Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động quản lý của Nhà nước trong quá trình xây dựng con người Việt Nam đáp

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 151 - 164)

Xây dựng con ng−ời luôn luôn là quá trình tự giác. Để có thể xây dựng

được con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT đòi hỏi phải nâng cao vai trò lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà n−ớc.

Thứ nhất, Đảng và Nhà n−ớc cần xây dựng chiến l−ợc phát triển con ng−ời Việt Nam trong điều kiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT.

Xây dựng chiến lược con người là một trong những vấn đề hết sức cơ

bản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, CNH, HĐH nói riêng. Phải xác định rõ mục tiêu, phương hướng và những giải pháp cơ bản trong chiến l−ợc con ng−ời phù hợp với chiến l−ợc phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT.Theo mục tiêu chiến lược mà Đảng ta đề ra thì đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta phải chuyển đ−ợc đại bộ phận lao động trong nông nghiệp thành lao động

trong công nghiệp và dịch vụ, phải có một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đủ mạnh về số l−ợng và chất l−ợng, có khả năng giải quyết đ−ợc những vấn đề khoa học và công nghệ mà đất nước đặt ra, phải có một lực lượng công nhân lành nghề đông đảo và có chất l−ợng cao. Chính vì vậy, chiến l−ợc phát triển con người Việt Nam phải sớm được xây dựng, đề cập đến nhiều mặt, với các b−ớc đi và giải pháp thực hiện.

Thứ hai, Đảng và Nhà n−ớc phải xây dựng đ−ợc một hệ thống chính sách kinh tế- xã hội , văn hóa đồng bộ nhằm thực hiện chiến lược con người.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung −ơng khóa VIII

đã nêu rõ: "Kinh nghiệm vô giá mà chúng ta khái quát đ−ợc trong lịch sử lâu dài và đầy khắc nghiệt của dân tộc ta là: nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là nguồn lực con người VIệt Nam; là sức mạnh nội sinh của chính bản thân dân tộc Việt Nam.Con ng−ời Việt Nam là tài sản quý báu nhất của Tổ quốc ta và chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta”1. Bởi vậy, phải có một hệ thống giải pháp phát triển đồng bộ về kinh tế - xã hội và văn hóa nhằm

đảm bảo thực hiện thắng lợi chiến lược con người. Trong hệ thống các chính sách thì chính sách văn hóa trong kinh tế và chính sách kinh tế trong văn hóa

đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó trực tiếp tác động đến lợi ích của con người, nó là động lực cơ bản đối với hoạt động của con người. Ngoài ra cần có các chính sách về xã hội, chính sách về giáo dục và đào tạo, chính sách sử dụng lao động, việc làm,chính sách đối với các nhà khoa học, chính sách đào tạo và sử dụng nhân tài, chính sách tiền l−ơng, tiền th−ởng, v.v..

Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách n tích cực trong việc phát huy nguồn lực con ng−ời. Tuy nhiên, do tồn tại trong một thời gian dài với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, cho nên sự thay đổi chính sách vẫn ch−a kịp thời. Hiện nay, còn không ít chính sách bất hợp lý và thiếu đồng bộ, chưa phát huy tốt nguồn lực con người. Việc đổi mới và hoàn thiện chính sách về kinh tế, văn hoá - xã hội là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay nhằm thực hiện thắng lợi chiến l−ợc phát triển con ng−ời Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung −ơng khãa VIII, Tl®d, tr. 90.

Thứ ba, phát huy dân chủ, tăng c−ờng pháp chế - một yếu tố cơ bản trong việc xây dựng con ng−ời Việt Nam hiện nay.

Để xây dựng con người Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH, một vấn đề đặt ra là phải phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân là một trong những động lực mạnh mẽ

để khơi dậy nhiệt tình cách mạng, phát huy tính chủ động sáng tạo của con người, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH.

