Một số nhiệm vụ và giải pháp phát triển giai cấp công nhân trong thêi gian tíi

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 265 - 272)

III. Nội dung và yêu cầu xây dựng con ng−ời Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

3. Một số nhiệm vụ và giải pháp phát triển giai cấp công nhân trong thêi gian tíi

Nhằm tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân n−ớc ta thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết Trung ương sáu khóa X

đã đ−a ra một số quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng giai cấp công nhân n−ớc ta trong giai đoạn tới.

Về quan điểm chỉ đạo: Nghị quyết nêu 5 quan điểm sau:

- Khẳng định nhất quán quan điểm coi giai cấp công nhân là giai cấp

đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, lãnh đạo cách mạng thông qua

Đảng tiền phong của mình; tiên phong trong sự nghiệp của cách mạng; là nòng cốt trong khối liên minh công - nông - trí dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Cần xây dựng giai cấp công nhân trong mối quan hệ hữu cơ với việc xây dựng khối liên minh công - nông - trí dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế với giai cấp công nhân toàn thế giới.

- Xây dựng giai cấp công nhân trong mối quan hệ biện chứng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện tốt mối quan hệ giữa tăng tr−ởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, chăm lo xây dựng giai cấp công nhân; bảo đảm lợi ích hợp pháp của tất cả các bên trong quan hệ lao động và sử dụng lao

động; chủ động nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân, đồng thời giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc và cấp bách của họ.

- Đào tạo, bồi d−ỡng, nâng cao trình độ mọi mặt của công nhân, đặc biệt là thế hệ công nhân trẻ theo h−ớng ngang tầm khu vực và quốc tế. Thực hiện chiến l−ợc trí thức hóa giai cấp công nhân.

- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và nỗ lực tự v−ơn lên của bản thân mỗi ng−ời công nhân;

gắn liền với việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội.

Về mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân: Nghị quyết đ−a mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân theo hai mốc 2010 và 2020, chủ yếu ở các điểm sau:

- Mốc 2010: Hình thành và triển khai chiến l−ợc xây dựng giai cấp công nhân gắn với chiến l−ợc phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân, nhất là vấn đề nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Có bước tiến trong đào tạo, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân nhằm đáp ứng yêu cầu mới; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhất là lao động từ nông dân, nông thôn. Nâng cao hơn về giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, hiểu biết pháp luật, tác phong công nghiệp,..., nhất là công nhân trẻ. Tăng tỷ lệ đảng viên, quản lý xuất thân từ công nhân, số l−ợng và chất l−ợng tổ chức cơ sở đảng trong các loại hình doanh nghiệp. Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành viên các tổ chức Đoàn, Công đoàn, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và xây dựng các tổ chức này trong các loại hình doanh nghiệp.

- Mốc 2020: Bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh, phát triển nhanh về số l−ợng, nâng cao chất l−ợng (trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tác phong,..), có cơ cấu hợp lý trước yêu cầu phát triển của đất n−ớc; có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu n−ớc, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc, có khả năng thích ứng tốt với thực tiễn,...

Về nhiệm vụ và giải pháp:

* Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về giai cấp công nhân trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế

quốc tế. Theo đó, quan trọng nhất cần cần đổi mới tổ chức, tăng cường đầu tư,

đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu lý luận , tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân, hướng vào giải đáp những vấn đề thực tiễn đặt ra: về xu hướng phát triển của giai cấp công nhân; về vấn đề trí thức hóa giai cấp công nhân;

về vai trò, quan hệ của giai cấp công nhân trong liên minh công - nông - trí, trong lãnh đạo thông qua đội tiên phong;...

* Thứ hai, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân. Mục tiêu là ngày càng nâng cao chất l−ợng về mọi mặt của giai cấp công nhân đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Do vậy, trước mắt cần tập trung bổ sung, sửa đổi và xây dựng một số chính sách lín, nh−:

- Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách h−ớng nghiệp trong giáo dục nhằm nâng nhận thức về việc gia nhập giai cấp công nhân, tạo điều kiện phát triển đội ngũ công nhân trẻ có trình độ cao. Thực hiện xây dựng chiến l−ợc, quy hoạch phát triển dạy nghề đồng bộ; đổi mới hệ thống dạy nghề đi

đôi với tăng cường công tác quản lý về dạy nghề; làm tốt công tác dự báo nhu cầu lao động theo ngành nghề, cấp và trình độ.

