Những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng đội ngũ trí thức

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 289 - 297)

Có thể nói, ngay sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc,

Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức làm động lực để xây dựng và phát triển đất nước. Năm 1981, Bộ Chính trị

đã ra Nghị quyết 37 “Về chính sách khoa học và kỹ thuật”. Trong Nghị quyết này, Đảng ta đã nêu khá nhiều nội dung liên quan đến chính sách đối với trí thức. Đảng ta đã nhấn mạnh đến việc đào tạo đội ngũ trí thức ngay từ khi còn học phổ thông, sớm phát hiện tài năng, quan tâm đào tạo bồi d−ỡng nhân tài cho đất nước. Đồng thời đẩy mạng việc đầu tư hơn cho các trường đại học, các viện nghiên cứu để phát triển khoa học kỹ thuật. Đến Đại hội VI (1986), Đảng ta đã nhấn mạnh đến việc phải đổi mới t− duy đối với đội ngũ trí thức, phá bỏ những rào cản, những thành kiến hẹp hòi, giải phóng sức sáng tạo của đội ngũ trí thức mới là điều căn cốt nhất. Đảng ta nêu rõ “Đối với trí thức, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo quyền tự do sáng tạo. Đánh giá đúng năng lực và

tạo điều kiện cho năng lực đ−ợc sử dụng đúng và phát triển. Phá bỏ quan niệm hẹp hòi, không thấy tầng lớp trí thức ngày nay là những người lao động xã hội chủ nghĩa, đ−ợc Đảng giáo dục và lãnh đạo ngày càng gắn bó chặt chẽ với công nhân, nông dân” (Văn kiện Đại hội VI, tr.92). Nghị quyết của Bộ Chính trị khoá VI “Về Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hoá, phát huy khả năng sáng tạo, đ−a văn học nghệ thuật và văn hoá phát triển lên một bước mới”, đã nhấn mạnh tới việc giải phóng năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ hướng tới phục vụ việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Nghị quyết đã nhấn mạnh đến việc tạo môi tr−ờng tinh thần lành mạnh cho sự sáng tạo vì “tự do sáng tác là điều kiện sống còn tạo nên giá trị đích thực trong văn hoá, văn nghệ, để phát triển tài năng”. Đảng ta xác định phải “Đảm bảo các điều kiện tinh thần, cố gắng tạo

điều kiện thuận lợi về vật chất cho các nhà hoạt động văn hoá và nghệ thuật yên tâm, phấn khởi làm việc”.

Năm 1991, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 26 “Về Khoa học, công nghệ trong sự nghiệp đổi mới”. Trong Nghị quyết này, Đảng ta đã đánh giá cao lực l−ợng khoa học – kỹ thuật trong cả n−ớc và đ−a ra một cách nhìn nhận mới,

đúng đắn và cởi mở đối với đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài, coi họ “là lực l−ợng khoa học quan trọng đ−ợc tiếp cận các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, luôn luôn hướng về Tổ quốc, cần được Đảng và Nhà nước có chính sách cụ thể, khuyến khích và động viên đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước” 38. Nghị quyết này xác định rõ những nội dung và nhiệm vụ cụ thể khuyến khích lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức, nhất là việc tạo môi trường tinh thần cho hoạt động sáng tạo khoa học:

“xây dựng quy chế dân chủ trong sinh hoạt khoa học, tăng c−ờng sự hợp tác giữa các nhà khoa học, khuyến khích tìm tòi và tranh luận để làm sáng tỏ chân lý khách quan, đồng thời phê phán, ngăn chặn các biểu hiện cục bộ, phe phái, khắc phục các hiện t−ợng độc đoán, độc quyền, độc tôn trong khoa học”. Nghị

