Một số bước đi cụ thể để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 178 - 186)

3.1. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia là tiền đề quan trọng

để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nhanh nền kinh tế tri thức

Cần tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp ICT hoạt động.

Xây dựng quy hoạch phát triển mạng l−ới thông tin, quy hoạch phát triển tổng thể công nghệ và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Xây dựng trục xa lộ thông tin tốc độ cao terabit/s. Có kế hoạch phát triển điện thoại di động 3G và internet thế hệ hai để theo kịp các nước trong vùng và vươn nhanh lên trình độ cao hơn. Quy hoạch các dải tần cho các dịch vụ vô tuyến băng rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp triển khai các công nghệ mới nh− WLAN, 3G, WI - MAX... Xây dựng và quy hoạch đánh số, quy hoạch trên miền quốc gia thành chuẩn quốc gia phù hợp với chuẩn quốc tế. Xây dựng chuẩn mật mã thông tin mạng và thông tin vệ tinh.

Cần xây dựng các cơ sở nội dung (content) để thúc đẩy phát triển các dịch vụ mạng.

Đẩy mạnh số hóa Việt ngữ; phát triển nhiều loại hình ứng dụng công nghệ thông tin (th−ơng mại điện tử, hành chính điện tử, học tập qua mạng).

Khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích, nội dung (content) có giao diện dễ sử dụng, tạo điều kiện cho đại đa số người dân có thể tiếp cận ngay đ−ợc lợi ích của công nghệ thông tin và truyền thông.

Khuyến khích các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân xây dựng nội dung thông tin điện tử trong lĩnh vực của mình bằng tiếng Việt, đ−a lên mạng internet để kinh doanh.

Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ cho các thông tin điện tử trên mạng là dỡ bỏ rào cản để đại đa số người dân có thế tiếp cận ngay được lợi ích của ICT để phát triển.

- Triển khai các đề án trọng điểm, tạo đà thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong toàn xã hội.

Xây dựng đề án phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, nâng tốc độ mạng đ−ờng trục lên terabit/s.

Xây dựng đề án mạng số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà n−ớc.

Đưa internet đến các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề, trung học phổ thông trung học cơ sở...

Nâng cao hiệu quả hoạt động, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, truy cập internet tại các điểm bưu điện văn hóa xã, phấn đấu đạt trên 70% số xã

vào năm 2010.

3.2. Phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin - Về hành chính (chính phủ) điện tử

Hoàn thiện các kế hoạch về chính phủ điện tử đã có, khắc phục các yếu kém trong việc xây dựng và thực hiện đề án 112 giai đoạn (2001-2005), nhằm:

áp dụng internet và nối mạng trong công tác hành chính công để giảm thiểu thói nhũng nhiễu, “hành” dân... Xây dựng một nền hành chính minh bạch, hiệu quả. Chuyển từ một xã hội trì trệ sang xã hội phát triển nhanh, đẩy mạnh tăng tr−ởng kinh tế.

Chuyển hầu hết các loại dịch vụ công qua mạng: hải quan, thuế, bảo hiÓm, ®¨ng ký, cÊp phÐp, hé khÈu...

- Về th−ơng mại điện tử

Phấn đấu đến năm 2010, thương mại điện tử đạt mức trung bình trong khu vực ASEAN (đứng thứ 4). Trước mắt, thương mại điện tử phục vụ đẩy mạnh xuất khẩu; Năm 2020, thương mại điện tử đạt mức trung bình khá trong khu vực (đứng thứ 3).

- Về y tế điện tử, y tế từ xa

Tập trung phát triển y tế điện tử và y tế từ xa với mục tiêu chính là tạo

điều kiện cho toàn dân tiếp cận và được hưởng sự chăm sóc y tế ở mức độ cao.

Chú trọng phát triển nghiên cứu những thiết bị điện tử phục vụ cho ngành y tế.

Phát huy thế mạnh y học trong n−ớc bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin (các hệ chuyên gia, thiết bị thông minh cho y học cổ truyền), hiện

đại hóa phương pháp chữa trị bằng đông dược.

Phát triển các ngành công nghệ trong sản xuất thiết bị y tế, đặc biệt là công nghệ cao.

