II. Tình hình thực hiện quyền con ng−ời, quyền công dân ở Việt Nam từ 1991 đến nay
4. Đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là một trong những hiện t−ợng xã hội bao gồm nhiều hành vi tiêu cực, trong đó vấn đề đang nổi cộm hiẹn nay ở nước ta cũng như
các n−ớc khác trên thế giới là tệ nạn mại dâm và nghiện ma tuý. Những tệ nạn xã hội này nếu không đ−ợc ngăn chặn kịp thời sẽ đem lại những hậu quả về kinh tế, văn hoá, đạo đức, xã hội nghiêm trọng; gây nên tâm trạng xã hội nặng nề; thậm chí nếu không đ−ợc quan tâm giải quyết thoả đáng sẽ gây ra những hiểm hoạ suy thoái giống nòi, gây mất ổn định chính trị, an toàn xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp kiên quyết về phòng chống tệ nạn xã hội.
Phòng, chống tệ nạn ma tuý: công tác này tập trung vào ba lĩnh vực chủ yếu là giảm cung, giảm cầu và kiểm soát ma tuý.
Vấn đề giảm cung ma tuý: Thực hiện Chỉ thị số 99/CT HĐBT, ngày 8/4/1994 của Hội đồng Bộ trưởng về vận động nhân dân không trồng cây thuốc phiện, chuyển đổi trồng cây thuốc phiện, trong thời gian qua các địa phương đã tập trung chủ yếu vào việc giải quyết vấn đề bỏ trồng cây thuốc phiện, bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, đầu t− hỗ trợ đời sống và chuyển hướng sản xuất kết hợp với việc phá nhổ cây thuóc phiện đã gieo trồng nên diện tích trồng cây thuốc phiện ở nước ta đã giảm nhiều với tốc độ khá
nhanh: vụ 1991-1992 có 15.495 ha trồng thuốc phiện đến vụ 1994-1995 chỉ còn 2.795 ha. Việc vận động nhân dân bỏ trồng cây thuốc phiện đã đ−ợc đặt trong tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng cao nhằm xoá đói giảm nghèo, đời sống nhân dân ổn định, làm cho việc bỏ trông cây thuốc phiện đ−ợc bền vững.
Vấn đề giảm cầu ma tuý: là phòng chống lạm dụng ma tuý, bao gồm các hoạt động điều tra, nắm địa bàn; tổ chức cai nghiện, điều trị phục hồi chức năng, giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện(dạy nghề, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động...) nhằm giúp ngươì nghiện tái hoà nhập cộng
đồng. Tính đến năm 1996, cả nước có 44 trung tâm chữa trị cho các đối tượng 05 và 06, trong đó có 11 trung tâm cai nghiện cho đối t−ợng 06. Năm 1996 các trung tâm này đã tiếp nhận cai nghiện cho 18.182 đối t−ợng, tăng 113% so
với năm 1995. Trong đó, cai tại các cơ sở chữa bệnh là 7.133 người và cai tại cộng đồng cho 11.049 đối tượng, dạy nghề, tạo việc làm cho 3662 người, tăng gÇn 70% so víi n¨m 1995.(16)
Công tác cai nghiện, phục hồi cho người nghiện: Tại tất cả các địa phương đều thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống ma tuý các cấp, ở các tỉnh trọng điểm về tệ nạn ma tuý đã đ−a công tác cai nghiện, phục hồi cho ng−ời nghiện ma tuý vào Nghị quyết của các cấp uỷ
Đảng, HĐND, UBND và phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban ngành,
đoàn thể. Nhiều tỉnh, thành phố có chuyển biến rõ nét, vừa quan tâm chỉ đạo sát sao, vừa tăng c−ờng đầu t− cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức cán bộ làm công tác cai nghiện, phục hồi cho ng−ời nghiện nh− Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Cao Bằng...Các hoạt động cai nghiện, phục hồi chức năng đã từng bước được xã
hội hoá dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức, mô hình đa dạng, phong phú. Từ năm 1994 đến năm 1996, ngành Lao động Thương binh xã hội đã hướng dẫn tổ chức cai nghiện và phục hồi cho 42.221 đối t−ợng. Trong đó
Cai tại cơ sở tập trung: 20.045 ng−ời(chiếm 47%) Cai tại cộng đồng: 22.176 người(chiếm 53%) Số đ−ợc học nghề: 13.210 ng−ời(chiếm 31%) Số có việc làm ổn định:3894 người(chiếm 10,8%)
Vì vậy, tình trạng tái nghiện trong các năm qua giảm dần: năm 1994 là 85-90%, năm 1995 còn 75-80%, năm 1996 là 61,55%.(17) Công tác cai nghiện còn được lồng ghép với các chương trình khác để mở rộng thí điểm, rút ra mô hình, kinh nghiệm, từ thí điểm “xây dựng xã, ph−ờng lành mạnh không có tệ nạn xã hội”, lấy mục đích “làm trong sạch địa bàn về tình hình tệ nạn xã
hội” làm thước đo hiệu quả hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
Công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm
Các cơ quan văn hoá - thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng đã
giành nhiều thời gian, công sức tuyên truyền chủ tr−ơng của Đảng, Nhà n−ớc về phòng, chống mại dâm, về tác hại nhiều mặt của loại tệ nạn này, đồng thời phát động nhân dân phát hiện và tích cực đấu tranh, tạo d− luận xã hội mạnh mẽ đối với các vi phạm tệ nạn mại dâm, tổ chức hướng dẫn các tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn mại dâm nói riêng, xây dựng môi tr−ờng xã hội lành mạnh, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp uû, chÝnh quyÒn, quÇn chóng nh©n d©n.
