II. Kết quả đạt đ−ợc trong việc tổ chức, thực hiện chính sách trí thức
1- Một số vấn đề lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài trong sự nghiệp Đổi mới
1.1 Quan niệm chung về nhân lực, dân trí, nhân tài.
1.1.1 Quan niệm về nhân lực.
“Nhân lực là sức người, về mặt dùng trong lao động sản xuất” (1). Nguồn nhân lực là toàn bộ sức lực lao động của con người (kể cả nguồn nhân lực tiềm năng và nhân lực đang bộc lộ) đang được huy động để sáng tạo ra toàn bộ của cải vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội.
Nhân lực về cơ bản là sức người, nhưng nếu suy rộng hơn thì đó còn là sức lực về mọi mặt của con người, bao gồm sức khoẻ, sức lao động, năng lực tư duy trí tuệ khám phá, phát minh, sáng chế của con người, khả năng lao động để tác động vào tự nhiên để phục vụ cuộc sống.
Nói cách khác, nhân lực hiểu một cách khái quát tổng hợp thì đó chính là khả năng của con người trong sản xuất tinh thần và sản xuất vật chất, tạo ra những tài sản cho xã hội, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội, quốc gia, dân tộc.
Phát triển nguồn nhân lực trong ý nghĩa cụ thể của vấn đè này chính là phát triển thể lực của người lao động thông qua những chương trình dinh dưỡng, đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cộng đồng xã hội như prôtit, gluxit và các yếu tố muối khoáng, vi lượng có lợi cho sức khoẻ con người, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, xoá bỏ tình trạng đói dinh dưỡng của con người trưởng thành, đạt định mức bữa ăn hàng ngày từ
(1) Từ điển Tiếng Việt, tr. 710
2.500 – 2.700 Kcal ngày/người. Phát triển nhân lực còn là vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống như công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng và chữa bệnh cho nhân dân, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, ngăn ngừa các dịch bệnh bằng cách tăng cường vận động nhân dân thực hiện phong trào tiêm chủng mở rộng, giảm tiến tới xoá bỏ một số các loại bệnh hiểm nghèo như lao sốt rét, cải thiện môi trường sinh sống trên cơ sở bảo vệ và phát triểnm môi trường sinh thái, môi trường lao động.
Phát triển nguồn nhân lực còn là nâng cao trí tuệ cho con người trên cơ sở nâng cao trình độ học vấn của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội. Đây là nhiệm vụ chiến lược của cả quốc gia trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, hướng tới mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
1.1.2 Quan niệm về dân trí
Dân trí là trình độ hiểu biết của nhân dân (1). Dân trí là trí tuệ của người dân trên một mặt bằng chung nào đó của quy ước xã hội. Dân trí là trình độ của đa số người dân trong một khu vực xác định (một tỉnh, một huyện, một quận...) Những hiểu biết của người dân về mọi mặt kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội, về văn hoá, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, chính trị được coi là dân trí.
Dân trí còn có thể được hiểu là tri thức mà người dân có, bao gồm trình độ học vấn, kiến thức và văn hoá ứng xử. Dân trí về phương diện nào đó là trình độ văn minh của con người (Đối lập, tương phản với dã man, mông muội, lạc hậu). Dân trí là tiêu chí về trình độ xã hội của con người trong tiến trình lịch sử nhân loại. Con người trong quá trình tiến hoá luôn có xu hướng tự tìm hiểu và hoàn thiện bản thân, đồng thời không ngừng khám phá nhận thức thế giới tự nhiên và xã hội. Dân trí là trình độ nhận thức đó của con người trong mỗi quốc gia. Dân trí là phạm trù nhận thức của nhân loại mang tính thời đại, tính lịch sử, tính dân tộc, tính quốc tế và khu vực.