38 Nghị quyết 26 – NQ/TW của Bộ Chính trị về Khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới. H. 3/1991.

quyết cũng nhấn mạnh đến việc phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học để giải quyết những yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, tiếp thu chọn lọc những thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới, mở rộng đào tạo trong nước, gửi những người giỏi đi học tập, nghiên cứu ở những nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển. Có chính sách khuyến khích những ng−ời có điều kiện đi học tập, nghiên cứu ở n−ớc ngoài tự túc. Đối với công tác quản lý, Nghị quyết này cũng nhấn mạnh đến việc thực hiện chế độ thi tuyển, đánh giá định kỳ, sàng lọc nhằm đảm bảo chất l−ợng cán bộ trong các cơ quan khoa học. Ban hành thang l−ơng khoa học mới thể hiện sự trọng dụng nhân tài, đãi ngộ thích đáng cán bộ khoa học về công nghệ theo chất l−ợng và hiệu quả công việc, kết hợp các hình thức động viên tinh thần.

Nghị quyết 26 đã có tác dụng rất tích cực đối với hoạt động khoa học – công nghệ, mở ra một thời kỳ mới cho khoa học công nghệ phát triển cả về quy mô số l−ợng và chất l−ợng trong việc nghiên cứu khoa học và phát triển

đội ngũ, gắn kết hơn với thực tiễn sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã

hội, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật đ−ợc mở rộng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã xác định rõ vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức trong khối liên minh giữa công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức. “Trong cách mạng dân tộc dân chủ, vai trò giới trí thức đã

quan trọng, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, vai trò giới trí thức càng quan trọng. Giai cấp công nhân nếu không có đội ngũ trí thức của mình và nếu bản thân công-nông không đ−ợc nâng cao kiến thức, không dần dần đ−ợc trí thức hoá thì không thể xây dựng đ−ợc chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt chúng ta đang sống trong một thời đại mà cùng với quá trình cách mạng xã hội, đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có tác động mạnh mẽ và toàn diện đến đời sống các dân tộc, đến quá trình phát triển kinh tế thế giới, đến bản thân các quá trình cải biến xã hội. Vì vậy, vai trò tầng lớp trí thức ngày càng quan trọng” 39.

39 Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Sự thật, Hà Nội-1991. tr. 113

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) tiếp tục khẳng định t−

t−ởng nhất quán của Đảng là tôn trọng trí thức, tôn trọng tài năng và tạo môi trường thuận lợi để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức: “Đối với tầng lớp trí thức, tạo điều kiện thu nhận thông tin, tiếp cận với các thành tựu mới của khoa học và văn hoá thế giới, nâng cao kiến thức chuyên môn, trình độ chính trị, khuyến khích tự do sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, phổ biến các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật có giá trị, phát hiện, bồi d−ỡng, sử sụng và đãi ngộ xứng đáng các tài năng. Tổ chức tốt lực l−ợng cán bộ khoa học về văn hoá, nghệ thuật thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu của nhà n−ớc. Phát huy vai trò của trí thức trong việc xây dựng luật pháp và chính sách.” 40

Nghị quyết của Đại hội VIII đã nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ vững mạnh. Phát hiện, bồi d−ỡng và trọng dụng nhân tài trong các lĩnh vực khoa học- công nghệ, văn hóa- nghệ thuật, quản lý kinh tế- xã hội và quản trị sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu trước mắt và chuẩn bị cho b−ớc phát triển cao hơn sau năm 2000”41. Để thực hiện yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã

khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi d−ỡng nhân tài”42.

Hội nghị Ban chấp hành Trung −ơng lần thứ hai khóa VIII (1997) đã

ban hành Nghị quyết về phát triển giáo dục- đào tạo và khoa học công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi đây là

“khâu đột phá” để xây dựng và phát triển đất nước. Để phát triển giáo dục-

đào tạo và khoa học công nghệ, vấn đề xây dựng đội ngũ tri thức chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Trung −ơng hai khóa VIII đã nhấn mạnh:

“Xây dựng đội ngũ trí thức giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có chí khí và hoài bão lớn, quyết tâm đưa đất nước lên đỉnh cao mới”43. Nghị quyết

40 Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hộ đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 1996, trang 124

41 S®d tr.38

42 S®d tr.107

43

này cũng nhấn mạnh đến đổi mới chính sách đối với cán bộ khoa học- công nghệ như có chính sách lương thỏa đáng. Có chế độ thưởng, phụ cấp và trợ cấp cho các công trình khoa học và công nghệ có giá trị, bồi d−ỡng đội ngũ cán bộ khoa học về công nghệ, áp dụng nhiều hình thức tôn vinh các nhà khoa học và chuyên gia công nghệ hàng đầu, khuyến khích, trân trọng tìm tòi sáng tạo của những nhà khoa học công nghệ v.v.