3.3. Phát triển công nghệ trong nền kinh tế tri thức ở Việt Nam

- Xác định rõ vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong quá

tr×nh héi nhËp

Khoa học và công nghệ phải tập trung h−ớng vào những ngành đ−ợc xác định là chủ chốt trong phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao tính khoa học trong việc ra các quyết định về chiến l−ợc và chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Khoa học và công nghệ phải là yếu tố cơ bản, góp phần giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc, đạo đức xã hội.

Cần phải xây dựng, thiết kế, phối hợp đồng bộ chiến l−ợc và chính sách phát triển khoa học và công nghệ với chiến l−ợc và chính sách phát triển khoa học - xã hội nhằm làm cho các mục tiêu kinh tế - xã hội gắn bó hữu cơ ngay từ đầu với cơ sở thực hiện là dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ.

Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trí tuệ cao, chuyên môn giỏi, có phẩm chất chính trị vững vàng.

Khuyến khích sự liên kết giữa giáo dục đại học với sản xuất và nghiên cứu khoa học.

- Các biện pháp cơ bản để rút ngắn khoảng cách phát triển khoa học và công nghệ

Thứ nhất, đổi mới chính sách kinh tế, đi thẳng vào công nghệ mới nhất,

đây là bước đột phá. Phải chọn một số lĩnh vực có chuyên gia, có nhân tài hoặc có thể thu nhận nhân tài từ nhiều nguồn trong n−ớc, ngoài n−ớc hoặc

chuyên gia nước ngoài để mở một số mũi nhọn trong ICT, công nghệ sinh học, công nghệ nano tham gia giải quyết một số vấn đề có tính toàn cầu.

Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy mọi khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực hiện đang còn bị kìm hãm và sử dụng lãng phí.

Thứ ba, xây dựng chính sách về nhân tài để rút ngắn khoảng cách về tri thức với các n−ớc phát triển vì khoảng cách về kinh tế là do khoảng cách về tri thức quyết định.

Đặc biệt, cần có ngay các biện pháp quan trọng giúp đỡ nông dân tiếp thu tri thức để họ biết cách phát triển, nâng cao mức sống.

Thứ tư, thực hiện chính sách phát triển toàn diện đất nước.

Cần phải đầu t− mạnh hơn từ nhiều nguồn vốn cho công tác nghiên cứu triển khai và phát triển tiềm lực các ngành khoa học và công nghệ có đóng góp chủ yếu cho tăng tr−ởng GDP. Cần có chính sách cho phép các doanh nghiệp có thể sử dụng khoảng 5 đến 10% doanh thu (trước thuế) để đầu tư vào nghiên cứu đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, bảo đảm năng lực cạnh tranh.

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ lên trình độ cao. Tập trung sức để nhanh chóng làm chủ và phát triển các công nghệ cao, tr−ớc hết là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ tự động hóa là lĩnh vực mà nước ta có nhiều tiềm năng và cũng là lĩnh vực có tính chất nền tảng thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ cao của thế giới vào Việt Nam. Có chính sách hướng dẫn để việc chuyển giao đạt hiệu quả cao nhất. Phải chuẩn bị đủ nội lực để tiếp thu, làm chủ và tiến tới sáng tạo, phát triển chính công nghệ đ−ợc tiếp thu thành của mình.

Tiếp thu công nghệ n−ớc ngoài phải gắn với phát huy năng lực nội sinh thể hiện bằng khuyến khích đăng ký sáng chế, phát minh, trợ giúp tài chính cho các đề án áp dụng vào sản xuất các công nghệ mới do chính người Việt Nam sáng tạo, tiến tới xuất khẩu công nghệ.

3.4. Đào tạo nhân lực, bồi dỡng nhân tài khoa học và công nghệ Cần phát triển nhanh một đội ngũ đông đảo nhân tài, chuyên gia giỏi trong các ngành nhằm nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế n−ớc ta lên mức trung bình. Đ−a giáo dục, khoa học và công nghệ lên mức khá trong vùng, trong vòng 20-25 năm.

Cần định hướng chính sách nhà nước phải có vai trò chính trong chiến lược về nhân tài. Trước hết, xây dựng kế hoạch chi tiết về đào tạo và sử dụng nhân tài.

Nhà nước phải có chính sách huy động nguồn lực từ các cá nhân, doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương, dòng họ, hội...

Nhà nước cần tạo mọi điều kiện trong hợp tác quốc tế về đào tạo đội ngũ nhân tài có trình độ ngang tầm quốc tế.

Có chính sách sử dụng cụ thể, rõ ràng để phát triển nguồn nhân tài.