(1) Từ điển Tiếng Việt, tr. 247
1.1.3 Quan niệm về nhân tài
“ Nhân tài là người có tài năng xuất sắc” (1). Nhân tài là người có năng lực hơn rất nhiều người khác. Đó là năng lực trí tuệ, năng khiếu thiên bẩm, năng lực hành vi tác động vào đời sống để làm ra những sản phẩm vật chất và tinh thần đặc biệt nào đó mà người bình thường không thể làm ra được. Có nhân tài nghiêng về nghiên cứu phát minh ra những vấn đề lý luận và có nhân tài thiên về hoạt động thực tiễn, hoặc vừa phát minh sáng chế về lý thuyết, lại vừa có khả năng làm ra các sản phẩm cụ thể.
Trong xã hội phong kiến Việt Nam trước kia, cha ông ta quan niệm:
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung). Hiền tài chính là người có tài năng và đức độ, có khả năng thu phục được nhân tâm thiên hạ. Nghĩa là người tài vừa có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng minh triết lại vừa có phong cách của những bậc hiền minh, thông thái. Tuy nhiên trong quan niệm về nhân tài, cần hiểu một cách toàn diện. Nhân tài không chỉ là tài năng mà còn là phẩm chất đạo đức, đức độ, là thái độ đóng góp công hiến cho cộng đồng. Nhân tài là những người có đam mê cống hiến cho xã hội bằng tất cả tài năng của mình. Nhân tài có hoặc sẽ có sự vượt trội, hơn hẳn những người khác về trí tuệ, thể chất và hiệu quả làm việc trong lĩnh vực mà họ tham gia.
Nhân tài là tinh hoa trí tuệ và đạo đức của một xã hội, một thời đại.
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.
Từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã xác định quan điểm coi trọng giáo dục và đào tạo trong tiến trình đổi mới. Nghị quyết TW 2 khoá VIII, kết luận Hội nghị TW 6 khoá IX và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đều khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Để tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá, chúng ta cần đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí.
Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng con đường giáo dục đào tạo. Bởi vậy đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho phát triển
(1) Từ điển Tiếng Việt, tr. 248
Tại Nghị quyết Đại hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã phát triển quan điểm này: “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Chiến lược xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định trong việc sử dụng các nguồn lực khác như tài nguyên thiên nhiên, vốn, thành tựu khoa học công nghệ. Xây dựng nguồn nhân lực có trí tuệ và tay nghề đồng thời với xây dựng con người mới, phát triển cả đức lẫn tài, phát triển về thể lực, trí tuệ, đạo đức thẩm mỹ, có kỹ năng lao động giỏi, có ý chí và bản lĩnh trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc là tiêu chí hàng đầu của giáo dục đào tạo. Sự phát triển con người toàn diện là mục tiêu và động lực của cách mạng Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu : “Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm phát triển trọng dụng nhân tài, đã và sẽ tiếp tục xem xét tích cực và trên cơ sở khoa học những kiến nghị của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước về chế độ, chính sách đãi ngộ đối với các nhà khoa học nói chung và đội ngũ Giáo sư nói riêng”.
2 - Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài ở nước ta từ năm 1991 đến nay - Thực trạng và những vấn đề đặt ra.
2.1 Phát triển nguồn nhân lực.
Mục tiêu của giáo dục và đào tạo nước ta là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ kinh tế thị trường định hướng XHCN, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Vì vậy, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một quốc gia, một địa phương, là nguồn lao động được đào tạo, được chuẩn bị, sẵn sàng đảm nhiệm một công việc lao động nào đó.
Ngày 08 tháng 01 năm 2008, để triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT –
TW ngày 13/04/ 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học khuyến tài xây dựng xã hội học tập, phát trriển mô hình giáo dục mở theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 02/ 2008/ CT- TTg “Về đẩy mạnh phong trào khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” nhằm mục đích thúc đẩy việc phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh việc khuyến học khuyến tài trên phạm vi cả nước, trên mọi hoạt động của các bộ, các ngành, các địa phương, các vùng miền trên cả nước nhằm xây dựng một xã hội học tập.
Đảng và Nhà nước ta coi xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân là mục tiêu cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển giáo dục nước ta. Cần nhân rộng các mô hình khuyến học khuyến tài gắn với xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, với phong trào xoá đói giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Phát triển các hình thức chính quy đi đôi với phát triển, đa dạng hoá các hình thức đào tạo khác nhằm tạo nhiều cơ hội học tập cho con người.