Trong Nghị quyết này Đảng ta tiếp tục khẳng định: khuyến khích và tạo

điều kiện thuận lợi để đội ngũ khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài chuyển giao về n−ớc những tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến. Có chính sách thỏa đáng đối với cán bộ khoa học và công nghệ Việt Nam ở nước ngoài về làm việc trong n−ớc.

Đảng ta cũng chủ trương củng cố và tăng cường hoạt động của các Hội khoa học và kỹ thuật nhằm tập hợp rộng rãi các lực l−ợng trí thức, phát huy vai trò chính trị – xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật ở trung

ương và địa phương, khuyến khích thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài khu vực nhà n−ớc.

Về đầu t− ngân sách, Đảng ta đã nhấn mạnh phải tăng đầu t− cho phát triển khoa học công nghệ từ nhiều nguồn. Tăng dần tỷ lệ ngân sách nhà n−ớc cho khoa học công nghệ đạt 2% tổng chi ngân sách. Nhà nước chú trọng đầu t− cho nghiên cứu cơ bản, nhất là những lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng nh− những lĩnh vực khoa học và công nghệ đặc thù của Việt Nam. Nh−

vậy, Nghị quyết BCH trung −ơng lần thứ hai (khóa VIII) đã đề cập tới rất nhiều nội dung liên quan đến xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) đã xác định:

“Đối với trí thức, tạo điều kiện thuận lợi để thu nhận thông tin, tiếp cận các thành tựu mới của khoa học, công nghệ và văn hóa thế giới, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn. Khuyến khích tự do sáng tạo, phát minh, cống hiến. Phát hiện, bồi d−ỡng, sử dụng đúng và đãi ngộ xứng đáng các tài năng. Phát huy năng lực của trí thức trong việc các chương trình, đề tài nghiên

cứu của Nhà n−ớc và xây dựng đ−ờng lối chủ tr−ơng chính sách, pháp luật”44. Nghị quyết của Đại hội IX đã nhấn mạnh đến việc phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tạo môi tr−ờng cạnh tranh, bảo hộ và sở hữu trí tuệ và quyền tác giả . Đồng thời Đảng ta đã khẳng định cần phát huy tính sáng tạo, tính dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ. Đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, kể cả người Việt Nam ở n−ớc ngoài.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X nhấn mạnh: “Đối với trí thức, phát huy trí tuệ và năng lực, mở rộng thông tin, phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài, khuyến khích các trí thức, các nhà khoa học phát minh, sáng tạo. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ xứng đáng những cống hiến của trí thức cho công cuộc phát triển đất nước”45.

Đặc biệt, Đảng ta nhấn mạnh tới việc “Coi trọng vai trò t− vấn, phản biện của các Hội khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và văn học nghệ thuật

đối với các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội” 46

Để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức, Đảng đã

xác định phương hướng đổi mới hệ thống giáo dục đại học. Đào tạo đại học phải thực hiện tốt gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn lao động chất l−ợng cao, nhất là các chuyên gia đầu ngành. Chú trọng phát hiện, bồi d−ỡng, trọng dụng nhân tài.