- Một số vấn đề cấp bách

Chất l−ợng của không ít bằng cấp hiện nay ở n−ớc ta, kể cả một số bằng cấp của những người được đào tạo ở nước ngoài còn rất thấp. Vì vậy, chúng ta cần nghiêm túc chấn chỉnh việc đánh giá, cấp bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở đào tạo và các công trình nghiên cứu ở các cơ sở nghiên cứu - triển khai.

- Để phát hiện, đào tạo và bồi d−ỡng năng khiếu, tài năng, chúng ta cần:

Trước hết, xây dựng chính sách về phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng dựa trên khoa học, theo các nguyên tắc sau:

Năng khiếu và tài năng phải đ−ợc phát hiện sớm. Một khi phát hiện

đ−ợc trẻ em có năng khiếu về một lĩnh vực nào đó, cần bồi d−ỡng liên tục từ tiểu học qua trung học đến đại học và sau đại học. Nh− vậy, năng khiếu mới có cơ sở vững chắc và đầy đủ tiền đề phát triển thành tài năng. Mỗi người đều có một loại tài năng, do đó cần đ−ợc phát hiện, khai thác, không đ−ợc để phí.

Thứ hai là, cần xây dựng một chương trình nội dung đa dạng để phát triển tài năng.

Thứ ba là, Nhà n−ớc khuyến khích các tổ chức xã hội thi đua cầu hiền, cầu tài, đỡ đầu, bảo trợ các tài năng; giới thiệu, quảng bá để phát triển nhân tài.

3.5. Phát triển kinh tế tri thức, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Xây dựng chiến l−ợc phát triển kinh tế tri thức ở n−ớc ta trong hai thập niên tới

Chiến l−ợc này cần đ−ợc xây dựng dựa trên những tổng kết của Đảng về 20 năm đổi mới và đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội IX về “từng bước phát triển kinh tế tri thức” ở nước ta trong 5 năm qua, đồng thời làm rõ xu thế phát triển kinh tế tri thức của thế giới trong các thập niên tới.

Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy rằng: Định h−ớng xã hội chủ nghĩa cơ bản phù hợp với kinh tế tri thức; kinh tế tri thức tạo tiền đề để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (công nghiệp hóa theo hướng hiện đại thực chất là xây dựng kinh tế tri thức)...

Chiến l−ợc này đ−a ra các mục tiêu phải đạt tới vào năm 2020. Cụ thể là:

+ Nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tranh thủ đạt tốc độ tăng trưởng cao.

+ Trình độ hiện đại thể hiện ở hiệu quả, cơ cấu và sức cạnh tranh của nền kinh tế đạt mức trung bình trở lên trong vùng.

+ Internet, viễn thông, các hệ thống máy móc tự động cơ điện tử, các ngành công nghệ cao có đóng góp trên 50% GDP.

Chiến l−ợc này phải kèm theo các đề án đồng bộ với các chính sách về sản xuất kinh doanh, về văn hóa - xã hội, về giáo dục, khoa học và công nghệ... để thực hiện việc phát triển kinh tế tri thức đạt các mục tiêu của năm 2020.

Để khẩn tr−ơng xây dựng chiến l−ợc phát triển kinh tế tri thức ở n−ớc ta, trong hai thập kỷ tới cần sớm hình thành một nhóm chuyên gia có uy tín cao.

Đạt đ−ợc các mục tiêu trên đây sẽ đảm bảo cho quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội tiến nhanh, bền vững và không thể đảo ng−ợc.

- Đẩy mạnh phát triển một số h−ớng −u tiên trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức ở n−ớc ta trong hai thập niên tới.

Phát triển nhanh nguồn nhân lực có trình độ chuyên nghiệp cao, tay nghề tinh xảo, nâng cao tỷ lệ công nhân tri thức và lao động tri thức trong công nghiệp và nhất là dịch vụ. Có chính sách phát triển và đa dạng hóa các hình thức học tập, đào tạo để tích lũy nhanh tài sản trí tuệ, vì vốn con người là yếu tố quyết định của sản xuất trong nền kinh tế tri thức.

