II. Kết quả đạt đ−ợc trong việc tổ chức, thực hiện chính sách trí thức
2. Những hạn chế, bất cập của chính sách đối với trí thức
Bên cạnh những tác động to lớn của đường lối chính sách đối với trí thức đã đạt đ−ợc những thành tựu trên, những hạn chế, bất cập của chính sách trí thức cũng cần phải đ−ợc nhận thức sâu sắc và nghiêm túc hơn để chúng ta khắc phục và đ−a ra các giải pháp hữu hiệu để tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới. Có thể khái quát một số hạn chế, bất cập của chính sách đối với trí thức nh− sau:
- Thứ nhất: Cho đến nay, Đảng và Nhà nước chưa có một chính sách tổng thể, toàn diện để phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam gắn liền với các quan điểm chỉ đạo, phương hướng và giải pháp có tính chất chiến lược, cơ bản, lâu dài. Trong các văn kiện của Đảng, vai trò của đội ngũ trí thức thường được
đề cập đến trong phần nói về đoàn kết dân tộc hay nói về liên minh công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức hoặc gắn với lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật… mà ch−a có xây dựng đội ngũ trí thức. Đây là việc làm chậm, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới.
- Thứ hai: Về chính sách đào tạo và bồi d−ỡng trí thức:
Hiện nay nước ta còn thiếu chiến lược về quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ trí thức nh− là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến l−ợc phát triển kinh tế xã hội, chiến l−ợc phát triển khoa học, công nghệ, văn hoá nghệ thuật, giáo dục và chiến l−ợc cán bộ gắn liền với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự bất hợp lý về cơ cấu đào tạo, về cơ cấu vùng miền, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lĩnh vực, cơ cấu sử dụng còn diễn ra tràn lan, thiếu một định hướng tổng quát ở cấp vĩ mô. Điều này dẫn đến lãng phí cả về thời gian, tiền của và công sức của nhà nước và nhân dân, làm thiệt hại cả cho việc xây dựng đội ngũ trí thức tương lai. Việc phát hiện nhân tài, đào tạo nhân tài còn chậm, nhất là chính sách chăm sóc nuôi d−ỡng tài năng khoa học, kỹ thuật công nghệ, văn học nghệ thuật và tài năng trong quản lý lãnh đạo.
Việc đào tạo đội ngũ trí thức trẻ hiện nay thiên về “học chữ”, học khoa học, kỹ thuật, kinh tế… chưa chú ý đúng mức đến giáo dục lý tưởng, chính trị,
đạo đức, phẩm chất của đội ngũ trí thức. Công tác quản lý giáo dục yếu kém, chương trình đào tạo lạc hậu, phương pháp giảng dạy yếu kém, cơ sở vật chất, công cụ thí nghiệm, th− viện, cơ sở thực hành không đ−ợc quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng “bằng thật”, “học giả” diễn ra rất mạnh, nhất là hệ thống tr−ờng ngoài công lập, tr−ờng liên kết…
- Thứ ba: Chính sách chiêu hiền đãi sỹ còn hạn chế
Truyền thống tốt đẹp của văn hoá Việt Nam là “trọng kẻ sỹ”, “trọng người hiền tài”. Tuy nhiên đã có lúc tư tưởng tuyệt đối hoá quan điểm giai cấp, đề cao công nông, coi thường trí thức xuất hiện ở một số nơi, một số lúc trong Đảng, trong bộ máy Nhà n−ớc. Đó chính là căn bệnh “kiêu ngạo cộng sản” mà V.I.Lênin đã từng phê phán. Sự lãng phí trí thức, không có chính sách mềm dẻo, linh hoạt để thu hút trí thức, tâm lý nghi kỵ, thiếu tôn trọng, thiếu bao dung đã hạn chế khả năng tập hợp đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của
Đảng để xây dựng và phát triển đất nước.
Việc tuyển ng−ời hiền tài vào bộ máy quản lý nhà n−ớc còn hạn chế.
Chính sách đãi ngộ vật chất đối với đội ngũ trí thức ch−a đ−ợc coi trọng. Đã
có lúc, l−ơng của trí thức đ−ợc xếp thấp nhất trong bảng l−ơng hành chính,
đ−ợc xếp vào khu vực “phi sản xuất”. Sau Nghị quyết TW2 (khoá VIII) l−ơng của giáo viên đã được thay đổi khá hơn, nhưng lương của đa số trí thức vẫn ch−a đ−ợc cải thiện. Điều này đã dẫn đến giảm sút tâm huyết của đội ngũ trí thức với công việc của mình, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến sự tha hoá của họ. Việc phong tặng các danh hiệu vinh dự, phong tặng học hàm giáo s− và phó giáo s− chỉ có ý nghĩa vinh dự mà không có ý nghĩa về l−ơng. L−ơng của sinh viên tốt nghiệp Đại học ra trường không đủ bù đắp cho chi phí tối thiểu.
Điều đó dẫn đến tình trạng báo động lớn là những sinh viên giỏi và xuất sắc không muốn vào làm trong cơ quan khoa học, trong các cơ quan Đảng và Nhà n−ớc. Nguồn nhân lực trí tuệ cao bổ sung cho các khu vực này bị giảm sút sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái trí thức trong Đảng và cơ quan Nhà nước. Đó là
điều cần phải xem xét và tháo gỡ, không thể duy trì chính sách đãi ngộ nh−
hiện nay.
Chính sách chiêu hiền đãi sỹ còn liên quan đến chính sách đối với cán bộ khoa học cao tuổi và trí thức Việt Nam ở nước ngoài. Việc áp dụng đồng loạt các quy định cho nghỉ hưu như đối với nam ở tuổi 60, nữ ở tuổi 55 trong
đó có cả trí thức giỏi, những chuyên gia đầu ngành, có sức khoẻ tốt dẫn đến tình trạng lãng phí trí thức, trong khi đất nước lại rất cần đến họ. Đối với trí thức Việt Nam ở nước ngoài, nhất là các chuyên gia giỏi cần được ưu đãi và tạo điều kiện về cơ hội cho họ tham gia đóng góp trí tuệ và công sức cho việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Thứ t−: Cơ chế đảm bảo quyền tự do và dân chủ trong sáng tạo của
đội ngũ trí thức
Trong thời kỳ vừa qua, cùng với quá trình đổi mới về kinh tế và chính trị, không khí tự do dân chủ trong xã hội đã đ−ợc mở rộng và cởi mở hơn. Tuy nhiên, để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, nhất là đội ngũ trí thức khoa học xã hội nhân văn và đội ngũ trí thức văn nghệ sỹ, những chính sách và cơ
chế nh− hiện nay vẫn còn gây trở ngại cho tự do t− t−ởng và phát huy dân chủ xã hội trong đội ngũ trí thức, nhất là thông qua những việc xử lý cụ thể đối với một số tr−ờng hợp có ý kiến khác vừa qua. Chúng ta ch−a tạo lập đ−ợc bầu không khí dân chủ, cởi mở trong tự do tư tưởng, tự do tranh luận để tìm kiếm ch©n lý.
Tình trạng thiếu công bằng, thiếu dân chủ trong sinh hoạt khoa học sẽ dẫn đến tình trạng khoa học rơi vào tình trạng chứng minh cho luận đề sẵn có là phổ biến, ít có phát hiện, phát kiến mới. Điều này dẫn đến tình trạng chất l−ợng nhiều công trình khoa học sau khi nghiệm thu rồi cất vào kho t− liệu, ít có ý nghĩa đối với sự phát triển của xã hội, kinh phí đầu t− cho nghiên cứu khoa học còn hạn chế.