II. Tình hình thực hiện quyền con ng−ời, quyền công dân ở Việt Nam từ 1991 đến nay
3. Hình mẫu nhân cách và những giải pháp chủ yếu để phát triển con người Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc
3.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển con người Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá hội nhật kinh tế quốc tế
3.2.1. Giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của nhân tố con người trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chúng ta đều biết con người là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất. Trong điều kiện của nền kinh tế tri thức, hàm lượng trí tuệ trong các sản phẩm hàng hoá ngày càng cao, thì vị trí, vai trò của con người, nhất là người lao động có trí tuệ lại càng quan trọng. Người ta nói rằng con người là nguồn lực của mọi nguồn lực là vì thế. Nguồn lực tài nguyên khoáng sản, tiền vốn là có hạn, khai thác mãi cũng cạn kiệt, nhưng nguồn lực trí tuệ, trí thức của con người là vô tận, quyết định sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Cần làm cho mọi người, nhất là các nhà quản lý, hoạch định chính sách, người sử dụng lao động, các cơ sở văn hoá, giáo dục - đào tạo, y tế, thể thao, các hộ gia đình…nhận thức được đầy đủ và sâu sắc vị trí, vai trò của nhân tố con người. Con người cần phải được đặt ở vị trí trung tâm của mọi đường lối, chính sách , của các mục tiêu ưu tiên, các mục tiêu chiến lược phát triển từ Trung ương tới các ngành, các cấp, của cả hệ thống chính trị.
3.2.2. Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế, thị trường định hướng XHCN, CNH, HĐH tạo ra tiền đề vật chất để không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người
Phát triển nền kinh tế thị trường văn minh, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, đặc biệt là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần các nghị
quyết Đại hội VI, VII, VIII, IX, X của Đảng và Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật để tạo ra nhiểu của cải cho xã hội, thu hút tối đa cỏc nguồn đầu tư của nước ngoài, phát triển ngành nghề truyền thống, tạo ra nhiều cơ hội giải quyết việc làm không chỉ ở đô thị, ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, mà còn là việc làm tại chỗ ở các địa phương.
Cùng với việc khuyến khích mọi ng−ời dân làm giàu theo pháp luật, Nhà nước cần thực hiện có hiệu quả chính sách xoá đói, giảm nghèo để mọi người tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển.
3.2.3. Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất l−ợng cao
Giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của CNH, HĐH, của hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế phải chuyển đổi mô hình giáo dục - đào tạo trước đây khép kín theo từng cấp học, ngành học, nặng về thi cử sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập, đào tạo liên tục, liên thông, tạo nhiều khả năng, cơ hội cho con người được học tập suốt đời.
Đối với giáo dục mầm non, phải chú trọng mở rộng đến mọi địa bàn dân c−, nâng dần tỷ lệ trẻ em đ−ợc đi nhà trẻ và các lớp mẫu giáo. Đối với giáo dục phổ thông, cần củng cố và nâng cao chất l−ợng phổ cập tiểu học, THCS, đẩy nhanh việc phổ cập THPT. Phát triển nhanh và thực chất hệ thống hướng nghiệp dạy nghề. Đối với giáo dục đại học, sau đại học, phải gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo nguồn nhân lực chất l−ợng cao và các chuyên gia đầu ngành. Xây dựng những tr−ờng
đại học trọng điểm, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Nội dung giáo dục - đào tạo phải cập nhật những thành tựu mới nhất của khoa học - công nghệ hiện đại, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc, hình thành nhân cách và bản lĩnh đặc trưng của con người Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn vậy,
cần chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên có chất l−ợng cao, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục, đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo, để giáo dục - đào tạo Việt Nam hội nhập tích cực, chủ động hơn với thế giới.
3.2.4. Phát triển hệ thống y tế, đảm bảo mọi ng−ời dân đều đ−ợc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ
Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế từ Trung ương tới các địa phương, nâng cao chất l−ợng khám, chữa bệnh, đồng thời có các chính sách để đảm bảo công bằng xã hội trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Nhà n−ớc cần xây dựng chiến l−ợc quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con ng−ời Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất l−ợng giống nòi. Theo
đó cần phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng, cải thiện bữa
ăn, giảm nhanh tỷ lệ trẻ em suy dinh d−ỡng, quyết liệt phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội.
Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, giảm tốc độ tăng dân số đi đôi với việc nâng cao chất l−ợng dân số. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi tr−ờng thuận lợi hình thành, nuôi d−ỡng nhân cách con ng−ời Việt Nam cả trong hiện tại và t−ơng lai.
3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện các giá trị mới của con ng−ời Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
Những giá trị đó mới là tính khoa học, tính kỷ luật, tự giác, sự vươn lên trong cạnh tranh lành mạnh, trung thực, minh bạch, tính tích cực xã hội, sự khoan dung v.v... Đồng thời đấu tranh kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là quốc nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí... Bồi d−ỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên,
đặc biệt là lý tưởng sống và lối sống, năng lực trí tuệ, thuần phong mỹ tục, vẻ
đẹp đạo đức và bản lĩnh văn hoá của con người Việt Nam.
Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế cũng là cơ hội lớn để con người Việt Nam vừa tự khẳng định mình, vừa học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, nhất là những tri thức về công nghệ hiện đại, tin học, ngoại ngữ, tài chính, quản trị doanh nghiệp, luật pháp quốc tế, kỹ năng hành chính, ý thức bảo vệ môi tr−ờng v.v...
3.2.6. Tăng c−ờng sự l∙nh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà n−ớc
đối với yêu cầu phát triển con ng−ời
Các cấp uỷ Đảng cần tập trung lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ tri thức... theo tinh thần các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung −ơng Đảng khoá X.
Nhà n−ớc cần nhanh chóng hoàn thiện các thiết chế dân chủ, xây dựng nhà n−ớc pháp quyền XHCN thực sự của dân, do dân, vì dân, trọng tâm là cải cách hành chính, cải cách t− pháp, tạo điều kiện cho mọi ng−ời tham gia công việc của nhà nước, của xã hội, khắc phục tình trạng trì trệ, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
Phải làm cho quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà n−ớc về phát triển con người thực sự đi vào cuộc sống, hàng năm có sự đánh giá trung thực, khách quan, với sự giám sát của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu phát triển con người Việt Nam với hình mẫu, chuẩn mực nhân cách vừa hiện đại, vừa dân tộc là nhiệm vụ chiến l−ợc có ý nghĩa sống còn. Thực hiện nhiệm vụ chiến lược ấy thường xuyên, đạt hiệu quả, chất lượng cao, cũng có nghĩa là phát huy tính tích cực của nguồn nhân lực con ng−ời Việt Nam, tạo nên sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Hà Nội, tháng 10 năm 2008
Xây dựng con ng−ời Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
TS. Nguyễn Thị H−ơng
Trong bất kỳ một thời đại nào, con người bao giờ cũng là chủ thể đích thực sáng tạo ra lịch sử, là trung tâm của mọi sự phát triển xã hội. Phát triển con ng−ời phải gắn với phát triển văn hóa, phát triển kinh tế-xã hội. Bởi mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới đều có bản sắc văn hóa truyền thống riêng, những dân tộc đó sáng tạo ra bản sắc truyền thống của mình, và đến l−ợt nó, chính bản sắc văn hóa đó lại góp phần đào tạo, làm nên những thế hệ chủ thể sáng tạo mới của dân tộc.
Quá trình thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Đảng ta ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn tầm quan trọng của xây dựng phát triển văn hóa và con người trong đời sống xã hội. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất l−ợng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con ng−ời Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi d−ỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam(69).. Trong bối cảnh chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và giao lưu văn hóa với thế giới, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng con ng−ời trong thời kỳ mới, là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết.
Xây dựng con ng−ời Việt Nam gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
69 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại hội Đảng lần thứ X- Nguồn:
http://www.ks2d.com/VANKIENDH%20X/TOAN%20VAN%20BAO%20CAO%...