II. Tình hình thực hiện quyền con ng−ời, quyền công dân ở Việt Nam từ 1991 đến nay
2. Chính sách xoá đói giảm nghèo
Nghèo đói là một trong những vấn đề bức xúc mà Việt Nam cũng nh−
nhiều nước trên thế giới, đòi hỏi Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm. ở nước ta, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo: nguồn lực hạn chế; trình
độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định; ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác; bệnh tật, hậu quả chiến tranh để lại… Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đang phải
đối mặt với thách thức; phân hoá giàu nghèo có nguy cơ ngày càng đẩy xa hơn. Do đó, từ Đại hội VII, trong các văn kiện của Đảng đều đề cập đến chủ
trương xoá đói giảm nghèo. Chủ trương đó đã trở thành cuộc vận động lớn, liên tục trong cả nước, đã tạo thành một động lực phát triển kinh tế, được cụ thể hoá thành các chương trình, dự án ở các địa phương. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương xây dựng được chương trình xoá đói giảm nghèo sớm nhất (1992). Năm 1993 có 15 tỉnh, thành phố có chương trình xoá đói giảm nghèo, năm 1994 là 44 tỉnh và đến năm 1995 tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước
đều có chương trình xoá đói giảm nghèo, thành lập Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo các cấp: tỉnh, huyện, xã với thành phần là các cơ quan chức năng nh−
các ngành Kế hoạch - Đầu t−, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân… Do đó, việc chỉ đạo xoá đói giảm nghèo ở các địa phương rất sâu sát, hiệu quả cao.
Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 2/7/1998, Chính phủ đã ra quyết
định số 133/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000. Mục tiêu của ch−ơng trình này là giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ của cả nước từ 20-25% xuống còn khoảng 10%
năm 2000, bình quân giảm 300.000 hộ/năm. Trong 2-3 năm đầu của kế hoạch 5 năm, tập trung cơ bản xoá đói kinh niên. Các giải pháp cụ thể đ−ợc đ−a ra là:
Đầu t− xây dựng kết cấu hạ tầng xã nghèo
Giải quyết ruộng đất và hỗ trợ công cụ sản xuất cho người nghèo TÝn dông cho ng−êi nghÌo
Hỗ trợ ng−ời nghèo về y tế và giáo dục
Định canh, định c−, di dời kinh tế mới Hõ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn
H−ớng dẫn cách làm ăn, chuyển giao công nghệ cho ng−ời nghèo.
Ngày 31/7/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 135/1998/QĐ-TTg Phê duyệt Ch−ơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã
đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (chương trình 135). Theo đó, mục tiêu của giai đoạn từ 1998 đến năm 2000 về cơ bản không còn hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 4-5% hộ nghèo; bước đầu cung cấp cho đồng
bào có nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường; kiểm soát đ−ợc một số loại dịch bệnh hiểm nghèo, có đ−ờng giao thông dân sinh
đến các trung tâm cụm xã; phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hoá, thông tin.
Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và đạt đ−ợc những kết quả hết sức to lín.
Tổng số nguồn vốn cho xoá đói giảm nghèo đến năm 1995 lên 600 tỷ
đồng cho gần 1 triệu l−ợt hộ vay vốn. Mức vay bình quân 1,3 triệu đồng/hộ thời hạn vay chủ yếu 1-2 năm, với lãi suất thấp. Nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo đói đã
giảm xuống khá nhanh: từ trên 26% năm 1993 xuống còn 19,2% năm 1996, trung bình giảm 2% năm, riêng năm 1995 giảm đựoc 2,57% hộ đói nghèo.
Con số mới nhất mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra gần đây là tỷ lệ nghèo ở n−ớc ta giảm từ 58% (1993) xuống còn 16% (năm 2006), có khoảng 34 triệu người, đã thoát ra khỏi nghèo đói, Việt Nam đã sớm hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ là đến 2015 là giảm một nửa số người nghèo . Tổng số vốn huy động cho các chương trình, dự án có liên quan đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong năm năm 1996-2001 khoảng 15.000 tỷ đồng, riêng 2 năm 1999 và 2000 là gần 9600 tỷ đồng, trong đó
Ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp cho chương trình 3000 tỷ đồng Lồng ghép các chương trình, dự án khác trên 8000 tỷ đồng
Huy động từ cộng đồng
Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo của Chính phủ đã đi vào hoạt động và đạt đ−ợc nhiều kết quả:
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
Trong hai năm 1999-2000 đã đầu t− bằng nguồn vốn 3000 tỷ đồng để hỗ trợ cho 6500 công trình cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, bình quân mỗi xã
được xây dựng 2,5 công trình. Ngoài ra, các địa phương còn huy động được trên 17 triệu ngày công lao động của nhân dân tham gia xây dựng các công trình, huy động đóng góp bằng tiền và hiện vật trong nhân dân với trị giá hàng
chục tỷ đồng. Đến năm 2001, cả nước đã có trên 5000 công trình hoàn thành
đ−ợc đ−a vào sử dụng.(9) Dự án tín dụng
