phương, các cơ sở giáo dục nhằm tạo ra một cơ chế quản lý gọn nhẹ, hiệu quả và thuận lợi cho ng−ời dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm “tin học hóa” quản lý giáo dục ở các cấp.

Đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục nhằm đảm bảo mọi người đều

đ−ợc học hành, huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng và tăng quy mô giáo dục.

Thứ hai: Tăng cờng đầu t cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục.Hoàn thành việc xây dựng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các loại hình trường nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi mới quá trình dạy học. Trong đó, chú trọng đến chuẩn hóa phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và trang thiết bị dạy học ở các cấp học, đặc biệt là đồ chơi an toàn cho trẻ em.

Quy hoạch lại quỹ đất để xây dựng mới trường học hoặc mở rộng diện tích đất cho các trường phổ thông, dạy nghề và các trường đại học đạt tiêu chuẩn nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục, trong đó −u tiên đầu t− quỹ đất để xây dựng một số khu đại học tập trung.

Đẩy mạnh ch−ơng trình kiên cố hoá tr−ờng học, −u tiên cho giáo dục vùng sâu, vùng cao, vùng khó khăn, bảo đảm đủ phòng học cho mẫu giáo 5 tuổi, cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở học 2 buổi ngày. Đến năm 2020 không còn phòng học tạm ở tất cả các cấp học, 100% tr−ờng phổ thông đ−ợc nối mạng Internet và có th− viện.

Xây dựng hệ thống th− viện điện tử dùng chung và kết nối giữa các trường đại học trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại ở các trường đại học trọng điểm.

Xây dựng các khu ký túc xá cho sinh viên và nhà nội trú cho các tr−ờng phổ thông có nội trú ở vùng dân tộc và nhà công vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Tổ chức một số trường đại học theo hướng nghiên cứu. Tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với nhu cầu xã hội thông qua việc hình thành các liên kết giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học với các doanh nghiệp. Tập trung đầu t− cho các cơ sở nghiên cứu khoa học mũi nhọn, xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia trong hệ thống trường đại học trọng điểm.

Xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến. ở tr−ờng phổ thông, thực hiện cuộc vận động xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” để tạo môi trường giáo dục lành mạnh, mang niềm vui học tập đến cho mọi trẻ em và lôi cuốn xã hội tham gia vào quá trình giáo dục.

Xây dựng một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp có chất l−ợng cao để đào tạo nhân lực đạt chuẩn quốc tế cho một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Tập trung đầu tư nhà nước và sử dụng vốn vay ODA để xây dựng một số trường đại học Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế

Thứ ba: Gắn đào tạo với nhu cầu x hội,nhu cầu của ngời học .Tập trung đầu t− xây dựng một số trung tâm phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực nhằm cung cấp số liệu và cơ sở khoa học cho việc h−ớng nghiệp, xây dựng chương trình, lập kế hoạch đào tạo nghề nghiệp. Nhằm thực hiện có hiệu quả

việc cung cấp nhân lực trực tiếp cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để mở rộng các hình thức hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nhân lực và nghiên cứu chuyển giao công nghệ, khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đại học trong các doanh nghiệp lớn. Có cơ chế gắn đào tạo với sử dụng,việc làm, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội và nhu cầu của người học. Coi trọng cả ba mặt : mở rộng qui mô, nâng cao chất l−ợng, phát huy hiệu quả nhằm tạo chuyển biến căn bản về giáo dục - đào tạo. Tập trung khắc phục những yếu kém , tiêu cực trong giáo dục - đào tạo, bảo đảm quyền đ−ợc học tập, bình đẳng trong cơ

hội tiếp cận các nguồn lực cho giáo dục,cỏ những giải pháp hữu hiệu để khắc phục sự phân hoá va thương mại hoá trong giáo duc- đào tạo.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 129 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(453 trang)