Công tác giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề hoàn l−ơng cho gái mại dâm cũng được các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, chú ý. Sau 5 năm(1993-1997) đã chữa bệnh cho 22.491 gái mại dâm(trong đó tại cơ sở chữa bệnh cho 13.958 người; tại cộng đồng 8956 người). Dạy nghê, tạo việc làm cho 11.656 đối t−ợng(bằng 50% số đ−ợc chữa trị). Nhiều cơ sở chữa bệnh đã phối hợp tốt việc dạy nghề với tổ chức lao động sản xuất góp phần cải thiện đời sống hàng ngày cho đối t−ợng, quan trọng hơn là giáo dục nhân cách thông qua lao động sản xuất, trong giai đoạn 1994-1996, mỗi năm giáo dục cho khoảng 6000 đối tượng. Đến năm 2001, các địa phương đã chữa trị cho 34.303 l−ợt gái mại dâm, trong đó giáo dục tập trung tại các Trung tâm là 21.530 l−ợt đối t−ợng (37,2%), 15.575 đối t−ợng đ−ợc dạy nghề tạo việc làm (chiếm 45,4% số đối t−ợng đ−ợc giáo dục), dạy và xoá mù chữ cho 2300 đối t−ợng, 2000 đối t−ợng mại dâm nghiện ma tuý đ−ợc cai nghiện.(18)
Hạn chế của công tác phòng chống tệ nạn xã hội
Tỷ lệ tái nghiện vẫn còn rất cao; việc đầu t− cơ sở vật chất và con ng−ời cho công tác cai nghiện, phục hồi chức năng còn nhiều bất cập, ch−a hợp lý và ch−a đ−ợc coi trọng đúng mức. Kinh phí cho công tác cai nghiện phục hồi ch−a đảm bảo yêu cầu cai nghiện. Nhiều nội dung quan trọng bị cắt giảm nh−:
tiền học nghề, mua sắm trang thiết bị cho lao động sản xuất. Việc xây dựng xã, ph−ờng lành mạnh không có tệ nạn xã hội ch−a thực sự trở thành phong trào th−ờng xuyên...vì vậy hiệu quả của công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý ch−a cao.
Nhận thức của một bộ phận dân c−, trong đó có cả cán bộ, đảng viên, những người có trách nhiệm chưa đầy đủ, chưa đúng, thậm chí hoài nghi về cuộc đấu tranh phòng chống tệ nan mại dâm, dẫn đến thiếu trách nhiệm, thiếu kiên quyết, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo chỉ thị, nghị quyết của đảng; khoán trắng cho ngành chức năng; đồng thời cũng xuất hiện tư tưởng nóng vội, giản
đơn, chỉ đạo có tính chất phong trào, hoặc mệnh lệnh hành chính, không thấy hết tính chất phức tạp, khó khăn. Sự thoái hoá về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, dảng viên tham gia hoặc đứng đằng sau tiếp tay, bảo kê hoặc làm ngơ để bọn tội phạm mại dâm ngang nhiên hoạt động, thách đố pháp luật.
Quản lý của Nhà n−ớc trên nhiều mặt bị buông lỏng, tình trạng kinh doanh dịch vụ tràn lan v−ợt quá nhu cầu (karaoke, vũ tr−ờng, nhà trọ, nhà nghỉ...), không th−ờng xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ, quản lý các cơ sở này theo ngành ch−a kết hợp chặt chẽ với quản lý theo địa bàn, lãnh thổ. Công tác xử lý vi phạm ở nhiều nơi, nhiều thời điểm thiếu kịp thời, nghiêm túc. Việc xử lý ng−ơì mua dâm nói chung còn nhẹ, chủ yếu phạt tiền rồi tha, rất ít trường hợp thông báo về cơ quan hay nơi cư trú để quản lý, giáo dục, xử lý theo pháp luật.
Đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội vẫn ch−a vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Mặt khác việc đảm bảo phương tiện cũng nh− cơ sở vật chất, kinh phí cho cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt
động.
II. Một số bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các chính sách x∙ hội ở n−ớc ta,