Ngoài nguồn vốn đầu t− cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, Nhà nước đã dành sự hỗ trợ lớn đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn với số tiền trên 70 tỷ đồng và cho gần 90 000 hộ vay vốn sản xuất không phải trả lãi. Tính đến cuối năm 2000, đã cung cấp vốn tín dụng −u đãi (lãi suất thấp, không thế chấp) cho trên 5 triệu hộ nghèo với mức vốn bình quân 1,85 triệu đồng/hộ, góp phần giảm 700 000 hộ nghèo trong hai năm 1999- 2000.(10)
Dự án định canh, định c−, di dân xây dựng kinh tế mới
Công tác định canh, định c−, di dân xây dựng kinh tế mới đ−ợc Đảng, Nhà n−ớc quan tâm đầu t− và hỗ trợ kinh phí. Trong các năm gần đây ngân sách Trung −ơng đã cấp trên 500 tỷ đồng để sắp xếp ổn định cho cuộc sống của 118000 hộ định canh, đinh c−; 38.925 hộ di dân xây dựng vùng kinh tế míi; 25.543 hé di d©n tù do.(11)
Dự án h−ớng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ng−
Kinh phí thực hiện 25 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung −ơng đầu t−
trực tiếp cho chương trình 17 tỷ đồng, hướng dẫn trên 2 triệu lượt người nghèo tổ chức sản xuất, xây dựng trên 400 mô hình về lúa, ngô lai. đậu t−ơng...cho năng suất cao đã được người nghèo áp dụng vào sản xuất. Riêng năm 1999 đã
xây dựng đ−ợc 150 mô hình trình diễn kỹ thuật; 24 ngàn lớp khuyến nông h−ớng dẫn 854.000 l−ợt ng−ời nghèo cách làm ăn.(12)
Dự án hỗ trợ ng−ời nghèo về y tế
Các địa phương trong cả nước đã mua và cấp trên 1,2 triệu thẻ bảo hiểm y tế cho đối t−ợng quá nghèo; đồng thời cấp thẻ hoặc giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí cho khoảng 3 triệu ng−ời; thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho khoảng 2 triệu l−ợt ng−ời. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 170 tỷ
đồng từ nguồn chi bảo đảm xã hội của các địa phương và kinh phí của ngành y tế. Bên cạnh hai hình thức cấp giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí cho
người nghèo và mua thẻ bảo hiểm y tế, các địa phương còn mở các phòng khám miễn phí, bệnh viện miễn phí dành cho người nghèo, tổ chức đội khám bệnh di động phục vụ người nghèo. Người nghèo còn được hưởng các chương trình khác nh−: ch−ơng trình phòng chống bệnh b−ớu cổ, thanh toán bệnh lao, chăm sóc sức khoẻ ban đầu...hàng năm có hàng triệu ng−ời nghèo đ−ợc khám chữa bệnh theo các hình thức và các ch−ơng trình này.
Dự án hỗ trợ ng−ời nghèo về giáo dục
Thông qua dự án đã đ−ợc thực hiện, giảm học phí cho hơn 1,3 triệu người nghèo, miễn giảm các khoản đóng góp khác cho trên 1 triệu học sinh nghèo, đồng thời đã cấp sách giáo khoa cho gần 1,4 triệu học sinh nghèo với kinh phí thực hiện 172 tỷ đồng. Bên cạnh đó, học sinh con em hộ nghèo và ng−ời nghèo còn đ−ợc h−ởng các chính sách hỗ trợ từ các ch−ơng tình khác:
chương trình xoá mù, chương trình phổ cập giáo dục...hàng năm đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên con hộ đói nghèo học giỏi được hưởng học bổng khuyến khích và trợ cấp xã hội theo quy định chung của Nhà nước.
Với những kết quả nh− vậy, Việt Nam đã đ−ợc cộng đồng quốc tế đánh giá là một quốc gia giảm tỷ lệ nghèo đói nhanh nhất nh− lời nhận định của
ông Edourd Wattez, trưởng đại diện UNDP ở Việt Nam “Việt Nam đã đạt
đ−ợc nhiều tiến bộ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá trong những năm qua, cụ thể là các chỉ số giáo dục, tuổi thọ của Việt Nam cao, tỷ lệ tử vong ở trẻ em thấp và những điều này là một thành tựu đáng kể của Việt nam. Trong những năm qua, Việt Nam đ−ợc thế giới chú ý đến bởi những thành tựu xoá đói, giảm nghèo, tập trung và nâng cao mức sống của ng−ời dân”(13)
Hạn chế của việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo:
Thành quả xoá đói giảm nghèo đã đạt đ−ợc còn thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Nguy cơ dễ bị tổn th−ơng của ng−ời nghèo tr−ớc rủi ro của cuộc sống (ốm đau, thiên tai, mất mùa, biến động thị trường, môi trường ô nhiễm...) còn lớn. Hệ thống an sinh xã hội ch−a phát huy tác dụng ở vùng nông thôn, vùng sau, vùng xa. ở những khu vực này, cơ sở hạ tầng quá yếu, trình độ dân trí thấp, công tác chỉ đạo và nguồn lực dành cho những vùng này
Đặc biệt n−ớc ta nằm trong vùng th−ờng xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt và gần 80% người nghèo sống bằng nghề nông nên nguy cơ tái nghèo đói còn cao.
Mặt khác, có không ít hộ tuy không thuộc diện nghèo đói nh−ng mức thu nhập không ổn định vì nằm giáp ranh chuẩn nghèo đói cũng có nguy cơ rơi vào tình trạng đói nghèo.
Một hạn chế cần khắc phục, đó là bệnh thành tích. Một số địa phương chưa gắn việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo với quá trình quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương nên hiệu quả xoá đói giảm nghèo ch−a cao. Nhiều nơi chạy theo bệnh thành tích, chỉ chú ý đến số l−ợng mà ít chú ý đến chất l−ợng và tính bền vững của xoá đói giảm nghèo, trên thực tế số hộ đã thoát nghèo nh−ng cuộc sống vẫn khó khăn.