Quan tâm thích đáng đến đội ngũ giảng viên, đẩy mạnh đào tạo, lựa chọn đội ngũ nhà giáo cho các trường đại học, cao đẳng cả trường công lập và ngoài công lập, cải tiến chế độ lương cho nhà giáo. Tập trung xây dựng một số trường đại học trọng điểm đạt trình độ khu vực và quốc tế, trước hết là xây dựng từ một đến hai trường đạt đẳng cấp quốc tế. Một số chỉ tiêu giáo dục đại học trong năm năm tới là tuyển sinh đại học, cao đẳng tăng từ 10% đến 12%/năm. Đến 2010 đạt chỉ tiêu 200 sinh viên/10.000 dân. Tuyển sinh trung học chuyên nghiệp tăng 15%/năm. Tập trung nguồn vốn xây dựng 14 tr−ờng

44ĐCSVN. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG. Hà Nội, 2001, tr.125-126.

45 ĐCSVN. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr.119

46 S®d tr. 119

đại học trọng điểm, đến năm 2010 cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 đầu t− xây dựng 2 trường đại học quốc gia và 2 trường đại học sư phạm trọng điểm.

Trong lĩnh vực khoa học, Đại hội X đề ra mục tiêu tổng quát là: “Phấn

đấu đến năm 2010, năng lực khoa học và công nghệ nước ta đạt trình độ của các n−ớc tiên tiến trong khu vực trên một số lĩnh vực quan trọng”47. Về lĩnh vực khoa học, xã hội, cần tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, giải đáp những vấn đề mới của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bước đi công nghiệp hoá, hiện đại hoá; những nguyên tắc, nội dung cơ bản của phát huy dân chủ XHCN, đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phát triển con người; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn mới…

Phát triển khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ, tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, đặc biệt các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và thế mạnh. Đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của ngành có lợi thế cạnh tranh… nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới, phát triển hệ thống thông tin quốc tế về nhân lực và công nghệ. Đồng thời, Nghị quyết Đại hội X cũng nhấn mạnh

đến đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo hướng Nhà nước đầu tư vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới, xây dựng tiềm lực khoa học về công nghệ của một số lĩnh vực trọng điểm. Đa dạng hoá các nguồn lực đầu t− cho khoa học và công nghệ, huy động các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động khoa học công nghệ…

Để thực hiện những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật quan trọng tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho đội ngũ trí thức phát huy hết vai trò của mình. Bộ Luật dân sự ban hành năm 1995 đã quy định rõ về quyền sở hữu trí

47 S®d: tr. 98.

tuệ và chuyển giao công nghệ cùng với quyền sở hữu công nghiệp. Đây là cơ

sở pháp lý quan trọng nhất để thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ và các nhà khoa học.

Luật Báo chí đã đ−ợc Quốc hội thông qua năm 1989 và đ−ợc sửa đổi, bổ sung ngày 12-2-1999. Điều 2 của Luật Báo chí (sửa đổi) đã ghi rõ: “Nhà nước tạo

điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy hết vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ, không một tổ chức, cá nhân nào đ−ợc hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt

động. Không ai đ−ợc lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí không bị kiểm duyệt tr−ớc khi in, phát sóng”48.

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Luật Giáo dục đã quy định rõ vai trò của nhà giáo: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất l−ợng.

Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu g−ơng tốt cho ng−ời học.

Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách đảm bảo các

điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học”49.

Mục 5 trong điều 5 của Luật Khoa học và Công nghệ (2000) đã ghi rõ:

“Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự do sáng tạo, dân chủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm”50.

Điều 6 của Luật Khoa học và công nghệ trong mục b đã khẳng định:

“Đầu t− xây dựng và phát triển năng lực nội sinh, đào tạo nhân lực, bồi d−ỡng và trọng dụng nhân tài về khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác quốc tế;

khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu t− phát triển khoa học và công nghệ, sử dụng có hiệu qủa mọi nguồn lực khoa học công nghệ”51.

48 Các luật và pháp lệnh trong khu vực văn hóa, xã hội, giáo dục, thể thao, du lịch, khoa học công nghệ và môi tr−êng. Nxb CTQG, HN,.2001, tr.10.

49 Các luật và pháp lệnh trong khu vực…, Sđd, tr.84.

50 S®d: tr.396

51 S®d: tr. 397.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển con ng ời việt nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức (Trang 289 - 297)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(453 trang)