Quan điểm của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân từ năm

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 252 - 258)

III. Nội dung và yêu cầu xây dựng con ng−ời Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

1. Quan điểm của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân từ năm

Thực tiễn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã

hội chủ nghĩa không những đòi hỏi cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế, mà quan trọng hơn là xây dựng, phát triển giai cấp công nhân trên cả hai mặt chất l−ợng và số l−ợng, nhằm tạo nguồn nhân lực xã hội cơ bản cho chính quá trình này. Đây thực chất là quá trình phát triển lao động công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội theo h−ớng công nghiệp hóa, nhằm tăng tích lũy và phát triển nội lực

để tham gia tích cực và có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế; trực tiếp giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo đời sống cho công nhân, quyền lợi người lao động.

Nh− vậy, xây dựng và phát triển giai cấp công nhân là một nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã

hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Điều này đã được Đảng ta khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991): “Phát triển giai cấp công nhân về số l−ợng và chất l−ợng để xứng đáng là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội… Đặc biệt coi trọng việc xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề, những nhà kinh doanh có tài những nhà quản lý giỏi và các nhà khoa học, kỹ thuật có trình độ cao.”27

Nhằm cụ thể hóa C−ơng lĩnh năm 1991 của Đảng nói trên, ngày 30/7/1994, Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung −ơng Đảng khóa VII đã

ra Nghị quyết số 07 - NQ/HNTW về Phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng

27 Đảng cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thËt, H.1991, tr.15.

giai cấp công nhân trong giai đoạn mới. Nghị quyết tiếp tục khẳng định vai trò của giai cấp công nhân trong lãnh đạo cách mạng (thông qua Đảng tiên phong), đi đầu trong sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

đồng thời chỉ ra những hạn chế trong xây dựng giai cấp công nhân, nh−:

- Nhiều biểu hiện coi nhẹ vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong quá

trình chuyển sang cơ chế mới; các chủ tr−ơng, chính sách xây dựng giai cấp công nhân chậm đ−ợc đổi mới. Việc nghiên cứu về giai cấp công nhân ch−a

đ−ợc coi trọng.

- Ch−a chú trọng bồi d−ỡng ý thức giai cấp, trình độ kiến thức và tay nghề, l−ơng tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp,.. cho công nhân. Việc chăm lo lợi ích để tạo động lực trực tiếp kích thích giai cấp công nhân lao

động, sáng tạo ch−a đ−ợc làm tốt, còn nhiều biểu hiện coi nhẹ. Nhiều chính sách xã hội đối với giai cấp công nhân không còn thích hợp.

- Một bộ phận công nhân ch−a nhận thức đ−ợc vai trò và nhiệm vụ của giai cấp mình, thiếu tính tiền phong cách mạng. Không ít cán bộ, đảng viên thoái hóa, quan liêu, tham nhũng, xã hoa, lãng phí và xã rời bản chất giai cấp công nhân.

- Công đoàn ch−a phát huy tốt vai trò của tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, phương thức hoạt động còn lúng túng.

Nghị quyết cũng khẳng định, việc xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh là trách nhiệm của Đảng, Nhà n−ớc, Công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội, đồng thời là trách nhiệm của mỗi người, mỗi tập thể công nhân. Giai cấp công nhân phải làm nòng cốt trong việc xây dựng khối liên minh vững chắc với nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác, để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung, công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn nói riêng; thực hiện tốt chính sách đại

đoàn kết dân tộc của Đảng, hợp tác với các nhà t− sản dân tộc, các chủ đầu t−

nước ngoài để phát triển kinh tế; tôn trọng quyền lợi hợp pháp của giới chủ,

đồng thời đấu tranh, thuyết phục họ bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao

động và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước. Nghị quyết cũng đưa ra một số

nhiệm vụ nhằm xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số l−ợng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất l−ợng, hiệu quả cao, v−ơn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn phát triển công nghiệp và công nghệ theo h−ớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, như:

- Nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp, bồi d−ỡng truyền thống yêu n−ớc, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí tự lực tự cường, rèn luyện tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật, tính năng động sáng tạo của người công nhân.