Tăng c−ờng đẩy mạnh cơ sở hạ tầng thông tin, tiến tới xa lộ thông tin

đường trục terabit/s, nối mạng tới tất cả cộng đồng dân cư bằng mạng cáp quang qua đường truyền đầu cuối từ Mbp/s và nâng dần lên Gbp/s để kịp sử dụng internet thế hệ 2 (I2). Tạo điều kiện để khuyến khích tăng nhanh số người sử dụng internet từ 12,9% dân số (2005) đạt tới 25035% vào năm 2010 và 50%-60% vào năm 2020 (tỷ lệ tăng bình quân 15-20%/năm). Đồng thời phải nâng thông l−ợng các cổng quốc tế t−ơng ứng.

Ban hành ngay chính sách cho phép doanh nghiệp đ−ợc dùng từ 5-10%

doanh thu không chịu thuế để đầu t− vào các nghiên cứu phát triển công nghệ bảo đảm liên tục đổi mới thiết kế, đổi mới sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, nh−

các n−ớc đang làm từ lâu nay.

Các doanh nghiệp phải tăng nhanh phần vốn vô hình, vốn con ng−ời, tài sản trí tuệ. Xây dựng hệ thống đổi mới/sáng tạo quốc gia để phối hợp toàn diện các tổ chức quản lý kinh tế, các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ, các trường đại học nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia có tiềm lực sáng tạo, với số bằng sáng chế hàng năm đạt mức khá trong vùng.

Ngay trong kế hoạch 5 năm 2006-2010, phải hoàn thành quy hoạch mạng l−ới các khu công nghệ cao trong cả n−ớc, xây dựng quy chế có nhiều

−u đãi đặc biệt cho các khu vực khởi phát này của kinh tế tri thức. Chính phủ cần có một tổ chức chuyên quản để thúc đẩy các khu công nghệ cao này (giống nh− Ban Quản lý các khu công nghiệp tr−ớc đây). Thúc đẩy các mối

quan hệ với các n−ớc trong các khối ASEAN, ASEM và các quan hệ song phương khác để đưa các khu công nghệ cao của nước ta hòa nhập vào mạng lưới quốc tế và khu vực, bảo đảm cho hoạt động được bền vững thường xuyên và đạt trình độ ngang tầm quốc tế.

- Phát triển kinh tế tri thức, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện

đại hóa

Phải tranh thủ thời cơ của tế tri thức để đi nhanh, đi tắt vào hiện đại, vì

kinh tế tri thức dựa vào cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Đi ngay vào kinh tế tri thức vừa thực hiện đ−ợc công nghiệp hóa cũng nh− hiện đại hóa, ví dụ đi ngay vào máy cơ khí - điện tử thì đạt ngay công nghiệp hiện đại, mà không phải bắt đầu bằng máy cơ khí để có công nghiệp cổ điển rồi sau đó mới điện tử hóa để có “hiện đại”.

Nếu không phát triển ngay kinh tế tri thức thì không thể hội nhập thuận lợi với kinh tế toàn cầu hiện nay.

Ví dụ: chúng ta sẽ không phát triển đ−ợc du lịch, nếu không có internet và điện thoại di động (những lĩnh vực đặc tr−ng của kinh tế tri thức) ở trình độ hiện đại nhất.

Phát triển kinh tế tri thức chúng ta tranh thủ phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, hình thành giai cấp công nhân tri thức lớn mạnh, tạo nền tảng cho một xã hội tri thức năng động và sáng tạo. Nh− vậy, không chỉ rút ngắn quá trình công nghiệp hóa mà còn là cơ sở để v−ợt qua nhanh thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội (ở đây chủ yếu nói về lực l−ợng sản xuất).

3. 4. Đảm bảo thực hiện quyền con ng−ời cơ bản của con ng−ời ở n−ớc ta trong điều kiện hiện nay

Bảo đảm thực hiện quyền con người được đặt ra trước hết xuất phát từ mục tiêu và bản chất của chế độ và đó cũng là một trong những nội dung và

đặc trưng rất cơ bản và quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN mà chúng ta đang xây dựng; đồng thời trước xu thế dân chủ hóa, giao lưu và hội

nhập quốc tế ngày càng gia tăng, đòi hỏi quyền con người và các tự do cơ bản của cá nhân, công dân phải đ−ợc tôn trọng và tăng c−ờng hơn nữa. Tr−ớc yêu cầu đó, trong điều kiện nước ta hiện nay, bảo đảm hiện thực hóa quyền con ng−ời cần có những ph−ơng h−ớng và giải pháp sau đây:

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 178 - 186)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(453 trang)