- Ban hành chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với hoạt động

đào tạo nghề, thu hút mạnh các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực đào tạo nghề; đổi mới chi ngân sách trong lĩnh vực dạy nghề theo cơ chế thị trường lao động, đồng thời thực hiện tốt hơn cơ chế kiểm định, đánh giá chất l−ợng dạy nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp dành ngân sách cho đào tạo, tái đào tạo cho người lao động.

- Bổ sung, sửa đổi, xây dựng chính sách đào tạo, đào tạo lại công nhân;

có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho công nhân tự học nâng cao trình độ về mọi mặt. Xây dựng, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo nghề theo nguyên tắc gắn lý thuyết với thực hành và nhu cầu xã hội, gắn giáo dục nghề với giáo dục chính trị, pháp luật về lao động. Điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch mạng l−ới cơ sở dạy nghề gắn với ngành, nghề, các ch−ơng trình,

dự án lớn, vùng kinh tế trọng điểm; chú trọng thực hiện đào tạo đồng bộ cả ở trong và ngoài n−ớc...

* Thứ ba, quan tâm, bồi d−ỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho giai cấp công nhân. Theo đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và hoạt động của tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên và các đoàn thể khác đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong công nhân, bảo đảm định hướng chung thống nhất từ trung ương tới cơ sở.

* Thứ t−, bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân. Theo đó, trước mắt cần bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm một số chính sách sau:

- Các quy định về ký hợp đồng lao động và thỏa −ớc lao động tập thể;

chính sách về cải thiện điều kiện lao động, bảo hộ lao động, phòng chống các tai nạn nghề nghiệp, tăng c−ờng chăm sóc sức khỏe công nhân, nhất là lao

động nữ, lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,... Nghiên cứu ban hành Luật tiền lương tối thiểu đối với từng khu vực sản xuất kinh doanh; ban hành nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương. Bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, y tế, an sinh xã

hội, chính sách nghỉ hưu sớm đối với các đối tượng đặc thù.

- Ban hành chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu t− xây dựng nhà ở cho công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp. Xây dựng chi tiết quy định phát triển khu công nghiệp phải gắn với phát triển khu đô thị, các công trình phúc lợi công cộng, nhà ở cho công nhân.

- Ban hành quy định pháp luật về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong đó đặc biệt quy định rõ quyền, trách nhiệm của người lao động và sử dụng lao động theo hướng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Tăng

cường cơ chế đối thoại, thương lượng giữa các bên trong quan hệ lao động và sử dụng lao động.

- Hoàn thiện chính sách tôn vinh thích đáng, kịp thời những người lao

động giỏi, có nhiều cống hiến, bổ sung chính sách về thi đua, khen thưởng trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Sớm hoàn thiện chính sách bán cổ phần cho công nhân khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n−ớc; có chính sách khuyến khích danh nghiệp t− nhân bán cổ phần cho người lao động. Tổ chức thực hiện, tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát trong thực hiện pháp luật về lao động; đổi mới, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp và có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài.

* Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong xây dựng giai cấp công nhân.

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân qua việc khẩn trương xây dựng và lãnh đạo có hiệu quả chiến lược về giai cấp công nhân gắn với chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước để giai cấp công nhân là nòng cốt trong sự nghiệp của dân tộc, trong khối liên minh công - nông - trí;

đồng thời tăng cường vai trò của mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng giai cấp công nhân và khối đoàn kết toàn dân tộc. Tăng c−ờng sự lãnh đạo của Nhà nước trong xây dựng và thực thi các chính sách pháp luật để xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh; có chính sách đào tạo, bồi d−ỡng, phát triển đảng trong công nhân.

- Tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp thông qua nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc; bổ sung quy định, chế tài cụ thể, đủ mạnh trong các luật để thực hiện tốt việc thành lập

các tổ chức Đảng, công đoàn, chính trị - xã hội tại các loại hình doanh nghiệp.

Đẩy mạnh và có nhiều hình thức phát triển đảng viên trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, dạy nghề và trong các doanh nghiệp, nhất là ở doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng chính sách động viên về vật chất và tinh thần đối với đội ngũ cán bộ đảng ở các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất

đạo đức, bản lĩnh chính trị,.. cho đội ngũ này.

- Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, phát huy vai trò của công

đoàn trong xây dựng giai cấp công nhân. Theo đó, cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn các cấp theo hướng tăng cường hoạt động mạnh ở cơ sở, lấy đối tượng công nhân, viên chức và người lao

động làm đối t−ợng vận động, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị,.. cho công nhân; khuyến khích và tập hợp trí tuệ của họ trong xây dựng, bổ sung, sửa đổi và thực hiện chính sách về lao động.

Chú trọng đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ công đoàn, nhất là tại cơ sở. Sớm sửa đổi Luật công đoàn để phù hợp, tương thích với Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan đến lao động, quan hệ lao động và xây dựng giai cấp công nh©n.

- Đổi mới mạnh mẽ tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp thông qua không ngừng nâng cao chất l−ợng, hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở, làm chỗ dựa vững chắc cho công nhân. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa Công đoàn và Hội phụ nữ để nâng cao công tác nữ công của công đoàn trong các doanh nghiệp; bổ sung cơ

chế, chính sách bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở và phụ cấp trách nhiệm cho họ.

- Đổi mới và nâng cao chất l−ợng hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam trong các doanh nghiệp. Theo đó, cần đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất l−ợng tổ chức và hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên trong các doanh nghiệp nhà n−ớc; đa dạng hóa các loại hình, hình thức tập hợp, vận động và lôi quấn thanh niên trong các doanh nghiệp t− nhân, đầu t− n−ớc ngoài vào Đoàn, Hội.

Về xây dựng giai cấp nông dân từ năm 1991 đến nay

ThS. Phạm Thị Thuý

Trong lịch sử cũng nh− hiện tại, giai cấp nông dân luôn luôn là lực l−ợng có những đóng góp to lớn về tinh thần và sức lực, tính mạng và của cải, v−ợt qua muôn vàn hy sinh, gian khổ, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Chính vì vậy, các văn kiện Đại hội lần thứ VII, VIII, IX, X của Đảng và nhiều Chỉ thị, Nghị quyết Hội nghị Trung −ơng trong các nhiệm kỳ đó đều thể hiện rõ chủ trương chiến lược nhất quán đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. trong đó, phải kể đến hai bước ngoặt lớn sau:

Bước ngoặt lớn thứ nhất đã diễn ra vào năm 1993, đó là Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ Đảng (Khoá VII) đã đề ra một quyết sách rất quan trọng, chủ trương thừa nhận hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, được giao ruộng đất ổn định, lâu dài, được tự do làm ăn trong cơ chế thị trường có nhiều thành phần. Chính chủ trương mới này đã là động lực quan trọng nhất làm bật dậy tính năng động, sáng tạo, hăng say đầu tư sức người, sức của của hàng chục triệu nông dân làm nên những kết quả, thành tựu phát triển khả quan, từ

đó nông nghiệp phát triển hơn, đời sống nông dân không ngừng đ−ợc cải thiện, bộ mặt xã hội nông thôn có nhiều đổi mới. Các nguyên nhân khác nh−:

sự gia tăng vốn đầu t− cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; sự hỗ trợ cho

đời sống nông dân, nhất là với các gia đình diện chính sách −u tiên, khó khăn, nghèo đói; những tác động tích cực của tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự giúp đỡ quốc tế… đều là những nguyên nhân quan trọng, nh−ng xét đến cùng hiệu lực của những nguyên nhân đó vẫn tuỳ thuộc vào nguyên nhân về cơ chế, chính sách ở tầm vĩ mô.

Bước ngoặt lớn thứ hai đã diễn ra vào năm 2003 (mười năm sau khi có Nghị quyết Trung −ơng 5, khoá VII), đó là Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ

Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết chuyên đề về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010. Nhờ đó mà nông

nghiệp đã tiếp tục đạt thêm nhiều kết qủa, thành tựu phát triển mới, bộ mặt xã

hội nông thôn văn minh hơn và đời sống nông dân ngày càng cải thiện hơn.

Mới đây nhất, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung −ơng lần thứ bảy khoá

X, Đảng ta tiếp tục khẳng định “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến l−ợc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”. Nghị quyết đã đánh giá nông dân là “lực l−ợng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ gìn phát huy bản săc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi tr−ờng sinh thái của đất nước” đồng thời cũng xác định nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là phải “Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”(1)

Chuyên đề này tập trung tìm hiểu việc xây dựng giai cấp nông dân từ năm 1991 cho đến nay để thấy đ−ợc những thành tựu và hạn chế, bài học kinh nghiệm của công tác này, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 265 - 272)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(453 trang)