Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng, xã hội phát triển được là do biết dựa vào tri thức, vai trò của tri thức ngày càng tăng dần cùng với quá
trình phát triển xã hội ngày càng nhanh chóng. Trong thời kỳ cách mạng nông nghiệp, vốn tri thức của con người còn ít ỏi, chưa có tác động gì lớn đến sản xuất, nên nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu kéo dài suốt hàng bao thế kỷ. Cuộc cách mạng công nghiệp thời kỳ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX chỉ
trong khoảng 150 năm, chủ nghĩa t− bản cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã chinh phục tòa thế giới và tạo ra nền văn minh mới - văn minh hậu công nghiệp, văn minh tri thức. Vai trò của tri thức đ−ợc đề cao, khoa học và công nghệ ngày càng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự ra đời các phát minh khoa học đầu thế kỷ 20 đã thúc đẩy cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại ra đời. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20
đến nay, do tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là sự bùng nổ của thông tin, tri thức, các công nghệ cao nh− công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng l−ợng..., nền kinh tế thế giới đang nhanh chóng chuyển sang một giai đoạn mới: từ kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế mới, đ−ợc gọi bằng nhiều cái tên nh−" kinh tế thông tin", "kinh tế kỹ thuật cao", "kinh tế học hỏi", KTTT". Mấy năm gần đây cụm từ KTTT đã đ−ợc sử dụng khá phổ biến trên toàn thế giới. Từ năm 1995, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế của Liên hợp quốc (OECD) đã chính thức
đ−a ra định nghĩa khái niệm "KTTT".
Theo OECD, KTTT là nền kinh tế trong đó "Sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức của con người đóng vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất l−ợng cuộc sống".
Nói về đặc điểm của nền KTTT cũng nh− xác định bản chất của nền KTTT hiện còn có nhiều ý kiến khác nhau. Có người nêu ra ba đặc điểm, có người nêu bẩy đặc điểm, cũng có người cho là nó mười đặc điểm..., nhưng tựu trung lại nền KTTT đ−ợc xác định có những đặc điểm cơ bản nh−:
- Tri thức khoa học và công nghệ cùng lao động kỹ năng cao là lực l−ợng sản xuất quan trọng nhất, là lợi thế quyết định sự phát triển.
- Là nền kinh tế mang tính toàn cầu, do sự ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, mọi hoạt động của xã hội đều có tác động của công nghệ thông tin
để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Những phương tiện thông tin hiện đại nh− máy tính điện tử, Internet, Fax, siêu xa lộ thông tin... đã tạo ra một nền kinh tế mang tính toàn cầu. Các quốc gia, các tổ chức kinh tế liên kết với nhau, cạnh tranh lẫn nhau cùng tồn tại.
- Tốc độ biến đổi cực kỳ cao do sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên trong cạnh tranh để phát triển giữa các tổ chức kinh tế, các quốc gia... Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn. Tốc độ sản sinh tri thức tăng theo cấp số nhân. L−ợng tri thức của loài ng−ời cứ sau 7 năm lại tăng gấp
đôi. Có người còn cho rằng, tri thức của loài người đến thập kỷ 70, cứ 5 năm lại tăng gấp đôi, đến thập kỷ 80, cứ 3 năm lại tăng gấp đôi.
Người ta đưa ra một số đặc điểm để nhận dạng KTTT như: các ngành sản xuất và dịch vụ ứng dụng công nghệ cao đóng góp 70% GDP; lao động trí óc mang lại 70% giá trị gia tăng; trong cơ cấu lao động trên 70% là công nhân tri thức; trong cơ cấu tư bản hơn 70% là tư bản con người. Theo đó trên thế giới hiện đã có một số nước Tây Âu, Bắc Mỹ bắt đầu bước vào nền KTTT, với tỷ trọng đóng góp của KTTT trong GDP chiếm khoảng 45 đến 60%. Các nước OECD có KTTT chiếm hơn 50% GDP.
Trên cơ sở phân tích khoa học, Liên hợp quốc đã đ−a ra một dự báo rằng, đến năm 2030, các nước kinh tế phát triển hiện nay sẽ thật sự chuyển sang nÒn KTTT.
Bản chất, đặc điểm cũng nh− sự biểu hiện của KTTT đã chứng tỏ rằng nền KTTT không phải là sự kỳ vọng hay mơ −ớc viển vông, mà đó là một xu thế vận động, phát triển đ−ợc hiện thực hóa khá nhanh. Lực l−ợng sản xuất vốn là yếu tố động, cách mạng, vì thế nó không ngừng phát triển theo hướng tích cực, làm cho nền kinh tế chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp đến kinh tế công nghiệp và ngày nay đang chuyển dần sang KTTT. KTTT là giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất, cũng như các nền kinh tế trước đó, KTTT là sự phát triển tất yếu của lực l−ợng sản xuất. khi sản xuất dựa chủ yếu vào lao động thủ công và đất đai thì ra đời nền kinh tế nông nghiệp, khi sản xuất dựa chủ yếu vào máy móc và tài nguyên thiên nhiên thì ra đời nền kinh tế công nghiệp, đến khi sự sản xuất ra của cải vật chất dựa chủ yếu vào tri thức thì ra đời KTTT.
Đã gọi là xu thế khách quan thì không thể quay l−ng lại hay từ chối nó mà có thể phát triển đ−ợc. Nhờ biết sớm sử dụng tri thức để phát triển mà nền
kinh tế của các nước phát triển đã vượt xa các nước đang phát triển cả về trình
độ và tốc độ phát triển. Do tính linh hoạt, hiệu quả cao, các sáng kiến phát minh khoa học xuất hiện ngày càng nhiều và điều quan trọng hơn là chúng
đ−ợc phổ biến cực nhanh trên diện rộng thông qua mạng Internet siêu cao tốc tạo ra sự bứt phá nhanh trong tăng tr−ởng kinh tế. Theo tính toán của giới chuyên môn, chỉ tính riêng quá trình chuyển giao công nghệ đ−ợc rút ngắn sẽ có thể thúc đẩy mức tăng tr−ởng kinh tế thế giới lên 1% hằng năm, t−ơng
đ−ơng với 300 tỷ USD và còn cao gấp bội theo mức gia tăng của tổng sản phẩm thế giới trong thế kỷ 21. Thành quả của KTTT là rất to lớn; bởi vậy, việc nắm bắt đ−ợc xu thế phát triển của nền KTTT, đ−a ra đ−ợc những đối sách thích hợp trong chiến l−ợc phát triển kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng
đối với triển vọng phát triển của mỗi quốc gia hiện nay.
Các nước đang phát triển hiện đang đứng trước những cơ hội mới, đồng thời cũng gặp phải không ít thách thức. Cơ hội lớn nhất là thông qua KTTT để
đón đầu các công nghệ hiện đại sử dụng vào phát triển kinh tế - xã hội. Nếu nắm bắt đ−ợc cơ hội lớn này, các n−ớc đang phát triển sẽ có thể nhanh chóng bứt phá v−ơn lên tránh đ−ợc nguy cơ tụt hậu so với các n−ớc phát triển. Tuy nhiên, do những khó khăn yếu kém về chất l−ợng nguồn nhân lực, về điều kiện kết cấu hạ tầng và hệ thống tài chính, nếu không có những đối sách hữu hiệu thì các n−ớc đang phát triển khó tránh khỏi sự tụt hậu kinh tế ngày càng xa và ngày càng lệ thuộc vào các n−ớc phát triển.