- Tổ chức tốt việc đào tạo và nâng cao học vấn, trình độ nghề nghiệp cho công nhân. Khuyến khích công nhân tự học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. Đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo tại nơi làm việc,

đào tạo gắn với lao động sản xuất; gắn đào tạo với hướng nghiệp.

- Tạo thêm việc làm, cải thiện các điều kiện lao động. Thực hiện tốt những quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động, giảm bớt lao động chân tay giản đơn, nặng nhọc và độc hại; phòng chống hiệu quả các bệnh nghề nghiệp. Thực hiện nghiêm các quy định về sử dụng lao động nữ và các chính sách đối với lao động nữ.

- Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh chính sách tiền l−ơng và tiền công lao động, thực hiện tốt nguyên tắc phân phối theo lao động; có các chính sách cụ thể khuyến khích công nhân giỏi nghề, làm cho tiền công thực sự là

đòn bẩy kích thích lao động sáng tạo. áp dụng rộng rãi cơ chế khoán trong các doanh nghiệp nhà n−ớc và thực hiện bán cổ phần cho công nhân ở những doanh nghiệp có đủ điều kiện.

- Có cơ chế bảo đảm quyền của công nhân và quyền của công đoàn trong từng loại doanh nghiệp. Bảo vệ lợi ích và nhân cách của công nhân theo luật pháp, theo hợp đồng và thỏa −ớc lao động tập thể. Nghiên cứu ban hành chính sách trợ cấp thất nghiệp, bổ sung các chính sách trợ cấp xã hội đối với công nhân mất hoặc thiếu việc làm. Hoàn chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội trong điều kiện mới.

- Cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của công nhân; chăm lo giải quyết vấn đề nhà ở, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt về điện, nước, phương tiện

đi lại, tr−ờng học, bệnh viện, cơ sở văn hóa, thể dục thể thao... cho công nhân.

- Đẩy mạnh phong trào công nhân xây dựng nếp sống văn hóa, có kỷ luật, kỷ cương, lành mạnh và tiết kiệm; thực hiện tốt sinh đẻ có kế hoạch. Phát triển các hoạt động văn hóa quần chúng, thể dục thể thao; giữ gìn và phát huy, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc; ngăn chặn các trào lưu văn hóa phản động và

đồi trụy. Giáo dục công nhân gương mẫu thực hiện pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn xã hội khác.

- Thành lập và phát triển tổ chức Đảng, Công đoàn và các đoàn thể xã

hội khác trong các doanh nghiệp 28.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cũng khẳng định cần

“xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về mọi mặt, phát triển về số l−ợng, giác ngộ về giai cấp, nâng cao trình độ học vấn và tay nghề, có năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, có tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức, kỷ luật, lao động đạt năng suất, chất l−ợng và hiệu quả ngày càng cao, làm nòng cốt trong việc xây dựng khối liên minh công nhân, nông dân, trí thức và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc”29.

Để thực hiện tốt nh−ng điều trên, Đảng ta khẳng định cần “tạo thêm việc làm, cải thiện điều kiện lao động, thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tổ chức tốt việc đào tạo và đào tạo lại nghề nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện chính sách tiền công lao động và các chính sách bảo

đảm về mặt xã hội. Tạo điều kiện cho công nhân có cổ phần trong các doanh

28 Xem: Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết số 07 - NQ/HNTW Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung

ương Đảng khoá VII Về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới, ngày 30/7/1994. H.1994.

29 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, H.