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương đơn vị cần tập trung chỉ đạo xác định cụ thể hoá các mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp triển khai xây dựng xã hội học tập theo đề án của Chính phủ về việc xây dựng Xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác khuyến học, khuyến tài, trong đó lưu ý xây dựng Hội Khuyến học Việt Nam vững mạnh, hoạt động thiết thực có hiệu quả. Đặc biệt là chú trọng xây dựng các mô hình “gia đình hiếu học”. “dòng học khuyến học” để nhân rộng trên phạm vi cả nước.
* Đầu tư ngân sách cho đào tạo nguồn nhân lực :
Đảng và Nhà nước luôn luôn chú trọng đầu tư cho giáo dục bằng cách giành ngân sách cực kỳ lớn hàng năm với con số hàng trăm ngàn tỉ đồng chi cho vấn đề đào tạo nguồn nhân lực toàn xã hội. Năm 2008, ngân sách chi cho Giáo dục đào tạo chiếm 20% tổng ngân sách Nhà nước. Chỉ riêng việc xây dựng kiên cố hoá trường học, lớp học Nhà nước đã chi 2500 tỷ VND cho các
tỉnh thành trên cả nước (1).
Chính phủ đã thực hiện chính sách cho sinh viên nghèo vay vốn để học tập suốt quá trình đào tạo với sự ưu đãi đặc biệt. Chính sách đối với giáo viên vùng sâu vùng xa và hải đảo thường xuyên được cải thiện tốt hơn. Đặc biệt Nhà nước đã đầu tư phát triển sự nghiệp phát thanh truyền hình tại Tây Nguyên, Tây bắc và Tây Nam bộ, tạo điều kiện để giáo dục xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt. Nhiều ngàn tỷ đồng đã được đầu tư để đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy trong mọi cấp học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng và đại học, trên đại học. Ngành giáo dục đào tạo đã thực hiện phổ cập các cấp phổ thông, xoá mù và tái mù chữ ở những điểm trắng giáo dục vùng núi cao, thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trung tâm dạy nghề...
* Đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Hiện nay lực lượng lao động nước ta có 46,61 triệu người, chiếm 55%
dân số. Cả nước có khoảng 240.000 doanh nghiệp với 9 triệu người lao động . Dự báo đến năm 2010, Việt Nam sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp và cần bổ sung thêm 2,7 triệu lao động cho nguồn nhân lực cả nước.(2)
Theo bà Nguyễn Thị Hằng - Chủ tịch Hội dạy nghề Việt Nam thì mỗi năm nước ta đào tạo được khoảng 1,5 triệu người lao động, trong đó hàng trăm ngàn người có việc làm, đáp ứng nhu cầu lao động trong nước và xuất khẩu(3). Từ năm 1991 đến nay, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực nước ta tập trung ở một số lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực đào tạo dạy nghề khối kỹ thuật công nghiệp :
Thực trạng của việc dạy nghề hiện nay và khả năng đào tạo nghề hàng năm của các trường và Trung tâm dạy nghề đã và đang cố gắng đáp ứng với các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
(1) Theo Vietnamnet. vn, ngày 20 /8/2008
(2) Nguồn : Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 10/8/2008
(3) Nguồn cập nhật: Vietnamnet.vn , 9/2008
Nhiều hình thức đào tạo đã phát huy được hiệu quả như đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn, đào tạo bồi dưỡng tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, mở lớp ngay tại địa phương, từng ngành. Trong các cuộc thi tay nghề, thi thợ giỏi quốc tế, chúng ta đã có những giải thưởng lớn, khẳng định đôi bàn tay vàng khéo léo của những người thợ Việt Nam.
Điều đáng ghi nhận trong thực tiễn những năm qua là quan niệm xã hội về vấn đề hướng nghiệp đã có những thay đổi theo chiều hướng hợp lý. hơn trước đây. Học đại học không còn là con đường lập nghiệp duy nhất đối với suy nghĩ của đại bộ phận công chúng và thanh niên hiện nay. Nhiều người đã chọn con đường lập nghiệp là phấn đấu để trở thành những thợ lành nghề có ích cho cuộc sống xã hội. Chính vì thế, nguồn lực con người của nước ta đã dần dần trở nên cân đối hơn giữa thầy và thợ, giữa lao động trí óc với lao động chân tay.
