Thực chất và mục tiêu chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 220 - 224)

ở Việt Nam hiện nay

Trên phạm vi thế giới, trong khu vực và ở n−ớc ta hiện nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đ−ợc xác định là giai đoạn phát triển tất yếu mà nỗi quốc gia sớm muộn đều phải trải qua, là hiện t−ợng có tính quy luật phổ biến trong tiến trình vận động và phát triển của các nước, nhất là đối với những quốc gia đang phát triển muốn vươn lên thành nước có trình độ phát triển cao. Vấn đề đặt ra với các nước là thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá như thế nào để có hiệu quả tốt nhất, với thời gian ngắn nhất và rút ngắn đ−ợc khoảng cách so với các n−ớc phát triển.

ở nước ta, sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá được tiến hành từ những năm 60 theo đ−ờng lối mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của

Đảng đã đề ra. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đến nay, nhiệm vụ đó vẫn được coi là nhiệm vụ trung tâm khi chúng ta đã bước sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Khi xác định đối với nước ta đến năm 2000 và các năm tiếp theo là b−ớc chuyển rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta đã khẳng định nhiệm vụ của chúng ta là tập trung mọi lực l−ợng, tranh thủ thời cơ, v−ợt qua thử thách đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị tr−ờng, có sự quản lý của Nhà n−ớc theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong bối cảnh lịch sử cụ thể ở n−ớc ta hiện nay, công nghiệp hoá, hiện

đại hoá, về thực chất là "Quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt

động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao

động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao" [23, 42].

Quan điểm này, về cơ bản, đã phản ánh đ−ợc phạm vi rộng lớn của quá

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chỉ ra đ−ợc cái cốt lõi của sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay là cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhằm đạt tới năng suất lao động xã hội cao, gắn đ−ợc công nghiệp hoá với hiện đại hoá, xác định đ−ợc vai trò của công nghiệp và khoa học - công nghệ trong giai đoạn hiện nay.

Công nghiệp hoá và hiện đại hoá từ những hình thức đặc biệt của quá

trình phát triển kinh tế - xã hội. Hiện đại với đúng nghĩa của nó là làm cho một cái gì đó mang tính chất của thời đại ngày nay. Hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là làm cho kỹ thuật và công nghệ sản xuất cũng nh− cơ cấu kinh tế kỹ thuật được hiện đại hoá. Ngoài ra, hiện đại hoá còn bao hàm cả phương diện kinh tế - xã hội. Nghĩa là hiện đại hoá là khái niệm có nội dung rộng lớn, là quá trình cải biến một xã hội cổ truyền thành một xã hội hiện đại, có trình

độ văn minh cao hơn, thể hiện không chỉ ở nền kinh tế phát triển với nhịp độ tăng tổng sản phẩm chung tính theo đầu người, mà còn ở đời sống chính trị, văn hoá, tinh thần của xã hội. Nó tạo ra những điều kiện hiện thực để đ−a xã

hội lên trình độ hiện đại và góp phần thực hiện những giá trị nhân loại chung vào cuộc sống.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang đ−a tới sự thay đổi triệt để về chất trong kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Bởi vậy, quá trình công nghiệp hoá ở nước ta có đặc điểm khác với quá trình công nghiệp hoá ở các n−ớc đi tr−ớc. Một điều rất rõ ràng là chúng ta không thể thực hiện xong xuôi quá trình công nghiệp hoá với nội dung căn bản là cơ khí hoá các ngành sản

xuất của nền kinh tế quốc dân rồi mới tiến hành hiện đại hoá. Vả lại, khi thực hiện cơ khí hoá cũng không thể sử dụng máy móc lạc hậu đ−ợc sản xuất tr−ớc

đây, mà phải sử dụng kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến hiện nay. Với ý nghĩa đó, công nghiệp hoá trong điều kiện hiện nay đã bao hàm những nội dung của hiện đại hoá, công nghiệp hoá phải đi liền với hiện đại hoá.