Việc không ngừng hoàn thiện và thực hiện nghiêm minh pháp luật xã hội chủ nghĩa là một trong những điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện quyền tự do, dân chủ của nhân dân và đó cũng là một yếu tố cơ bản đảm bảo xây dựng con người Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. Đ−ơng nhiên việc hoàn thiện và thực hiện nghiêm minh pháp luật phải gắn liền với việc xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tr−ớc đây, cũng nh− trong công cuộc đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến quá

trình dân chủ hóa, đến việc hoàn thiện pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Về lĩnh vực này, chúng ta cũng đã đạt đ−ợc nhiều thành tựu: quyền tự do, dân chủ của nhân dân ngày càng đ−ợc đảm bảo, pháp luật ngày càng

đ−ợc bổ sung và hoàn thiện, việc thực hiện pháp luật ngày càng nghiêm minh hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, tình trạng vi phạm quyền tự do, dân chủ của nhân dân còn nhiều và có nơi rất nghiêm trọng, pháp luật còn thiếu và không

đồng bộ, việc thực hiện pháp luật còn thiếu nghiêm minh. Tình trạng đó dẫn

đến nhiều hậu quả xã hội nghiêm trọng như quần chúng xem thường pháp luật, một số cán bộ lợi dụng pháp luật làm ăn bất chính v.v.. Để xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT, một vấn đề bức bách là phải đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa, thực hiện tốt dân chủ từ Trung ương đến cơ sở, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước. Phải đặt mạnh việc học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng , toàn quân , toàn dân.

KÕt luËn

1. Vận dụng một cách đúng đắn quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh về con ng−ời vào việc xây dựng con ng−ời Việt Nam trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách.

Quan điểm cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh về con người đến nay vẫn còn nguyên giá trị khai sáng và ý nghĩa vạch thời đại. Khai thác những giá trị khoa học của các quan điểm đó vì

mục đích phát triển con người Việt Nam toàn diện, phát triển xã hội ta theo

định hướng xã hội chủ nghĩa là công việc có tầm quan trọng đặc biệt.

Thấm nhuần quan điểm khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh về con ng−ời, ngay từ những ngày đầu thành lập bắt tay vào công cuộc giành độc lập tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên

đất nước ta, Đảng ta đã từng bước tạo lập và xây dựng con người Việt Nam mới. Song, trong công cuộc xây dựng xã hội mới do những sai lầm chủ quan, nóng vội, duy ý chí, nên những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng con ng−ời vẫn còn có nhiều hạn chế, tính năng động sáng tạo của con người Việt Nam và vai trò của nó trong công cuộc xây dựng xã hội mới ch−a đ−ợc phát huy triệt

để, ch−a thật sự mang lại hiệu quả nh− mong muốn.

2. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT, Đảng ta đã xác định rõ vị trí và vai trò to lớn của con người Việt Nam hiện nay, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Văn hoá và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, đời sống các tầng lớp nhân dân đ−ợc cải thiện, chỉ số phát triển con ng−ời Việt Nam ngày càng tăng. Song, để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT, việc xây dựng con ng−ời Việt Nam hiện nay đòi hỏi chúng ta phải giải quyết hàng loạt vấn đề cả về lí luận và thực tiễn mà không phải chỉ trong chốc lát là có thể giải quyết đ−ợc.

3. Việc nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển con ng−ời Việt Nam hiện nay chính là nhằm phát huy nguồn lực con ng−ời, nguồn lực của

toàn dân tộc, kết hợp nguồn vốn tri thức của con ng−ời Việt Nam với nguồn tri thức mới nhất của nhân loại bằng cách đẩy mạnh phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, thực sự coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ là "quốc sách hàng đầu"; thực hiện tốt các chính sách xã hội - nguồn "động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa hội"1; coi trọng việc đào tạo, bồi d−ỡng và trọng dụng trí thức- đầu tàu của nguồn lực con ng−ời (hiền tài là nguyên khí của quốc gia); phát huy vai trò quan trọng của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đội ngũ doanh nhân..., tạo môi trường cho khoa học công nghệ và lao động tri thức phát triển; tiếp tục thực hiện công cuộc giải phóng con người thoát khỏi sự áp bức, bất công, tha hóa, bảo đảm các quyền của con ng−ời, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân vì dân.

4. Những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT đòi hỏi chúng ta phải có phương hướng và các giải pháp có tính khả thi nhằm xây dựng và phát triển toàn diện con ng−ời Việt Nam. Phương hướng và giải pháp đúng đắn cho việc phát triển toàn diện con ng−ời Việt Nam phải đ−ợc xây dựng trên quan điểm coi con ng−ời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT.

Bản chất con ng−ời là "tổng hòa các mối quan hệ xã hội", vì vậy việc xây dựng, phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với KTTT, cần tập trung giải quyết một số giải pháp cơ bản là:

- Đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội bền vững, thực hiện tốt các chính sách xã hội.

- Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ.

- Nâng cao chất l−ợng và hiệu quả sử dụng đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học và công nghệ.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.13.

- Phát triển sâu rộng và nâng cao chất l−ợng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

- Bảo đảm và phát huy quyền con người, quyền công dân, xây dựng và hoàn thiện Nhà n−ớc pháp quyền XHCN.

- Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động quản lí của Nhà nước trong quá trình xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với nền KTTT.

Các giải pháp đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động đến con người dưới nhiều góc độ khác nhau. Việc xây dựng và phát triển con người mới chỉ thành công khi thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán, có hệ thống các giải pháp nói trên ,nhằm thực hiện ” Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt các chủ tr−ơng, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc về các lĩnh vực văn hóa , xã hội là chăm sóc, bồi d−ỡng và phát huy nhân tố con ng−ời, với t− cách vừa là

động lực vừa là mục tiêu của cách mạng. Trong đó việc làm, công bằng xã

hội, nâng cao dân trí, lành mạnh hóa xã hội, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là những vấn đề nổi lên hiện nay”1.

1 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Hà Nội, 1994,tr.45

Danh mục tài liệu tham khảo

Anh 1. Phạm Ngọc Anh (Chủ biên), Nguyễn Khánh Bật, Phạm Văn Bính, T−

t−ởng Hồ Chí Minh về quyền con ng−ời, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005.

Báo 2. Báo cáo phát triển con ng−ời Việt Nam 2001 - Đổi mới và sự nghiệp phát triển con ng−ời, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001.

Báo 3. Báo cáo phát triển con ng−ời Việt Nam 2006, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006.

Ban 4. Ban T− t−ởng - Văn hóa Trung −ơng - Ban khoa giáo Trung −ơng - Ban Tổ chức Trung −ơng, Tài liệu phục vụ nghiên cứu các kết luận Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung −ơng Đảng khóa IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002.

Ban 5. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết

Đại hội X của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006.

Bộ 6. Bộ Giáo dục và đào tạo, Ngành giáo dục- đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung −ơng 2 khóa VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002.

Bính 7. Trần Văn Bính (Chủ biên), Lý luận văn hóa và đ−ờng lối văn hóa của

Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000.

Chánh 8. Mai Quốc Chánh (Chủ biên), Nâng cao chất l−ợng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999.

Ch−ơng 9. Ch−ơng trình khoa học - công nghệ nhà n−ớc KX05, Nghiên cứu văn hóa, con ng−ời, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội, 2003.

Chuẩn 10. Nguyễn Trọng Chuẩn, Một số vấn đề về triết học - con người - xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002.

Chuẩn 11. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (Chủ biên), CNH, HĐH ở Việt Nam - lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Néi, 2002.

Cự 12. Vũ Đình Cự - Trần Xuân Sầm (Chủ biên), Lực l−ợng sản xuất mới và KTTT, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

Dang 13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1991.

Dang 14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung −ơng khóa VII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993.

Dang 15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996.

Dang 16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung −ơng khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997.

Dang 17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung −ơng khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998.

Dang 18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001.

Dang 19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006.

Dinh 20. Đỗ Đức Định, CNH, HĐH phát huy lợi thế so sánh. Kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở châu á, Hà Nội, 1999.

Dong 21. Phạm Tất Dong (Chủ biên), Khoa học xã hội và nhân văn mười năm đổi mới và phát triển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997.

Giàu 22. Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1980.

Hữu 23. Đặng Hữu, KTTT thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

Hạc 24. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996.

Hạc 25. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Phát triển giáo dục- phát triển con ng−ời phục vụ CNH, HĐH, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996.

Hạc 26. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Giáo dục Việt Nam tr−ớc ng−ỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999.

Hạc 27. Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con ng−ời và nguồn nhân lực đi vào CNH, HĐH, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001.

Hạc 28. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Về phát triển toàn diện con ng−ời thời kỳ CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

Hạc 29. Phạm Minh Hạc, Hồ Sĩ Quý (Chủ biên), Nghiên cứu con người đối tượng và ph−ơng h−ớng chủ yếu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002.

Hạc 30. Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên), Về phát triển văn hóa và xây dựng con ng−ời thời kỳ CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Néi, 2003.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 151 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(453 trang)