Một số lĩnh vực có nhiều thành quả trong đào tạo nhân lực như: đào tạo lực lượng lao động tại các thành phố, các trung tâm kinh tế; Đào tạo đội ngũ công nhân trong các ngành công nghiệp, các ngành có hàm lượng công nghệ cao như điện tử, tin học, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác, chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản; Ngành công nghiệp dệt may, da giày do được đầu tư công nghệ và thiết bị mới nên phát triển với tốc độ rất nhanh đã thu hút được lực lượng lao động đáng kể. Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề 3/7 cho các nhà máy và khu công nghiệp chế xuất, đồng thời bổ túc tay nghề nâng bậc thợ cho công nhân đang trở thành nhu cầu lớn trong toàn xã hội.
Đặc biệt ngành công nghiệp xây dựng hiện nay đang phát triển rất mạnh có khả năng thu hút một lực lượng lớn lao động kỹ thuật, đòi hỏi công tác đào tạo nghề phải đáp ứng. Nếu không chuẩn bị, chúng ta sẽ có khả năng thiếu hụt đội ngũ lao động kỹ thuật này
- Lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực xuất khẩu lao động ra nước ngoài :
Từ sau năm 1991, công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động ra nước ngoài ngày càng mở rộng. Tuy nhiên cần trang bị
ngoại ngữ, kiến thức về pháp luật xã hội và nâng cao trình độ tay nghề, trang bị kỹ năng làm việc cơ bản cho người lao động trước khi họ ra nước ngoài làm việc, tránh hiện tượng người lao động đơn phương huỷ hợp đồng, bỏ trốn khỏi ra khỏi công ty trở thành thành phần di dân tự do, bất hợp pháp tại nước ngoài, gây khó khăn cho công tác quản lý người nhập cư của nước bạn, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ ngoại giao giữa nước ta với các nước khác.
Chuyên gia Vũ Tuấn Anh (Viện Kinh tế Việt Nam) đã chỉ ra một vấn đề khá nổi cộm bức xúc đối với lao động xuất khẩu là tình trạng “ba không”:
không có nghề, không biết ngoại ngữ, không có tác phong công nghiệp. (1) Thường thì sau khi đăng ký đi lao động xuất khẩu người lao động mới được học một khoá nghề và ngoại ngữ cấp tốc nên tác phbong làm việc, kiếnd thức pháp luật và văn hoá ứng xử nơi sẽ đi làm việc hầu như nắm một cách không đầy đủ.
- Lĩnh vực đào tạo dạy nghề khối kỹ thuật nông nghiệp và làng nghề địa phương:
Hiện nay tại nông thôn nước ta có tới 2/3 người lao động không có tay nghề, không qua đào tạo mà chỉ lao động đơn thuần theo kinh nghiệp truyền thống nghề nông. Do đó vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn gặp không ít khó khăn. Theo đó tình trạng lao động nông nghiệp kinh nghiệm thuần tuý đã ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất lúa gạo nước ta trên thị trường quốc tế. Nhiều loại thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật đã được người dân sử dụng vôi tội vạ dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khoẻ người tiêu dùng hết sức nghiêm trọng. Thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật và lao động thiếu ý thức là thực trạng đáng báo động hiện nay ở nông thôn.
Lực lượng kỹ sư nông nghiệp sau khi ra trường làm việc thiếu hiệu quả bởi cơ chế tổ chức mạng lưới nông nghiệp. Hầu hết các kỹ sư nông nghiệp nghiên cứu lý thuyết tại các cơ quan viện, vụ, trung tâm... nhiều hơn là làm việc tại các hợp tác xã ngay trên đồng ruộng. Cán bộ kỹ thuật đào tạo thiếu cơ
(1) Nguồn cập nhật: Vietnamnet. Tin mới .vn, 6/2008