1996, tr. 123.

nghiệp. Đẩy mạnh việc phát triển Đảng trong công nhân; quan tâm bồi d−ỡng,

đào tạo cán bộ xuất thân từ công nhân.”30

Từ thực trạng xây dựng giai cấp công nhân trong hơn 20 năm đổi mới và thực tế về chất l−ợng và số l−ợng giai cấp công nhân hiện nay ở n−ớc ta, ngày 28/1/2008, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung −ơng khóa X, đã

ra Nghị quyết số 20-NQ/TW về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước. Đây là sự khẳng định nhất quán quan điểm của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân đã đ−ợc đề cập trong nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng. Tuy nhiên, phải thấy rằng, đây là lần đầu tiên Đảng ta có một nghị quyết chuyên đề riêng biệt về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam xứng tầm với vai trò của nó trong cách mạng n−ớc ta, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hợp tác quốc tế.

Nghị quyết đã khẳng định giai cấp công nhân ở nước ta đã có nhiều bước phát triển mới cả về chất và lượng; khẳng định nhất quán lại sự cần thiết trong xây dựng giai cấp công nhân ở nước ta; nêu rõ đặc điểm, vai trò của nó trong khối liên minh công - nông - trí; sứ mệnh lịch sử to lớn của giai cấp công nhân Việt Nam xây dựng xã hội mới.

Từ những quan điểm, đ−ờng lối của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân nói trên, nhiều văn bản luật và d−ới luật nhằm cụ thể hóa những nội dung của nghị quyết nói trên đã đ−ợc xây dựng và đ−a vào thực hiện nh−:

- Hiến pháp 1992 đã khẳng định vai trò tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam (điều 4); trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong chăm lo bảo vệ lợi ích của người lao động (điều 10). Đặc biệt, tại Chương V, với 34

điều, Hiến pháp đã quy định tương đối chi tiết quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, làm cơ sở để các bộ luật, luật khác xây dựng các quan hệ về pháp luật lao động, trong đó có việc xây dựng giai cấp công nhân.

30 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, H.

1996, tr. 123.

- Bộ luật lao động (1994) bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy tính sáng tạo và tài năng của những thành viên trong các quan hệ lao động, nhằm tăng năng suất, chất l−ợng và tiến bộ trong lao động, sản xuất, dịch vụ và hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao

động, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì sự nghiệp dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

- Luật dạy nghề (2006), quy định những vấn đề liên quan trong dạy nghề cho người lao động, trong đó đặc biệt đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý, tổ chức, đầu tư và đào tạo nghề cho người lao động, nhằm cung ứng nguồn nhân lực có chất l−ợng cho sự nghiệp của cách mạng.

- Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ra đời nhằm giải quyết đúng pháp luật, kịp thời các tranh chấp trong quan hệ lao động nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể lao động và người sử dụng lao động.

- Ngoài ra còn nhiều Nghị định, thông tư, hướng dẫn thi hành các văn bản liên quan đến việc giải quyết ổn định các quan hệ lao động, với mục tiêu chủ yếu, cuối cùng là nhằm xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đặc biệt, với t− cách là tổ chức chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, thông qua các nghị quyết, chỉ thị, thông t−,... nhằm xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trên tất cả các mặt về chính trị, t− t−ởng, văn hóa, tác phong và nghề nghiệp.

Điển hình là, Chỉ thị số 02/CT-TLĐ, ngày 2/5/1997, Về việc đẩy mạnh phong trào học tập nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp cho công nhân lao động;

Chỉ thị số 02/CT-TLĐ, ngày 16/9/1998 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Về việc tổ chức học tập những bài chính trị cơ bản nhằm nâng cao giác ngộ về Đảng - giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn trong công nhân lao

động; Nghị quyết 07/NQ/ĐCT, ngày 14/11/2001, Về đẩy mạnh phong trào

học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân lao

động đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Nghị quyết 4b/NQ/BCH, ngày 6/1/2005 Về Công đoàn với nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp của công nhân, viên chức, lao động đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Nghị quyết liên tịch số 02/2005/NQLT-TLĐLĐVN-BGD&ĐT Về việc phối hợp hoạt

động nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp trong công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2005 - 2010...

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 252 - 258)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(453 trang)