Công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá đã mở rộng con đường tắt, rút ngắn khoảng cách giữa các n−ớc đang phát triển với các n−ớc tiên tiến. Đó chính là đặc điểm mới của công nghiệp hoá. Thực tế lịch sử cho thấy rất nhiều n−ớc ở khu vực châu á nh− Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc... chỉ trong một thời gian ngắn đã từ một nước kém phát triển trở thành một nước công nghiệp mới (NIC). Đó là những tấm g−ơng mà n−ớc ta có thể học tập kinh nghiệm khi tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn có vai trò thúc đẩy nhằm đa dạng hoá sản phẩm, các mặt hàng sản xuất và thay đổi cơ cấu sản xuất đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, công nghiệp hoá không chỉ là ph−ơng pháp tăng thu nhập, tăng khối l−ợng sản phẩm, mà còn là một ph−ơng thức để hiện đại hoá cơ cấu sản xuất, thay đổi tập quán làm ăn của một nước có nền sản xuất nhỏ, phân tán, tự cấp, tự túc, ch−a phải là sản xuất hàng hoá.

Đảng ta đã xác định, nước ta tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá có cả thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau. Chúng ta phải chủ

động nắm thời cơ, vươn lên phát triển nhanh và vững chắc, tạo ra thế và lực mới, đồng thời luôn luôn tỉnh táo kiên quyết đẩy lùi và khắc phục các nguy cơ, kể cả những nguy cơ mới nảy sinh, bảo đảm phát triển đúng hướng. Xuất phát từ tình hình nói trên và căn cứ vào C−ơng lĩnh của Đảng, chúng ta cần phải tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến l−ợc và xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu xây dựng n−ớc ta thành một n−ớc công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ và phát triển của lực l−ợng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần

cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Có thể khái quát mục tiêu cơ bản của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta như sau:

Thứ nhất, phấn đấu trong vòng 20 đến 25 năm tới, xây dựng nước ta trở thành một n−ớc công nghiệp, kinh tế mạnh, tăng tr−ởng nhanh và bền vững, tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ sao cho nó có thể chiếm 90% GDP - một cơ cấu kinh tế mà nước ta phát triển đạt được.

Thứ hai, xây dựng con người Việt Nam hiện đại mà trước hết là đội ngũ những người lao động có kỹ thuật, kỷ luật, có kỹ năng lao động thuần thục, trong đó cần phải nhanh chóng tạo ra một lực l−ợng trí thức đông về số l−ợng, mạnh về chất l−ợng, đồng bộ về cơ cấu, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra về sự phát triển xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá. Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tăng hàm l−ợng chất xám trong một đơn vị sản xuất. Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua quan hệ đối ngoại và xuất khẩu.

Thứ ba, trên cơ sở xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phấn đấu xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho mỗi công dân, mỗi tập thể đều được bình đẳng, đóng góp tài năng vào việc phát triển đất nước và h−ởng thụ những giá trị t−ơng đ−ơng với công sức của họ.

Thứ t−, trên cơ sở phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao lĩnh vực dịch vụ, chúng ta cần nỗ lực xây dựng một xã hội hiện đại với những đặc tr−ng cơ bản là năng động, có khả năng "tự đề kháng, tự điều tiết và tự phát triển", "tự thích nghi" để rồi v−ợt qua thử thách, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đủ sức cạnh tranh, xây dựng một xã hội hiện đại với một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - một nền văn minh cao thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, nâng cao dân trí, trình độ khoa học - công nghệ cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân có lối sống, mức sống và khả năng hoạt động văn hoá và văn minh của thời đại. Chúng ta không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và cũng sẽ không thể có

một xã hội tốt đẹp nếu nhân dân ta ch−a có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có trình độ văn hoá cao, tay nghề vững, trình độ dân trí ch−a đ−ợc nâng cao.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 220 - 224)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(453 trang)