Đại hội X xác định trong những năm tới cần: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”5. Nội dung của quá
trình này là:
- Phát triển mạnh các ngành và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con ng−ời Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.
- Coi trọng cả số l−ợng và chất l−ợng tăng tr−ởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, trong từng dự án kinh tế - xã hội.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.
Đại hội X định hướng phát triển 6 ngành và lĩnh vực chủ yếu của quá
trình này trong những năm tới là:
2.1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một vấn đề lớn của quá
trình công nghiệp hóa đối với tất cả các nước tiến hành công nghiệp hóa trên
5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.87.
thế giới, bởi vì công nghiệp hóa là quá trình thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn và gia tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Nông nghiệp là nơi cung cấp l−ơng thực, nguyên liệu cho công nghiệp và thành thị, là thị tr−ờng rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ. Nông thôn chiếm đa số dân c− ở thời
điểm khi bắt đầu công nghiệp hóa. Vì vậy, quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa. ở nước ta, trong những năm qua, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn đ−ợc đặt ở vị trí quan trọng. Trong những năm tới,
định hướng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là:
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo h−ớng tạo ra giá trị tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị tr−ờng; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đ−a nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương.
Thực hiện định hướng này trong những năm tới cần:
+ Tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.
+ Sớm khắc phục tình trạng manh mún về đất canh tác của các hộ nông dân, khuyến khích việc đồn điền, đổi thửa, cho thuê, góp vốn cổ phần bằng
đất.
+ Phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung.
+ Phát triển các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có th−ơng hiệu thị tr−ờng và hiệu quả kinh tế cao.
- Về lâm nghiệp, tiếp tục thực hiện ch−ơng trình bảo vệ và phát triển rõng theo h−íng:
+ Đổi mới chính sách giao đất, giao rừng, bảo đảm cho người làm nghề rừng có cuộc sống ổn định và đ−ợc cải thiện.
+ Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu gỗ cho chế độ hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
- Về ng− nghiệp, phát triển đồng bộ và có hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. sản xuất giống tốt, xử lý môi tr−ờng, mở rộng thị tr−ờng, phát triển các Hiệp hội trong ngành thủy sản.
- Về tác động của Nhà nước đối với nông nghiệp, kinh tế nông thôn cÇn:
+ Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ng−, công tác thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn.
+ Chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp; chú trọng các khâu giống, kỹ thuật canh tác và nuôi trồng, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến.
+ Tăng đầu t− từ ngân sách và đa dạng hóa các nguồn vốn để phát triển mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn.
- Về quy hoạch phát triển nông thôn:
+ Khẩn tr−ơng xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện ch−ơng trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh.
+ Hình thành các khu dân c− đô thị hóa với kết cấu hạ tầng kinh tế, xã
hội đồng bộ như thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ.
+ Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan, bảo
đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn:
+ Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, tr−ớc hết ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới.
+ Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỉ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ.
+ Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả n−ớc ngoài.
+ Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Mục tiêu đề ra là, phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ lao động nông, lâm, ngư nghiệp xuống dưới 50% tổng số lao động xã hội và nâng cao tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên khoảng 85%.
2.2. Phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng dịch vụ
Sản xuất công nghiệp trong những năm qua đã duy trì đ−ợc tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm 2001-2005 tăng bình quân 16%, cao hơn 2,9% so với mục tiêu đề ra và cao hơn 1,9% so với 5 năm tr−ớc. Cơ cấu sản phẩm và công nghệ chuyển dịch theo h−ớng tiến bộ, gắn sản xuất với thị trường. Đến nay cả nước đã hình thành hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều khu hoạt động có hiệu quả; tỷ lệ công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hóa sản phẩm tăng. Công nghiệp ở nông thôn và miền núi tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả nước. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước.
Ngành xây dựng tăng tr−ởng 10,7%/năm, năng lực xây dựng tăng khá
nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại; việc xây dựng đô thị, xây dựng nhà ở đạt nhiều kết quả, hàng năm đ−a thêm vào sử dụng 20 triệu m2 nhà ở.
Dịch vụ có b−ớc phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị tr−ờng và có tiến bộ về hiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Giá trị sản
xuất của các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm khoảng 7,6% (kế hoạch 7,5%). Giá trị tăng thêm gần 7% (kế hoạch 6,8%). Riêng năm 2005 giá trị tăng thêm 8,5%, cao hơn mức tăng GDP.
Từ thực trạng trên, để phát triển nhanh hơn công nghiệp và dịch vụ trong thêi gian tíi cÇn:
- Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chÕ xuÊt.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu t− của các tập đoàn kinh tế lớn n−ớc ngoài và các công ty lớn xuyên quốc gia.
- Khẩn trương thu hút vốn trong nước và ngoài nước để đầu tư thực hiện một số dự án quan trọng về khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng. Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô. Thu hút những chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Trên cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhất là sân bay quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật ở các đô thị lớn. Phát triển năng l−ợng đi đôi với công nghệ tiết kiệm năng l−ợng.
- Tạo b−ớc phát triển v−ợt bậc của ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP. Phát triển mạnh và nâng cao chất l−ợng một số ngành: vận tải, th−ơng mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn...
Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2006-2010 là tập trung nguồn lực cho phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động nh−: Chế biến nông - lâm - thủy sản, may mặc, giày dép, đồ gỗ gia dụng, cơ khí đóng tàu, công nghiệp chế tạo thiết bị
đồng bộ, thiết bị điện, cơ - điện tử, thiết bị xây dựng, máy nông nghiệp, công nghiệp bổ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm. Chỉ tiêu
đề ra cho phát triển công nghiệp và xây dựng 5 năm tới có tốc độ tăng giá trị tăng thêm 10-10,2%/năm. Ngành dịch vụ có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng GDP, phấn đấu đạt 7,7-8,2%.
2.3. Phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển
Cơ cấu kinh tế vùng là một trong những cơ cấu cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Xác định cơ cấu vùng để phát huy lợi thế so sánh của từng vùng cho sự phát triển, đồng thời từng bước tạo ra sự phát triển đồng đều của các vùng trong cả n−ớc. Trong thời gian quan, ngoài ba vùng kinh tế trọng điểm phát triển nhanh, các vùng kinh tế Trung du, miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long... đều có chuyển biến tích cực.
Cùng với chính sách phát triển các thành phần kinh tế, định hướng phát triển vùng trong những năm tới đ−ợc xác định nh− sau:
- Có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển, đồng thời, tạo ra sự liên kết giữa các vùng và nội vùng.
- Thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực, tác
động lan tỏa đến các vùng khác; đồng thời tại điều kiện phát triển nhanh hơn cho các vùng kinh tế đang còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nguyên, Tây Nam, Tây Bắc.
- Xây dựng và thực hiện chiến l−ợc phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, sớm đ−a n−ớc ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh và hợp tác quốc tế.
- Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, dịch vụ biển.
- Đẩy nhanh ngành công nghiệp đóng tàu biển và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản.
- Phát triển mạnh, đi tr−ớc một b−ớc một số vùng kinh tế ven biển và hải đảo.
2.4. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ
Trong 5 năm qua, số lao động đ−ợc giải quyết việc làm khoảng 7,5 triệu người; các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã thu hút gần 91% lực lượng lao động xã hội và tạo 90% việc làm mới. Xuất khẩu lao động và chuyên gia bằng 2,3 lần so với 5 năm tr−ớc. Năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị đã giảm xuống còn khoảng hơn 5%, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt khoảng hơn 80%.
Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã tập trung vào nghiên cứu, ứng dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều kết quả nghiên cứu về công nghệ sinh học, cơ khí, chế tạo, tự động hóa, công nghệ thông tin đã đ−ợc ứng dụng vào sản xuất. Từ thực trạng trên, định hướng chuyển dịch cơ cấu lao
động và công nghệ trong thời gian tới đ−ợc xác định là:
- Phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm đến năm 2010 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất l−ợng cao; tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội.
- Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ.
- Lựa chọn và đi ngay vào công nghệ hiện đại ở một số lĩnh vực then chèt.
- Chú trọng phát triển công nghệ cao để tạo đột phá và công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm.
2.5. Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi tr−ờng tự nhiên
Xuất phát từ yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, công nghiệp hóa
đi liền với hiện đại hóa, Đại hội X xác định trong thời gian tới, công tác quản lý tài nguyên và môi trường phát triển theo định hướng sau:
- Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là các tài nguyên đất, n−ớc, khoáng sản và rừng.
- Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi tr−ờng, khắc phục tình trạng xuống cấp môi trường ở các lưu vực sông, đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, nơi đông dân cư và có nhiều hoạt động kinh tế. Từng bước sử dụng công nghệ sạch, năng l−ợng sạch.
- Tích cực phục hồi môi tr−ờng và các hệ sinh thái bị phá hủy. Tiếp tục phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc, bảo vệ đa dạng sinh học.
- Quan tâm đầu tư cho lĩnh vực môi trường, nhất là các hoạt động thu gom, tái chế và xử lý chất thải.
- Hoàn chỉnh luật pháp, tăng c−ờng quản lý nhà n−ớc về bảo vệ và cải thiện môi tr−ờng tự nhiên.
- Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng - thủy văn; chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
2.6. Đổi mới hệ thống đào tạo, phát triển x∙ hội học tập
Trước hết, phải đổi mới nhận thức, có tư duy mới về đào tạo, sử dụng
đội ngũ cán bộ khoa học và truyền bá tri thức mới, đặc biệt là, đổi mới t− duy kinh tế để theo kịp sự phát triển của thời đại. Nh−ng phát triển kinh tế không
đ−ợc tách khỏi các vấn đề chính trị, văn hóa - xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung −ơng khóa VIII chỉ rõ: “Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết với đời sống và các hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ c−ơng... biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển”6. Phát triển nguồn nhân lực chất l−ợng cao cần phải tập trung vào chăm sóc, phát triển tài năng, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học tài năng, các nhà quản lý và các nhà kinh doanh tài giỏi; hình thành nền khoa học tiên tiến, đủ khả năng giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội và kỹ thuật
đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền
6 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung −ơng khóa VIII, Tlđd, tr.56.